Mang thai tháng đầu mẹ bầu cần chú ý những gì để thai khoẻ mạnh và phát triển tốt. Tất tần tật các vấn đề liên quan đến thai kỳ cho mẹ bầu mới có thai 1 tháng đầu tiên sẽ có trong bài đăng dưới đây. Mời quý độc giả cùng theo dõi ngay nhé.
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết mình đã mang thai:
- Trễ kinh nguyệt: Nếu chu kỳ kinh nguyệt đã trễ quá 10 ngày trở lên thì rất có thể mẹ đã mang thai. Đây là một trong những dấu hiệu tiêu biểu nhất của chị em phụ nữ.
- Buồn nôn hoặc nôn: Ốm nghén có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, kể cả ban đêm. Tình trạng này thường bắt đầu khoảng 1 hoặc 2 tháng sau khi “dính bầu”.
- Tăng đi tiểu: Lượng máu trong cơ thể tăng lên khi mang thai, khiến thận xử lý thêm nhiều chất lỏng dồn vào bàng quang.
- Mệt mỏi, buồn ngủ: Sự gia tăng nồng độ progesterone trong thời kỳ đầu mang thai gây ra hiện tượng mệt mỏi.
Ngoài ra, nhiều mẹ bầu còn gặp một số triệu chứng khác như: dễ xúc động, ra máu nhạt, táo bón, nhạy cảm với mùi vị thức ăn, chảy nước mũi…
Một số trường hợp mẹ mang thai tháng đầu tiên gặp phải các triệu chứng bất thường, cần khẩn trương đi khám như sau:
- Nhức đầu, choáng ngất: có thể là biểu hiện động thai, cơ thể mất nước hoặc vấn đề liên quan đến tim mạch.
- Tiểu rắt, tiểu buốt: liên quan đến nhiễm trùng hệ tiết niệu, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
- Đau vùng chậu dữ dội: dấu hiệu bị nhiễm khuẩn hoặc chấn thương vùng chậu, gây nguy hiểm tới sức khỏe mẹ bầu.
- Nôn liên tục, sốt: tình trạng này khiến cho mẹ không ăn uống được gì, khiến cho thai nhi bị thiếu chất dinh dưỡng.
- Sưng phù tay chân, hoặc mặt: dấu hiệu của tiểu đường hoặc cơ thể giữ nước bất thường.
3. Mang thai những tháng đầu thai kỳ mẹ nên ăn gì?
Việc lựa chọn thực phẩm rất quan trọng, không chỉ giúp mẹ giảm cơn ốm nghén mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng giúp thai nhi phát triển tốt trong thời gian đầu. Dưới đây là một số gợi ý dành cho mẹ bầu:
Trong thời kỳ đầu phát triển của thai nhi, axit folic giúp hình thành ống thần kinh, ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh lớn về não của em bé (chứng thiếu máu não) và cột sống (tật nứt đốt sống).
Và mẹ cần phải bổ sung thực phẩm giàu axit folic vào chế độ ăn uống của mình. Ví dụ : trái cây họ cam quýt, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, gạo và ngũ cốc.
Axit béo Omega-3 cần thiết cho sự phát triển não và mắt của thai nhi ngay trong giai đoạn đầu. Vì thế, mẹ đừng quên bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega-3 như: quả óc chó, đậu nành, hạt lanh, cá trích, cá hồi…
Với những mẹ bị ốm nghén nhiều, mẹ có thể thay thế thực phẩm thông thường bằng một số đồ ăn có tác dụng giảm buồn nôn và tốt cho sức khỏe như:
Protein, chất béo lành mạnh là những dưỡng chất tuyệt vời góp phần vào sự hình thành các bộ phận, cơ quan trong cơ thể bé ngay trong tháng đầu của thai kỳ. Ngoài ra, những chất dinh dưỡng này còn giúp cơ thể mẹ bầu tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.
Chính vì vậy, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein và chất béo như: thịt gia cầm, thịt nạc, trứng, các loại cá.
Tháng đầu tiên của thai kỳ là thời điểm hết sức nhạy cảm, mẹ nên đặc biệt chú ý tới sức khỏe để đảm bảo an toàn cho thai nhi và tạo điều kiện phát triển cho em bé sau này. Dưới đây là một số lời khuyên về kiêng khem khi mang bầu tháng đầu:
Một số loại đồ ăn không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm có thể gây ngộ độc cho mẹ và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong tháng đầu. Chẳng hạn như:
Loại thực phẩm này tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây hại, làm rối loạn tiêu hóa và suy giảm sức đề kháng ở mẹ bầu. Do đó, trong thời gian đầu mang thai, mẹ nên cẩn thận lựa chọn sữa và các sản phẩm từ sữa đảm bảo chất lượng cao và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Dứa chứa hợp chất bromelain, có thể làm co thắt cổ tử cung và dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên tránh ăn dứa trong thời kỳ đầu mang thai.
Cà phê nên được hạn chế trong giai đoạn đầu mang thai vì chứa hàm lượng caffeine cao gây ra tình trạng khó ngủ, cáu kỉnh và căng thẳng cho mẹ bầu. Tình trạng này kéo dài lâu ngày dẫn tới giảm sức khỏe tổng thể của bà bầu và tác động xấu tới sự phát triển thai nhi.
Thịt sống có thể bị nhiễm vi khuẩn (salmonella, listeria…) có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Ngay cả thịt lợn chưa nấu chín cũng có chứa nang giun đũa gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Bê vác nặng hoặc lao động chân tay với cường độ cao có thể gây tổn hại cho sức khỏe của thai nhi ngay trong thời kỳ đầu. Không những vậy, khi lao động nặng, mẹ rất dễ gặp phải chấn thương làm tăng nguy cơ sảy thai. Bà bầu nên nhờ người khác giúp đỡ khi lao động nặng hoặc dùng các công cụ hỗ trợ để giảm áp lực khi mang vác.
Mới mang thai tháng đầu thường khiến cho một số mẹ bầu suy nghĩ căng thẳng, lo lắng, đặc biệt đối với những mẹ chưa có chuẩn bị trước về tâm lý và kinh tế. Nếu rơi vào tình trạng này, mẹ nên bình tĩnh và chia sẻ với người thân để tháo gỡ vướng mắc trong lòng. Thường xuyên giữ tinh thần lạc quan, cảm xúc vui vẻ sẽ giúp thai nhi phát triển bình thường và duy trì sức khỏe tốt mẹ bầu.
Một số loại thuốc mẹ bầu tự ý sử dụng (kháng sinh nhóm tetracyclin, quinolon, thuốc biseptol, furosemid…) sẽ đi vào cơ thể thai nhi, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Do vậy, nếu chẳng may mắc bệnh trong thai kỳ, mẹ nên đi khám cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn điều trị đúng cách.
Câu trả lời là có thể quan hệ khi mang thai 1 tháng nếu quan hệ tình dục đúng cách.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quan hệ trong một số trường hợp như sau:
Với các trường hợp này, mẹ bầu nên kiêng quan hệ ít nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về mang thai trong tháng đầu, hy vọng bài viết đã chia sẻ cho mẹ bầu những kiến thức hữu ích. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có nhiều niềm vui nhé.