Ít nước ối hay thiểu ổi là tình trạng lượng nước ối trong tử cung mẹ thấp hơn mức quy định tối thiểu, không đủ để nuôi dưỡng em bé. Cụ thể, chỉ số AFI (chỉ số nước ối) bình thường của một mẹ bầu không được nhỏ hơn 5cm, nghĩa là phải đạt mức 5-25cm. Sản phụ được cho là mắc hiện tượng thiếu nước ối (hay Oligohydramnios trong y khoa) là lúc lượng nước ối thấp hơn 5cm.
Mẹ bầu hoàn toàn có thể mắc tình trạng thiểu ối trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, đặc biệt vào tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ). Mẹ bầu ít ối sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến chính cơ thể và sức khỏe của mẹ, mà còn gây nhiều rủi ro cho thai nhi trong bụng.
Mẹ bầu bị ít nước ối khi mang thai 3 tháng đầu sẽ thường phải chịu những nguy hại lớn như: Bắt buộc chấm dứt thai kỳ vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ, sảy thai, em bé mất lưu trong bụng, sinh non hoặc thai nhi bị mắc dị tật bẩm sinh,.....
Tình trạng ít nước ối có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 4 nguyên nhân thường gặp nhất:
- Mẹ bầu bị ít nước ối là do vỡ ối, bị rò rỉ ối ra bên ngoài: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng ít ối của sản phụ.
- Mẹ từng có tiền sử bệnh lý về gan, thận, tiền sản giật, bệnh về huyết áp đều sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng hoạt động của bộ phận nhau thai. Đây là yếu tố cơ bản dẫn đến tác động tiêu cực làm giảm chức năng tái tạo nước ối trong tử cung của mẹ.
- Mẹ đã sử dụng một trong các loại thuốc sau: thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế tổng hợp, thuốc chống viêm không steroid. Thành phần của chúng đều làm giảm khả năng sản sinh nước ối.
- Mẹ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt kém khoa học, uống không đủ lượng nước cần thiết và không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Tình trạng ít nước ối xảy ra khi thai nhi xuất hiện một số vấn đề bất thường như tăng trưởng chậm, thai nhi quá ngày dự sinh, bị di tật trong bụng mẹ (đặc biệt là dị tật ở thận và bộ phận đường tiết niệu), bào thai bị nhiễm trùng,...
- Thiểu ối do các vấn đề đến từ: Nhau thai - nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu và oxy đến em bé qua dây rốn, do song thai, nhiều bào thai có chung một bánh nhau, rối loạn truyền máu ở thai đôi,...
Muốn cải thiện được tình trạng ít ối, sản phụ nên tuân thủ các đề xuất dưới đây:
- Uống đủ nước
Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung khoảng 2-2,5 lít nước vào cơ thể. Bên cạnh nước lọc, nước khoáng, mẹ có thể uống thêm các loại nước uống trái cây nguyên chất. Mẹ nạp lượng nước đủ lớn vào cơ thể sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, tuần hoàn tử cung - nhau, từ đó giúp thúc đẩy quả trình sản sinh nước ối.
- Hạn chế vận động mạnh
Thời điểm tử cung mẹ ít nước ối là lúc em bé bị thiếu chất và có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Do vậy, mẹ không nên vận động hay chạy nhảy mạnh để tránh tác động đến con.
- Nghỉ ngơi hợp lý
Phụ nữ mang thai cần có thời gian thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý. Điều này giúp mẹ đảm bảo được cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất trong hành trình mang thai đầy vất vả.
- Khám thai định kỳ
Việc khám thai đều đặn là bắt buộc nếu mẹ muốn con được sinh ra khỏe mạnh. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ nắm rõ được tình trạng phát triển của con thông qua tim thai, lượng nước ối bao quanh, cùng các chỉ số sinh học khác. Hơn nữa, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện và đưa ra biện pháp triều trị thích hợp nhất nếu em bé đang có những dấu hiệu bất thường.
- Theo dõi thai nhi mỗi ngày
Mẹ nên theo dõi nhất cử nhất động của em bé mỗi ngày, đặc biệt là khi mẹ được chẩn đoán ít nước ối trong tháng cuối. Nếu xuất hiện các tín hiệu không bình thường như bé ít đạp hơn, cử động yếu,...mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra và làm rõ tình hình.
- Truyền dịch ối:
Đây là phương pháp khắc phục tình trạng ít nước ối ngắn hạn. Việc truyền dịch ối sẽ giúp cung cấp lượng nước ối tạm thời nhằm duy trì và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Biện pháp này không thích hợp với thai nhi quá non và ít tuần tuổi.
Hiện tượng ít nước ối tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hại cho mẹ và bé. Cấp thiết, mẹ bầu cần trang bị đẩy đủ kiến thức và các thông tin xoay quanh vấn đề ít nước ối để có những phản ứng kịp thời. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh trên hành trình mang thai con yêu thiêng liêng nhưng đầy khó khăn.
Tìm hiểu thêm:
3 Dấu hiệu thiếu ối điển hình
Thiếu ối có nguy hiểm không?