Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Đẻ mổ hay đẻ thường, cái nào tốt hơn?

08:38 | 21/12/2016
809 lượt xem
Hiện nay, tỉ lệ đẻ mổ ngày càng tăng do một số quan niệm sai lầm về việc lựa chọn giờ sinh cho con. Vậy đẻ mổ hay đẻ thường, cái nào tốt hơn? Các chuyên gia sản khoa sẽ giúp phân tích được mất, ưu nhược điểm giữa đẻ mổ và đẻ thường để các gia đình có lựa chọn tốt nhất cho cả mẹ và bé. 
Theo như các số liệu thống kê cho thấy, tỉ lệ mổ lấy thai trong 40 năm trở lại đây có xu hướng tăng lên đáng kể từ 1/20 (1 trong số 20 trẻ) đến 1/3 (cứ 3 trẻ sinh ra lại có một trẻ sinh mổ). Thực trạng này đang khiến các chuyên gia lo lắng rằng mổ lấy thai đang được thực hiện quá rộng rãi. Dưới đây là phân tích cái được và mất giữa sinh thường và sinh mổ để các mẹ bầu nói riêng và các gia đình nói chung có thể đưa ra được quyết định đúng đắn trong việc đẻ mổ hay đẻ thường.
 
 

1. Sinh thường

Đây là phương pháp sinh con tự nhiên và phổ biến nhất hiện nay, có gần 75% các bà mẹ lựa chọn phương pháp này.
 Ưu điểm
     Với mẹ:
  • Không cần phải lo ngại về những tác dụng phụ của thuốc gây mê và thuốc kháng sinh khiến mẹ mất cảm giác và ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
  • Thời gian phục hồi sau sinh nhanh hơn đẻ mổ cũng như thời gian nằm viện ngắn hơn. Việc ăn uống và vận động sau sinh dễ dàng hơn, thuận lợi cho việc mẹ chăm sóc con sau sinh.
  • Ưu điểm lớn nhất của việc sinh thường phải kể đến nữa là nguồn sữa sẽ về rất nhanh do lượng hormon kích thích tiết sữa khi sinh thường cao, nhờ đó em bé nhanh chóng được hưởng nguồn sữa non quý giá. 
  • Việc sinh thường đau đớn nhưng lại rất thiêng liêng bởi đó là quá trình mẹ cùng con vượt cạn để đưa thiên thần bé nhỏ đến với cuộc sống mới.

 
   ♦ Với bé:
  • Trong quá trình sinh thường mẹ tiết ra chất endorphins – 1 loại hormon giảm đau nội sinh, qua nhau thai vào máu còn giúp tăng khả năng đề kháng và thích nghi của trẻ với môi trường bên ngoài bụng mẹ.
  • Bé sinh thường ít có nguy cơ ngạt thở, khả năng hô hấp tốt hơn so với sinh mổ do trong quá trình sinh thường sẽ kích thích nang phổi mở rộng, chất dịch trong phổi được đẩy ra ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho hô hấp tự nhiên của bé. 
  • Với sinh mổ thì nguồn sữa non của mẹ có chứa thuốc gây mê nên thường không cho trẻ bú ngay. Nhược điểm này được loại bỏ trong đẻ thường, nhờ đó trẻ được ăn sữa non từ mẹ. Điều này rất tốt cho trẻ, bởi sữa non cung cấp lượng lớn kháng thể, hỗ trợ hình thành hệ miễn dịch cho bé. Do đó, trẻ được bú sữa non sớm thường khỏe mạnh và thông minh hơn. 
  • Thêm nữa, hầu hết việc sinh con tự nhiên giúp hạn chế tối đa sự tiếp xúc với các loại máy móc và thuốc gây mê nên sẽ gây rất ít tổn hại hay tác dụng phụ cho cả mẹ và bé.
► Nhược điểm
     Với mẹ:
  • Mẹ phải trải qua quá trình chuyển dạ kéo dài và rất đau đớn đúng như các cụ ta vẫn nói đau như đau đẻ.
  • Trong sinh thường, mẹ phải rặn nên mất sức nhiều hơn đẻ mổ
  • Không an toàn trong các trường hợp như mẹ có tử cung bé, xương chậu hẹp, thể trạng yếu, …
Nhưng các mẹ bầu có dự định sinh thường chớ lo lắng quá vì có rất nhiều bài tập hay biện pháp có thể giúp cho việc chuyển dạ trở nên dễ dàng hơn như:
Các bài tập thở để giúp cơ thể thả lỏng và thư giãn đầu óc
-    Massage
-    Thay đổi vị trí ngồi, đứng
-    Ngâm mình trong bồn tắm
-    Sử dụng bóng sinh khi chuyển dạ
-    Sử dụng những chiếc khăn lạnh hoặc nóng 
-    Yoga
-    Dầu thơm, nước ấm, âm nhạc
Các mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, trên mạng hay tham gia các lớp học cho mẹ bầu trước khi sinh. 

