Ốm nghén là tình trạng mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, hoặc nôn mửa. Hiện tượng này có thể xảy ra một vài lần hoặc nhiều lần trong một ngày, và diễn ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Ốm nghén thường không gây ra nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu nghén quá nặng nề và kéo dài trong suốt thời gian dài thì có thể làm cho cơ thể người phụ nữ bị thiếu chất dinh dưỡng (do không ăn uống hoặc bị nôn ra đồ ăn). Từ đó làm chậm sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.
Hoặc cũng có trường hợp ốm nghén nghiêm trọng khiến cho mẹ không thể làm việc, hoặc sinh hoạt bình thường, thậm chí dẫn đến rối loạn giấc ngủ và có thể làm cho sức khỏe của mẹ bầu ngày càng yếu đi.
Nhưng không phải mẹ bầu nào cũng bị ốm nghén, mức độ ốm nghén nặng có thể xảy ra với các trường hợp mẹ bầu như sau:
Dưới đây, chúng tôi sẽ miêu tả cụ thể về tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu như sau:
Ốm nghén ở phụ nữ mang thai thường xảy ra trong 3 tháng đầu, các triệu chứng ốm nghén có thể xuất hiện ở tuần thứ 6 của thai kỳ, hoặc sớm hơn. Các biểu hiện của ốm nghén có thể giảm dần mức độ khi chị em mang thai ở tuần thứ 14 trở đi.
Tuy nhiên, nhiều bà bầu nghén kéo dài, thậm chí là diễn ra đến cuối thai kỳ và cần đến sự hỗ trợ y tế đặc biệt để duy trì sự sống và sự phát triển của thai nhi.
Có hai kiểu ốm nghén thường gặp nhất ở các bà bầu đó là:
- Ốm nghén nhẹ: Xảy ra nhiều ở hầu hết các mẹ mang bầu, số lần buồn nôn và nôn thường ít nên không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể bị mệt mỏi khiến cho hoạt động sinh hoạt thường ngày bị “trì trệ”.
Khi bị ốm nghén nhẹ, bà bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để khắc phục trạng thái mệt mỏi và buồn nôn.
- Ốm nghén nặng: Tình trạng thường không diễn ra phổ biến ở các bà bầu, biểu hiện ở các mẹ bầu bị ốm nghén nặng đó là nôn mửa nhiều lần trong ngày (có thể trên 10 lần/ngày). Từ đó có thể khiến cho bà bầu bị sụt cân hoặc mất nước.
Nếu không có biện pháp xử trí kịp thời thì có thể dẫn đến một số hệ lụy như rối loạn cảm xúc, trầm cảm, thai nhi bị thiếu chất dinh dưỡng, rối loạn điện giải, rối loạn chức năng gan, tim, thận…
- Buồn nôn và nôn: Đây là triệu chứng điển hình ở các mẹ bầu bị ốm nghén, chị em thường cảm thấy nôn nao, buồn nôn vào bất kỳ lúc nào trong ngày, nhất và khi mới ngủ dậy vào buổi sáng.
Trong nhiều trường hợp chị em cảm thấy buồn nôn, nhưng lại không nôn ra được. Có những chị em chỉ bị nôn nhẹ (khoảng 1-3 lần/ngày), nhưng cũng có thể nôn rất nặng (trên 10 lần/ngày).
- Mệt mỏi, uể oải: Ốm nghén làm cơ thể rất mệt mỏi, người thiếu sức sống và gần như không muốn làm việc hoặc tham gia hoạt động. Tình trạng này còn khiến cho nhịp sống hoặc đồng hồ sinh học của mẹ bầu thay đổi thất thường, làm suy kiệt sức khỏe của chị em đang mang thai.
Nếu mệt mỏi kéo dài có thể làm cho mẹ bầu cảm thấy trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc, làm suy giảm sức khỏe về tinh thần ở phụ nữ đang mang thai.
- Nhạy cảm với mùi: Trong quá trình ốm nghén, khứu giác của mẹ bầu có sự thay đổi bất thường. Nhiều mẹ bầu cảm thấy rất sợ hãi khi ngửi thấy các loại mùi từ nước hoa quá nồng nàn, rượu bia, mùi ẩm mốc, cà phê, hoặc chất tẩy rửa. Thế nhưng, không phải chị em nào cũng có biểu hiện này.
- Chán ăn: Ốm nghén còn làm cho chị em cảm thấy khó ăn uống, không còn nhiều hứng thú trong chuyện ăn uống. Nhiều loại đồ ăn mà trước đây các chị em rất thích, nhưng đến khi ốm nghén lại cảm thấy không muốn ăn.
Nhiều chị em còn cảm thấy thèm đồ ăn mặn hoặc đồ chua, đây cũng chính là sự thay đổi thất thường liên quan đến vị giác của mẹ bầu. Chán ăn kéo dài có thể làm giảm lượng chất dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể, khiến cho thai nhi chậm phát triển và suy giảm sức khỏe của mẹ bầu.
Mong rằng với những kiến thức chia sẻ ở trên đã giúp các mẹ bầu hiểu rõ về ốm nghén như thế nào và những dấu hiệu cho thấy mẹ bị ốm nghén. Chúc các mẹ sẽ thoát khỏi ốm nghén dễ dàng và luôn có sức khỏe tốt để nuôi dưỡng thai nhi nhé.