Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Bài tập giúp phụ nữ mang thai tránh bị ốm nghén hiệu quả

21:20 | 03/04/2017
397 lượt xem

Những bài tập giúp phụ nữ mang thai tránh bị ốm nghén dưới đây không chỉ giúp chị em thoải mái ăn uống trong 3 tháng đầu mà còn làm giảm nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường và cao huyết áp trong thai kỳ - theo khuyến cáo của tổ chức America Pregnancy Association – Hiệp hội mang thai Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, bạn có thể có một số lo ngại về cường độ tập luyện khi mang thai, hay lo lắng về việc tập luyện những gì khi bạn là một phụ nữ mang thai. Đừng lo lắng, có rất nhiều lựa chọn tập luyện phù hợp trong thai kỳ, dưới đây là các bài tập giúp phụ nữ mang thai tránh bị ốm nghén an toàn và hiệu quả đã được ghi nhận bởi hiệp hội có thai Hoa Kỳ - America Pregnancy Association.
 

1. Đi bộ nhẹ nhàng


Đi bộ nhẹ nhàng ít nhất 30 phút vào buổi sáng/tối giúp giảm tình trạng ốm nghén với triệu chứng ợ nóng và buồn nôn. Nngoài ra đi bộ làm cho tâm trạng tốt hơn do lượng hormon progesteron trong cơ thể bị giảm bớt đi, và còn làm cho thai nhi có cảm giác thích thú và thoải mái hơn. Đây là một lựa chọn dễ dàng mà mọi phụ nữ mang thai có thể thực hiện đặc biệt với các bà bầu không tập thể dục thường xuyên trước khi mang thai. Bạn có thể đi bộ xung quanh nhà, hay ngoài công viên, không những được tận hưởng bầu không khí trong lành và ánh nắng mặt trời, biết đâu bạn lại có thêm một người bạn mới. 


Chỉ cẩn tránh những con đường mòn, trơn trượt, tốt nhất là đường nhựa, bê tông và thêm một đôi giày tốt là bạn đã có thể thực hiện được điều đó rồi!  
 

2. Tập Yoga


5 tư thế yoga sau giúp giảm ốm nghén:

- Tư thế chó úp mặt (Adho Mukkha Swastikasana): cải thiện và đẩy lùi những cơn buồn nôn
Thực hiện:
  • Đặt 1 cái ghế trước mặt. Ngồi bắt chéo chân trên sàn, lưng uốn cong về phía trước tạo góc 450 với chân.
  • Đặt tay lên ghế trước mặt.
  • Cũng có thể uốn cong cơ thể cho đến khi trán chạm mặt đất và tay duỗi thẳng về phía trước.
  • Nhắm mắt lại và duy trì tư thế này trong vài phút

- Tư thế đặt chân lên tường (Viparita Karani): không chỉ giúp giảm cảm giác buồn nôn mà còn giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, rất thích hợp cho mẹ bầu bị chuột rút hay phù nề.
Thực hiện:
  • Đặt một tấm thảm trên sàn sát chân tường. 
  • Ngả lưng trên thảm và dần dần nâng chân lên cao.
  • Giữ 2 chân thật thẳng, toàn bộ cơ thể tạo thành hình chữ L. Có thể chống chân vô tường để giữ chân được lâu trên cao.
  • Cánh tay duỗi ra phía sau đầu vuông góc với cẳng tay. 
  • Giữ nguyên tư thể này trong khoảng 5-10 phút.
- Tư thế con bướm (Baddha Konasana): Bài tập này ngoài công dụng giúp giảm ốm nghén, nó còn giúp các bà mẹ giảm đau lưng. Sẽ dễ dàng chuyển dạ và sinh con nếu các mẹ bầu thường xuyên tập bài tập này trong 3 tháng cuối thai kỳ
 

 
Thực hiện:
  • Ngồi trên tấm thảm kê trên sàn, lưng thẳng, dần dần chụm 2 chân lại và 2 lòng bàn chân đôí diện nhau ép sát vào xương chậu.
  • Ép 2 đầu gót xuống thảm và dùng 2 bàn tay để giữ 2 gót chân.
  • Duy trì tư thế này trong khoảng 3 phút sau đó ngồi thẳng chân thả lỏng.