    Với bé
Trong quá trình sinh nở, nếu xảy ra sự cố rất khó xử lý và nguy hiểm với thai nhi vì khi đó thai nhi đã tụt xuống cổ tử cung.
 

2. Sinh mổ

Theo các chuyên gia khoa sản, các mẹ bầu chỉ nên đẻ mổ trong những trường hợp có các vấn đề có tính chất y tế như: thai không thuận, nhau tiền đạo, … hay mẹ mắc các bệnh cao huyết áp hoặc các vấn đề khác, …
 
Tuy nhiên hiện nay một số bà mẹ/gia đình lại lựa chọn phương án đẻ mổ với lí do muốn con sinh vào giờ đẹp, ngày đẹp, hợp với tuổi bố mẹ, … thậm chí có những can thiệp khi đứa trẻ chưa đủ 37 tuần tuổi mà không cân nhắc đến những rủi ro cho cả mẹ và bé. 

► Ưu điểm
    Với mẹ
  • Phù hợp trong những trường hợp không thể sinh được bằng sinh thường có liên quan đến các vấn đề về y tế
  • Mẹ bầu không mất sức do không phải chịu đựng cơn đau đẻ 
  • Diễn ra nhanh chóng, chỉ khoảng 30 phút trên bàn sinh mẹ đã biết mặt con so với đau đẻ có thể kéo dài 2-3 ngày.
    Với bé
An toàn hơn cho bé do dễ khắc phục khi có sự cố xảy ra vì mổ đẻ có thể lấy thai nhi ra khỏi cơ thể mẹ rất nhanh chóng.

► Nhược điểm
    Với mẹ
  • Phải dùng thuốc gây mê có thể gây ra các tác dụng phụ khác như tụt huyết áp, gây tổn thương và hạn chế khả năng co thắt của tử cung.
  • Mất nhiều máu hơn sinh thường, kéo dài thời gian hồi phục của tử cung và sức khỏe của mẹ.
  • Có nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ, vết mổ không lành, ngứa, nhức.
  • Có thể để lại di chứng như tử cung bị mẩn đỏ, dễ dẫn đến dính ruột, viêm bàng quang, một số trường hợp hiếm gặp có thể gây vỡ tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của cả mẹ và bé.
  • Đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ do các hormon kích thích tiết sữa giải phóng không nhiều bằng sinh thường khiến sữa lâu về hơn.
  • Với sản phụ sinh mổ, muốn có thai lần nữa cần chờ ít nhất 2 năm, khoảng cách tốt nhất là 5 năm và lần mang thai thứ 2 cũng thường sinh mổ.
    Với bé
  • Trẻ sinh mổ thiếu lực ép cần thiết của đường sinh sản nên dễ phát sinh hội chứng trụy hô hấp, xuất huyết nội, viêm phổi.
  • Khả năng miễn dịch của trẻ đẻ mổ thường kém hơn so với đẻ thường.
  • Không được hưởng nguồn sữa non từ mẹ, do có thể có thuốc gây mê trong sữa non hoặc mẹ chậm tiết sữa.

3. Lời khuyên và cảnh báo

Sau khi so sánh những cái được và mất của hai phương pháp sinh thường và sinh mổ, có thể thấy việc sinh thường vẫn có những ưu điểm vượt trội so với sinh mổ. Các chuyên gia cũng khuyên rằng trừ trường hợp bắt buộc phải đẻ mổ thì các chị em nên cố gắng sinh thường là tốt nhất.

Các mẹ bầu nên kiểm tra thai định kỳ để được bác sĩ tư vấn về lựa chọn phương án sinh nở. 


