Máu báo thai được chảy ra từ âm đạo và xuất hiện khi phôi thai đã bám vào thành tử cung. Thông thường, sau khi thụ tinh từ 8 đến 12 ngày hoặc từ ngày thứ 2 đến thứ 7 trước khi đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo, máu báo thai sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng có hiện tượng máu báo thai.
Máu báo thai thông thường sẽ ra ít, với vài đốm màu nâu hoặc hồng bám trên quần lót. Khi máu báo thai xuất hiện, chị em thường sẽ kèm theo cả tình trạng đau bụng nhẹ, hoặc đôi khi rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng đau bụng kinh. Nếu bạn chu kỳ kinh không đều hay không quan sát kỹ thì rất có thể sẽ bị nhầm lẫn giữa máu báo thai và máu kinh nguyệt thông thường.
Máu báo thai chảy trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Thậm chí, thời gian chảy máu báo thai cũng sẽ khác nhau dù là ở cùng 1 người nhưng khác lần mang thai.
Khi trứng đã được thụ tinh và hình thành nên phôi thai, phôi thai lúc này sẽ di chuyển, bám vào thành tử cung và khiến lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương, bong tróc, bị đẩy ra ngoài gây ra hiện tượng ra máu.
Lớp niêm mạc này thường sẽ không thoát ra ngay mà sẽ rò rỉ từ từ nên thời ra ra máu báo thai thông thường là trong một vài ngày.
Nếu trường hợp thấy ra máu âm đạo ra bất thường, không giống với máu kinh nguyệt, kéo dài trên 2 ngày thì bạn hãy nên đi đến bệnh viện để thăm khám ngay.
Nhiều người không phân biệt được chắc chắn đây là máu báo thai hay là máu kinh nguyệt nên thường thắc mắc rằng máu báo thai có mùi gì không.
Do máu báo thai chảy ra với số lượng ít hơn rất nhiều so với chu kỳ kinh cho nên dường như chúng ta không thể ngửi thấy mùi. Máu thường không hôi hoặc tanh như máu kinh nguyệt hay máu do bị viêm nhiễm phụ khoa.
Màu của máu khi bạn mới mang thai và máu của kinh nguyệt sẽ rất dễ bị nhầm lẫn. Rất có thể nhìn cảm quan máu ra khi mang thai trùng với máu của kinh nguyệt nên nhiều người bị nhầm .Vậy để phân biệt 2 hiện tượng này như thế nào? Hãy theo dõi một số đặc điểm dưới đây nhé.
- Màu sắc: có thể là màu đỏ tươi, nâu hoặc hồng.
- Máu chảy sẽ không chứa dịch nhầy, thường không bị vón cục như máu kinh.
- Lượng máu kéo dài trong 1 đến 2 ngày và sẽ chảy ra ít hơn so với máu khi hành kinh.
- Thời gian ra máu sẽ khác nhau ở từng người nhưng thường sẽ ít hơn 2 ngày.
- Máu báo có thai không kèm theo các cơn đau bụng như khi hành kinh và không có những biểu hiện bất thường gì khác.
- Máu kinh sẽ có màu đỏ hay đỏ thẫm
- Máu có kèm dịch nhầy hay đôi khi là máu đông
- Lượng máu chảy ra nhiều, ồ ạt trong 1 đến 2 ngày đầu.
- Thời gian máu ra khoảng từ 5 đến 7 ngày và tối đa là 10 ngày.
- Máu kinh thường sẽ đi kèm theo cơn đau bụng, đau lưng, mệt mỏi.
Khi thấy máu xuất hiện ở đáy quần lót mà nghi ngờ đã mang thai, việc đầu tiên cần làm là bạn nên dùng que thử thai để thử vào buổi sáng sớm giúp xác định xem mình có thai hay không. Từ đó có kế hoạch để thăm khám và chăm sóc thai kỳ sớm.
Trong trường hợp bạn thấy máu chảy ra và lại kèm theo 1 số biểu hiện như sốt, đau bụng thì bạn cần phải chú ý ngay. Rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, thậm chí đó có thể là do sảy thai hay thai ngoài tử cung… Bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa sản khám và điều trị để tránh hậu quả đáng tiếc.
Tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp, ra máu báo hiệu có thai nhưng khi thử que thử vẫn 1 vạch, có thể do các nguyên nhân sau:
- Do bạn thử thai quá sớm, khiến cho việc sử dụng que thử thiếu chính xác.
- Do bạn bị nhầm lẫn hiện tượng chảy máu do có thai với chảy máu do bị viêm nhiễm âm đạo hoặc máu kinh nguyệt.
Vì vậy, nếu xác định đã có máu báo thai nhưng khi thử que thử mà cho kết quả âm tính thì bạn cần đợi thêm khoảng 1 đến 2 tuần nữa và kiểm tra lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể tới bệnh viện hay phòng khám phụ khoa để kiểm tra chính xác xem mình có mang thai không.
- Do dùng que thử sai cách:
Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, thực hiện đúng theo để kết quả thử thai có tỷ lệ chính xác cao nhất. Bên cạnh đó, việc uống nhiều nước hay dùng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị khác cũng có thể ảnh hưởng đến mẫu thử. Từ đó dẫn đến kết quả thử thai không được chính xác.
Nồng độ hormone hCG có trong nước tiểu thường cao vào buổi sáng và thấp hơn ở các thời điểm khác của ngày. Chính vì thế, bạn nên dùng que thử thai vào buổi sáng.
Bên cạnh việc ra máu báo hiệu bạn đã có thai, bạn cũng có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để biết bản thân đã có thai hay chưa:
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi: Cơ thể mẹ bầu sẽ thấy buồn ngủ và mệt mỏi sau 1 tuần thụ thai. Nguyên nhân của việc mệt mỏi, buồn ngủ là vì hormone nội tiết tố progesterone lúc này sẽ tăng cao. Do đó, bạn cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung thực phẩm giàu sắt, protein.
- Ốm nghén: Là triệu chứng điển hình khi mang thai. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng bị ốm nghén. Biểu hiện của ốm nghén có thể là nôn, buồn nôn, thèm ăn hay sợ ăn một số món ăn nhất định. Ốm nghén đa số sẽ hết ở tuần 13 hoặc 14 của thai kỳ hay cũng có thể kéo dài đến khi hết thai kì.
- Đi tiểu thường xuyên: Lưu lượng tuần hoàn đến thận tăng lên khi mang thai dẫn đến thận phải làm việc nhiều hơn nên mẹ bầu phải thường xuyên đi tiểu hơn. Hiện tượng đi tiểu nhiều thường sẽ bắt đầu từ tuần thứ 6 đến tuần 8 khi mang thai.
-Táo bón: Nồng độ progesterone tăng cao khi mang thai làm cho thức ăn tiêu hóa chậm hơn, từ đó dẫn đến đầy bụng và táo bón.
- Sự thay đổi của vú: Một dấu hiệu khác của mang thai sớm đó là sự thay đổi ở vú. Do nội tiết tố bị thay đổi nên vú thai phụ to lên, có cảm giác căng đầy, hơi đau hoặc ngứa, sờ vào mềm. Quầng vú cũng sẽ chuyển sang màu sẫm hơn.
Xem thêm: Nhịp tim thai nhi
Trên đây là tổng hợp những vấn đề liên quan đến máu báo thai. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để nhận biết dấu hiệu bản thân đã mang thai và có chuẩn bị tốt nhất khi làm mẹ.