0
Đang mang thai

Cảnh báo những dấu hiệu nguy hiểm mà phụ nữ mang thai phải gặp bác sĩ ngay

07:35 | 21/12/2016
425 lượt xem

Những dấu hiệu nguy hiểm mà phụ nữ mang thai phải gặp bác sĩ ngay đôi khi lại có thể bị nhầm lẫn với những thay đổi sinh lý của chị em trong thai kỳ, điều này thực sự nguy hiểm nếu như những dấu hiệu đó là bất thường và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

1. Chảy máu khi mang thai

Chảy máu âm đạo trong thai kỳ có thể xảy ra thường xuyên trong 3 tháng đầu. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 20-30% phụ nữ mang thai bị chảy máu trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên đó có thể chỉ là một dấu hiệu bình thường của việc thụ thai do phôi đang bám vào tử cung. Triệu chứng chảy máu giống như kinh nguyệt, thông thường máu ra rất ít và kéo dài vài giờ đến vài ngày. 


Chảy máu trong thai kỳ là bất thường khi đi kèm với một số triệu chứng khác gồm:
  • Sảy thai: kèm cảm giác đau quặn ở bụng dưới và một dải máu đặc trôi qua âm đạo.
  • Mang thai ngoài tử cung (phôi nằm ngoài tử cung và thường là ở ống dẫn trứng): kèm đau bụng quặc hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới và choáng váng, chóng mặt.
  • Chửa trứng (rất hiếm gặp, một mô bất thường lớn lên trong tử cung, không phải là một thai nhi): kèm triệu chứng buồn nôn, ói mửa và tử cung to lên nhanh chóng.
Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm trên.
 

2. Đi tiểu nhiều kèm cảm giác đau buốt

Phụ nữ mang thai thường đi tiểu nhiều hơn do tăng chất dịch trong cơ thể và sự chèn ép của tử cung lên bàng quang. 

Tuy nhiên nếu có kèm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới thì cần đến bác sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng bàng quang. Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến sinh non, bé sinh ra có cân nặng thấp.


Hoặc có kèm sốt, buồn nôn, ra mồ hôi và ớn lạnh, đau ở lưng dưới, 2 bên dưới khung xương sườn trên xương chậu, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Những dấu hiệu bất thường này có thể gây ra các biến chứng, do đó hãy đến gặp bác sĩ ngay.
 

3. Sưng phù mặt, chân, tay

Đó có thể là một hiện tượng bình thường do sự giữ nước của cơ thể khi mang thai. Tuy nhiên nếu có kèm các triệu chứng như nhức đầu nặng, chóng mặt, đau bụng trên – thường ở dưới xương sườn bên phải, buồn nôn, ói mửa, giảm lượng nước tiểu. Đó là những dấu hiệu của tiền sản giật hay cao huyết áp thai kỳ rất nguy hiểm. Hãy đến khám bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng trên.
 

4. Cúm

Trong khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể bị yếu đi dẫn đến bạn dễ bị cúm hơn. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai bị cúm làm tăng khả năng bị sảy thai, sinh non, cân nặng của trẻ thấp. Vì thế khi mang thai, các mẹ nhớ phòng ngừa cúm bằng cách: thường xuyên rửa tay, thói quen ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tránh xa những người bị cúm. Ngoài ra tiêm phòng bệnh cúm đã được chứng minh là an toàn cho cả mẹ và thai nhi, tốt nhất nên tiêm chủng phòng ngừa sớm trong mùa Cúm. 


Nếu bạn có các triệu chứng của Cúm trong thời gian mang thai, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị ngay lập tức, bao gồm:
  • Đau đầu, sổ mũi
  • Viêm họng, khó thở
  • Ói mửa nghiêm trọng/liên tục
  • Sốt cao không hạ
  • Đột ngột chóng mặt
  • Giảm hoặc không có chuyển động của thai nhi.

5. Nôn, ói nhiều hơn bình thường

Ốm nghén có thể gặp ở khoảng 80% phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên nếu bạn bị nôn ói nhiều, đôi khi lại có thể là dấu hiệu bất thường dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, mất nước. Điều này làm tăng nguy cơ sinh non/dị tật thai nhi. Hãy đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị.
 

6. Xuất hiện nhiều cơn co thắt

Những cơn co thắt thường xuất hiện trong 3 tháng cuối của thai kỳ, được gọi là Braxton-Hicks, là cơn co tử cung yếu để cơ thể chuẩn bị cho việc sinh nở. Tuy nhiên nếu chúng mạnh và xuất hiện với tần suất cao hơn hãy liên lạc với bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của sinh non.
 

7. Giảm vận động thai nhi

Nếu bé yêu của bạn vốn đang rất hiếu động bỗng trở nên ít cử động hơn hẳn, đó có thể là do bé không được cung cấp đủ O2 và dinh dưỡng từ nhau thai.