- Tư thế anh hùng nằm (Supta Virasana): Bài tập này giúp giảm buồn nôn do làm tăng trương lực cơ hoành, nâng cơ hoành lên khỏi gan và dạ dày
Thực hiện:
  • Quỳ xuống sàn, đặt mông giữa gót chân.
  • Ngả thân về phía sau đến khi lưng và đầu chạm đến sàn nhà.
  • Duy trì tư thế này khoảng 5-8 phút.
  • Nếu khó chịu, có thể kê đầu lên một chiếc gối mềm.
- Bài tập hít thở sâu: Cảm giác buồn nôn sẽ được thổi bay nhờ toàn bộ phần lực được dồn lên trên cơ bụng và cơ hoành.
Thực hiện:
  • Ngồi bắt chéo chân trên sàn nhà, nhắm mắt lại.
  • Từ từ hít vào, giữ hơi thở trong khoảng 15s rồi từ từ thở ra.
  • Lặp lại bài tập trong khoảng 5-10 phút hoặc lâu hơn. 

 
Bất cứ khi nào cảm thẩy buồn nôn, các bà bầu nên cố gắng hít thở thật sâu rồi dùng tay bịt mũi bên phải và tiếp tục thở nhẹ nhàng, sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn. 

Các mẹ bầu có thể tự tìm hiểu các video hướng dẫn tập yoga tại nhà, hoặc đăng ký ở các lớp tập yoga cho phụ nữ mang thai. 

Bên cạnh những bài tập giúp phụ nữ mang thai tránh bị ốm nghén, còn nhiều lựa chọn tập thể dục cho bà bầu với nhiều lợi ích khác như:
  • Bài tập xe đạp trong phòng tập giúp giảm nguy cơ té ngã do tăng trọng lượng cơ thể.
  • Bơi lội giúp cho cơ thể săn chắc, là một bài tập tim mạch an toàn cho phụ nữ có thai.
  • Bài tập Kegel giúp tăng trương lực cơ sàn chậu làm cho việc sinh dễ dàng hơn, giảm thiểu các vấn đề thường gặp trong thai kỳ như rò rỉ bàng quang, bệnh trĩ.
Cùng một chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng, hãy cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày để thổi bay ốm nghén trong 3 tháng đầu.

Hi vọng rằng, với bài tập giúp phụ nữ mang thai tránh bị ốm nghén, các mẹ bầu của chúng ta sẽ được tận hưởng một khoảng thời gian thật dễ chịu và luôn vui vẻ nhé! 
Tổng hợp 24 dấu hiệu mang thai 1 tuần đầu dễ thấy nhất cho mẹ

Tổng hợp 24 dấu hiệu mang thai 1 tuần đầu dễ thấy nhất cho mẹ

Dấu hiệu mang thai tuần 1 thường bị nhầm với những biểu hiện mệt mỏi thông ...
Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có sao không?

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có sao không?

Mang thai tuần đầu các mẹ nên được chăm sóc đặc biệt, nếu xuất hiện những ...
Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

 Bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn con mình sinh ra được đủ ngày, đủ tháng ...
Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Sinh sớm hay muộn có sao không?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Sinh sớm hay muộn có sao không?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh là thắc mắc thường gặp ở các ...
Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Mẹ bầu gặp những nguy hiểm gì?

Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Mẹ bầu gặp những nguy hiểm gì?

Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Nếu mẹ bầu mang thai lần 3 ...
Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Bật mí TOP 9 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Bật mí TOP 9 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mẹ cần ...
Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ

Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ

Thai 8 tuần tuổi chỉ có kích thước tương đương quả mâm xôi. Bé bắt đầu ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Lưu ý cho mẹ
27/03/2025
411 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Lưu ý cho mẹ

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không luôn là câu hỏi được rất nhiều gia đình quan tâm, đặc ...
Tất tần tật thông tin về chồng nghén hộ vợ không thể bỏ qua
27/03/2025
3 lượt xem

Tất tần tật thông tin về chồng nghén hộ vợ không thể bỏ qua

Khi biết mình sắp làm bố, đa số người đàn ông đều thấy rất hạnh phúc xen lẫn với cảm xúc ...
Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo mẹ có biết?
22/03/2025
17 lượt xem

Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo mẹ có biết?

Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không, luôn là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang trong ...
Que thử thai 1 vạch là có thai hay không có thai
22/03/2025
11 lượt xem

Que thử thai 1 vạch là có thai hay không có thai

Dùng que thử là một trong những cách để chị em xác định có thai hay không sau khi quan hệ ...
1001 các kiểu nghén khi mang thai
21/03/2025
22 lượt xem

1001 các kiểu nghén khi mang thai

Nghén khi mang thai là hiện tượng thông thường mà bất cứ mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải. Sẵn sàng ...
Trẻ sinh non 33 tuần và những vấn đề cần biết
21/03/2025
19 lượt xem

Trẻ sinh non 33 tuần và những vấn đề cần biết

Trẻ sinh non 33 tuần phải làm sao? Sinh non 33 tuần có nuôi được không và làm thế nào để ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure