Thông thường chúng ta hay nghe tới hệ nhóm máu ABO, tuy nhiên còn có một hệ nhóm máu quan trọng không kém nữa đó chính là hệ Rh (Rhesus).
Hệ Rh được phân loại thành 2 nhóm: Rh âm và Rh dương.
Mẹ mang thai lần 2 nhóm máu Rh âm
Ở Việt Nam, Rh dương chiếm đa số ( 99,96%), số lượng người có Rh âm chiếm tỉ lệ rất ít, trong khoảng 10.000 người mới có khoảng 4-7 người có Rh âm. Đây được coi là nhóm máu hiếm ở nước ta.
Người có nhóm máu Rh (-) thường gặp một số bất lợi trong quá trình truyền máu bởi lẽ người có Rh âm có thể truyền máu cho mọi trường hợp cùng hệ ABO, tuy nhiên, chỉ được nhận máu từ những người có cùng nhóm máu và Rh(-).
Trong trường hợp cấp cứu cần truyền máu, không phải lúc nào Bệnh viện cũng có sẵn nhóm máu hiếm đó để truyền cho bệnh nhân, điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều trị bệnh.
Phụ nữ mang thai có Rh (-) cũng gặp nhiều nguy hiểm trong thai kì. Đặc biệt trong lần mang thai thứ 2 nếu người bố có Rh(+). Bởi lẽ, di truyền học thì ít nhất 50% số con của họ sẽ mang nhóm máu Rh (+).
Trong các lần mang thai, nếu đứa trẻ mang Rh (-) thì không có điều gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu trẻ mang Rh (+) thì sẽ có nhiều điều khiến chúng ta phải quan tâm.
Mẹ rh âm mang thai lần 2 khá nguy hiểm
Ở lần mang thai thứ nhất, thai hoàn toàn có thể phát triển khỏe mạnh và quá trình sinh nở diễn ra bình thường mà không có bất kì ảnh hưởng nào từ việc bất đồng nhóm máu. Tuy nhiên, từ lần mang thai thứ 2 trở đi, nếu trẻ vẫn có Rh (+) thì thường gặp những vấn đề nghiêm trọng.
=>>Xem thêm: Mang thai lần 2 khác lần 1 khác nhau như thế nào?
Nguyên nhân là do trong quá trình sinh nở lần 1, có 1 lượng máu từ thai nhi qua mẹ kích thích cơ thể mẹ sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên Rh(+). Ở lần mang thai thứ 2, lượng kháng thể này qua nhau thai kết hợp với kháng nguyên của hồng cầu con gây ngưng kết hồng cầu, tan huyết, gây nên những biến chứng sản khoa nặng nề như sẩy thai, thai lưu, sinh non. Trường hợp trẻ được sinh ra thường gặp các vấn đề: nhẹ thì thiếu máu tán huyết, vàng da nặng thì suy tim, suy gan và có những ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển trí tuệ của trẻ sau này.
Phụ nữ mang thai nếu có Rh (-) cần được theo dõi thai kì một cách chặt chẽ và đúng cách để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Đầu tiên, cần phải xác định nhóm máu của người bố thai nhi, nếu là Rh (-) thì quá trình theo dõi thai kì hoàn toàn giống như bình thường. Trường hợp bố của thai nhi mang Rh (+), cần phải tiến hành hiệu giá kháng thể miễn dịch D. Nếu kết quả dương tính, cần phải theo dõi thiếu máu thai nhi và hiệu quả kháng thể miễn dịch chống D cho sản phụ với tần suất 2 tuần/lần.
Nhóm máu Rh mang thai lần 2 cần được theo dõi sức khỏe cẩn thận
Nếu kết quả hiệu giá kháng thể chống D âm tính, cần phải dự phòng bằng anti-D định kì bằng 2 cách sau:
- Cách 1: tiêm 2 liều anti-D IgG 500-625UI vào tuần thứ 28 và 34 của thai kì.
- Cách 2: Tiêm 1 liều duy nhất anti-D IgG 1500UI vào tuần thứ 28 của thai kì.
Cả 2 cách này mang lại hiệu quả như nhau.
Bên cạnh đó, khi trẻ sinh ra có Rh (+) cũng cần dự phòng sau sinh cho trẻ với liều anti-D IgG 500IU – 1500 IU trong vòng 72 giờ sau khi sinh.
=>>Xem thêm: Mang thai lần 2 thường sinh sớm hay muộn
Mặc dù có những điều cần lưu ý đối với những trường hợp mẹ nhóm máu rh mang thai lần 2. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và bé là điều hoàn toàn có thể. Điều cần làm là các mẹ hãy chuẩn bị cho mình đầy đủ kiến thức cũng như một tâm lí vững vàng cho những gì có thể xảy ra sắp tới. Chúc mẹ có một thai kì an toàn và trọn vẹn!