Để xác định điều đó bạn có thể uống chút nước trái cây (đường huyết trong máu sẽ thúc đẩy bé hiếu động hơn), sau đó nằm nghiêng sang trái để kiểm tra xem bé có đang cử động hay không. Hoặc có thể đếm số cử động của bé, thông thường phải đếm được 10 cú đá trong vòng 2h, nếu ít hơn nên đến bác sĩ để được kiểm tra rõ.
 

8. Tăng tiết dịch âm đạo

Nếu sau khoảng tuần thứ 37, dịch âm đạo tiết ra nhiều là dấu hiệu của vỡ ối và bạn sắp sinh. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra trước tuần 37, dịch âm đạo tiết ra nhiều, liên tục có kèm chất nhày hay chảy máu hoặc thêm triệu chứng co thắt, đó có thể là dấu hiệu của việc sinh non.

Hi vọng rằng những kiến thức trên sẽ giúp các mẹ bầu của chúng ta hiểu rõ hơn về cơ thể của mình khi mang thai để kịp thời phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm mà phụ nữ mang thai phải gặp bác sĩ ngay.

Chúc các mẹ có một thai kỳ thật an toàn và khỏe mạnh!
Hướng dẫn bà bầu uống canxi đúng cách, không gây dư thừa

Hướng dẫn bà bầu uống canxi đúng cách, không gây dư thừa

Việc thực hiện uống canxi đúng cách rất quan trọng đặc biệt đối với bà bầu. ...
Mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời là có, ...
Nghén lạnh là trai hay gái? Giải mã thực hư theo khoa học và dân gian

Nghén lạnh là trai hay gái? Giải mã thực hư theo khoa học và dân gian

Nghén lạnh là trai hay gái? Theo dân gian, nghén lạnh là dấu hiệu mang thai ...
Mẹ bầu thèm ngọt 3 tháng cuối cảnh báo nguy cơ không thể bỏ qua

Mẹ bầu thèm ngọt 3 tháng cuối cảnh báo nguy cơ không thể bỏ qua

Mẹ bầu thèm ngọt 3 tháng cuối là hiện tượng khá thường gặp ở mẹ bầu ...
Bầu 35 tuần đau bụng râm râm nguyên nhân và cách xử lý

Bầu 35 tuần đau bụng râm râm nguyên nhân và cách xử lý

Mẹ bầu 35 tuần đau bụng râm râm có sao không? Nguyên nhân gây bụng mẹ ...
Chiều dài xương đùi của thai nhi 35 tuần là bao nhiêu?

Chiều dài xương đùi của thai nhi 35 tuần là bao nhiêu?

Chiều dài xương đùi của thai nhi 35 tuần là chỉ số mẹ ỏng cần quan ...
Dây rốn quấn cổ 2 vòng tuần 35 nguy cơ tiềm ẩn mẹ cần phải biết

Dây rốn quấn cổ 2 vòng tuần 35 nguy cơ tiềm ẩn mẹ cần phải biết

Hiện tượng dây rốn quấn cổ là tình trạng khá gặp trong thai kỳ. Trong đó, ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Các tin bài khác
Bút thử thai và que thử thai cái nào chính xác hơn?
13/06/2025
11 lượt xem

Bút thử thai và que thử thai cái nào chính xác hơn?

Bút thử thai và que thử thai cái nào chính xác hơn? Theo đánh giá từ các chuyên gia, bút thử ...
Bầu tháng đầu kiêng gì? 9 loại thực phẩm mẹ cần tránh xa
13/06/2025
626 lượt xem

Bầu tháng đầu kiêng gì? 9 loại thực phẩm mẹ cần tránh xa

Bầu tháng đầu kiêng gì để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi? Theo khuyến cáo, mẹ nên tránh ...
Hướng dẫn uống sắt đúng cách cho mẹ bầu và lưu ý quan trọng
13/06/2025
492 lượt xem

Hướng dẫn uống sắt đúng cách cho mẹ bầu và lưu ý quan trọng

Uống sắt đúng cách là yếu tố then chốt giúp mẹ bầu hấp thu tối đa dưỡng chất quan trọng này. ...
Nghén ngủ xuất hiện khi nào? Giải mã lý do mẹ luôn buồn ngủ
13/06/2025
9 lượt xem

Nghén ngủ xuất hiện khi nào? Giải mã lý do mẹ luôn buồn ngủ

Nghén ngủ xuất hiện khi nào? Theo các chuyên gia, nghén ngủ xuất hiện trong thời gian mang thai 3 tháng ...
Bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không? Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu
13/06/2025
10 lượt xem

Bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không? Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu

Bà bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không? Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu ở tam cá nguyệt ...
Mới có thai uống nước ép thơm được không? Mẹ có biết?
12/06/2025
18 lượt xem

Mới có thai uống nước ép thơm được không? Mẹ có biết?

Mới có thai uống nước ép thơm được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chị em mới mang thai hoàn ...
Đăng ký tư vấn

Nhận tư vấn miễn phí