 Trừ trường hợp bắt buộc phải đẻ mổ thì các chị em nên cố gắng sinh thường là tốt nhất

Trong một số trường hợp có gặp các vấn đề về y tế nhưng ở thể nhẹ, các mẹ bầu vẫn có thể sinh thường nếu có sự đồng ý của bác sĩ. Hoặc các mẹ vẫn có thể trải nghiệm vượt cạn cùng bé với một hướng đi mới trong sản khoa là ‘sinh mổ chậm’.
 

4. Hướng đi mới sinh mổ ‘chậm’

Sinh mổ ‘chậm’ là rạch một vết vào dạ con để đầu đứa trẻ lộ ra sau đó đứa trẻ sẽ thoát ra ngoài giống như sinh tự nhiên.

Đây là một thủ thuật mới trong lĩnh vực sản khoa áp dụng cho những phụ nữ không sinh được theo phương pháp tự nhiên, có ưu điểm khắc phục được sự cố về hô hấp của trẻ sơ sinh, giảm một số biến chứng sau sinh, làm tăng mối quan hệ mẫu tử như sinh thường. Phương pháp này có thể áp dụng cho thai nhi đã được khoảng 37 tuần tuổi và đã được thử nghiệm thành công tại Bệnh viện Đại học Trung Ương London. Các mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm về hướng đi mới này để có thể chọn được phương án tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Hy vọng sau bài viết này các mẹ bầu đã tìm được đáp án cho câu hỏi ‘đẻ mổ hay đẻ thường cái nào tốt hơn’ cũng như có thêm nhiều kiến thức bổ ích về việc sinh con. Chúc các mẹ bầu luôn được mẹ tròn con vuông!
Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

 Bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn con mình sinh ra được đủ ngày, đủ tháng ...
Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Sinh sớm hay muộn có sao không?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Sinh sớm hay muộn có sao không?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh là thắc mắc thường gặp ở các ...
Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Mẹ bầu gặp những nguy hiểm gì?

Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Mẹ bầu gặp những nguy hiểm gì?

Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Nếu mẹ bầu mang thai lần 3 ...
Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Bật mí TOP 9 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Bật mí TOP 9 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mẹ cần ...
Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ

Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ

Thai 8 tuần tuổi chỉ có kích thước tương đương quả mâm xôi. Bé bắt đầu ...
Avisure mama dùng có tốt không? Ưu nhược điểm gì? Review chi tiết cho mẹ bầu

Avisure mama dùng có tốt không? Ưu nhược điểm gì? Review chi tiết cho mẹ bầu

Dinh dưỡng thai kì rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và sức ...
Thai 9 tuần tuổi phát triển thế nào? Những lưu ý cho mẹ ở tuần này

Thai 9 tuần tuổi phát triển thế nào? Những lưu ý cho mẹ ở tuần này

Khi mang thai 9 tuần tuổi, mẹ đã bắt đầu bước sang tháng thứ ba của ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo mẹ có biết?
22/03/2025
17 lượt xem

Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo mẹ có biết?

Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không, luôn là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang trong ...
Que thử thai 1 vạch là có thai hay không có thai
22/03/2025
11 lượt xem

Que thử thai 1 vạch là có thai hay không có thai

Dùng que thử là một trong những cách để chị em xác định có thai hay không sau khi quan hệ ...
1001 các kiểu nghén khi mang thai
21/03/2025
21 lượt xem

1001 các kiểu nghén khi mang thai

Nghén khi mang thai là hiện tượng thông thường mà bất cứ mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải. Sẵn sàng ...
Trẻ sinh non 33 tuần và những vấn đề cần biết
21/03/2025
18 lượt xem

Trẻ sinh non 33 tuần và những vấn đề cần biết

Trẻ sinh non 33 tuần phải làm sao? Sinh non 33 tuần có nuôi được không và làm thế nào để ...
Đau lưng khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không?
19/03/2025
481 lượt xem

Đau lưng khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không?

Đau lưng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai. Tuy nhiên, nhiều chị em mới bầu ...
Tổng hợp 24 dấu hiệu mang thai 1 tuần đầu dễ thấy nhất cho mẹ
18/03/2025
1379 lượt xem

Tổng hợp 24 dấu hiệu mang thai 1 tuần đầu dễ thấy nhất cho mẹ

Dấu hiệu mang thai tuần 1 thường bị nhầm với những biểu hiện mệt mỏi thông thường của cơ thể, khiến ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure