Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Dấu hiệu sinh non mẹ bầu cần biết và cách phòng ngừa

09:00 | 24/09/2024
103 lượt xem
Sinh non là một trong các tai biến sản khoa nguy hiểm. Điều này có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh mạng của mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu nên tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu sinh non để giúp sinh nở an toàn.
Sinh non và những điều mẹ cần biết
Sinh non và những điều mẹ cần biết

1. Sinh non là gì?

Sinh non là tình trạng khi trẻ được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Có khoảng 70% các ca sinh non được xảy ra một cách tự nhiên, 30% các ca sinh non còn lại có thể do những các quyết định y khoa hoặc kết quả của các bệnh lý trên người mẹ hoặc thai nhi  như: tiền sản giật, nhau thai tiền đạo, thai chậm phát triển trong tử cung,…

Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật về thần kinh và tử vong cho trẻ sơ sinh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non gồm: tiền sử sinh non trước đó, nhiễm trùng đường sinh dục, chảy máu âm đạo, mang đa thai, chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp,…

Trường hợp sinh non được chia làm 3 nhóm gồm: sinh cực non, sinh non và sinh non muộn. Trong đó sinh cực non là khi trẻ được sinh ra trước tuần thai thứ 26. Sinh non là khi bé được sinh ra trong khoảng tuần thai từ 32 đến 35 và sinh non muộn là khi bé được sinh trong khoảng từ tuần 36 đến 37 của thai kỳ.

2. Các dấu hiệu sinh non

Mẹ bầu nên theo dõi sức khỏe để phát hiện kịp thời các dấu hiệu sinh non để giảm thiểu nguy cơ biến chứng không mong muốn.

Các dấu hiệu sinh non
Mẹ nên hiểu rõ các dấu hiệu sinh non để phòng tránh kịp thời

Nếu có một trong các dấu hiệu dưới đây, mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ, đến bệnh viện gần nhất để có các phương pháp điều trị, can thiệp kịp thời:

- Dấu hiệu đau lưng phần dưới theo cơn hoặc liên tục và mãi vẫn không có dấu hiệu đỡ dù mẹ đã giảm đau bằng nhiều cách.

- Tử cung xuất hiện những cơn gò, lặp lại liên tục 10 phút một lần và ngày càng dữ dội, đau trầm trọng hơn.

- Bụng dưới bị đau quặn không rõ nguyên nhân.

- Âm đạo tiết dịch màu hồng, ra máu hoặc dịch nhầy cổ tử cung cũng là biểu hiện của sinh non.

- Mẹ gặp các triệu chứng tương tự như triệu chứng cảm cúm: tiêu chảy, ói mửa và ngày càng nghiêm trọng. Nếu tình trạng này kéo dài trong nửa ngày thì cần phải gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kỹ lưỡng và có phương pháp xử lý kịp thời.

- Khung xương chậu và âm đạo gặp những vấn đề áp lực, khiến mẹ bầu có cảm giác nặng nề, mệt mỏi.

- Có tình trạng chảy máu âm đạo ít hoặc nhiều.

- Có hiện tượng rò rỉ nước ối hoặc vỡ nước ối.

Dấu hiệu sinh non tuần 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30: Việc nghén lại khi thai ở ngoài 20 tuần với những lần buồn nôn, mệt mỏi thực ra chính là dấu hiệu đẻ non mà mẹ bầu nên để ý. Ngoài ra, nhiều mẹ bầu xuất hiện những cơn gò và phần bụng phía dưới, nếu thấy vùng kín của mình ra nhiều dịch âm đạo có màu đỏ hồng hoặc chất nhầy dính đặc thì đó cũng là dấu hiệu đẻ sớm.

Dấu hiệu sinh non tuần thứ 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40: Có 4 cơn gò trong 20 phút hay 8 cơn gò kéo dài trong 60 phút. Có sự thay đổi ở cổ tử cung được nhận định ở nhiều lần khám liên tiếp. Cổ tử cung mở từ 2 cm trở lên. Vỡ ối và có các triệu chứng liên tục buồn nôn, ói mửa kéo dài hơn khoảng 8 giờ,... 

Ngoài ra còn có các dấu hiệu sinh sớm ở các tuần này như: đau thắt lưng, trì nặng bụng, chuột rút, ra nhớt hồng hoặc dịch nhầy cổ tử cung, đau quặn ruột có thể kèm tiêu chảy,…

3. Cách phòng ngừa sinh non mẹ bầu cần biết

Mẹ bầu có thể thực hiện các bước quan trọng để giúp giảm nguy cơ sinh non nói riêng và cải thiện sức khỏe nói chung như:

Trước khi có thai

Điều cần thiết để chuẩn bị làm mẹ chính là chuẩn bị đầy đủ về những kiến thức sinh sản để tránh phải can thiệp nhiều vào tử cung. Bên cạnh đó, chế độ hỗ trợ dinh dưỡng tốt là việc rất quan trọng. Tuy nhiên, mẹ không nên bồi bổ cơ thể mình quá mức gây tăng cân nhiều trước khi mang thai, vì việc này có thể dẫn tới nguy cơ mắc tiểu đường, cao huyết áp trong thai kỳ dẫn đến những nguy cơ không lường trước được cho cả mẹ và bé. Ngoài ra việc tiêm phòng, có lối sống lành mạnh, chế độ luyện tập thể dục thể thao,... cũng rất cần thiết.

Khi có thai

Trong thời gian mang thai mẹ bầu không nên hút thuốc lá, cung cấp dinh dưỡng và bổ sung vitamin đầy đủ cho cơ thể, tránh stress, khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Nên chú ý khi di chuyển và vận động, tránh tối đa các va chạm mạnh, hạn chế ăn các thực phẩm có thể khiến bong rau.

Thực phẩm mẹ bầu nên tránh ăn để phòng ngừa sinh non
Thực phẩm mẹ bầu nên tránh ăn để phòng ngừa sinh non

Tập thể dục nhẹ không có hại, tuy nhiên cần tránh sự luyện tập quá sức trong lúc mang thai, nhất là ở những mẹ bầu có nguy cơ cao.

Đối với những mẹ bầu có nguy cơ sinh non cần phải kiêng giao hợp vì cơn gò tử cung thường xuất hiện sau khoái cảm sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Khi có khí hư âm đạo cần phải khám và điều trị kịp thời vì đây có thể là nguyên nhân của sinh non và vỡ ối sớm.

Kiểm soát các bệnh mãn tính: mẹ bầu bị huyết áp cao hoặc tiểu đường có thể gây sinh non do đó mẹ nên gặp bác sĩ để có những phương án hạn chế những rủi ro do bệnh tật.

Bổ sung progesterone

Mẹ bầu có tiền sử sinh non, cổ tử cung ngắn hoặc cả hai yếu tố trên có thể làm giảm nguy cơ sinh non khi bổ sung progesterone.

Khâu cổ tử cung

Đây là một thủ thuật ngoại khoa được thực hiện khi mang thai ở những mẹ bầu có cổ tử cung ngắn hoặc tiền sử cổ tử cung ngắn dẫn đến sinh non.

Trên đây là những dấu hiệu sinh non mẹ bầu cần biết cũng như cách phòng tránh. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn hơn.

Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu ăn gì để thai to, con đủ chất trong suốt thai kỳ? Theo các ...
Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì luôn là câu hỏi được nhiều chị em mang thai ...
Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết

Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh mắc phải ở mẹ bầu do rối loạn chuyển ...
Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Nguyên nhân dư ối có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, từ mẹ ...
Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Nước ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, ...
Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp
30/11/2024
20 lượt xem

Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp

Không có máu báo thai liệu có thai không đang là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ hiện ...
Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ
27/11/2024
31 lượt xem

Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa thường không rõ ràng và rất khó nhận biết. Điển hình nhất là hiện ...
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?
27/11/2024
29 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân luôn là chủ đề được bàn tán sôi nổi. Theo khuyến ...
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?
26/11/2024
36 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?

Trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Các bác sĩ cho biết rằng, mẹ ...
Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết
25/11/2024
38 lượt xem

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết

Rỉ ối 3 tháng đầu có thể khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, nhưng nếu nắm rõ dấu hiệu và cách ...
Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp
25/11/2024
38 lượt xem

Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thường là dấu hiệu cho thấy trứng đã thụ tinh và quá trình làm tổ bắt đầu. Vậy, ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure