Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Sinh non 34 tuần tuổi có những biến chứng gì và lưu ý khi chăm sóc

00:00 | 29/03/2025
59 lượt xem
Sinh non 34 tuần tuổi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, mẹ bầu cần trang bị kiến thức nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để có thể kịp thời ngăn chặn tình trạng sinh non hoặc có các biện pháp để giảm thiểu biến chứng gặp phải. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ bầu những vấn đề sinh con ở tuần 34 cũng như các thông tin liên quan.

1. Sức khỏe của trẻ sinh non tuần 34

Trẻ sinh non tuần 34 mặc dù nuôi được nhưng trẻ ở tuổi tháng non tháng này thì phổi chưa trưởng thành hoàn toàn, sức khoẻ còn yếu nên hầu hết trẻ đều phải được nuôi lồng ấp cho đến khi trẻ có thể tự thở khỏe và ăn uống tốt hơn. 

 Đối với trẻ sinh non 34 tuần, ba mẹ cần chuẩn bị tinh thần tốt để yêu thương và kiên nhẫn với trẻ. Một số biến chứng thường gặp ở trẻ sinh non ở tuần 34 như:

Vàng da - Tình trạng thường gặp

Vàng da là tình trạng phổ biến ở những đứa trẻ sinh non 34 tuần tuổi, vì thời điểm này hệ thống trao đổi chất vẫn chưa được hoàn thiện một cách đầy đủ. Do đó, một sản phẩm phụ của máu như bilirubin sẽ tích tụ trong cơ thể trẻ, dẫn đến hiện tượng da và mắt chuyển màu vàng.

Vàng da kéo dài tình trạng dễ gặp ở trẻ sinh non tuần 34
Vàng da kéo dài tình trạng dễ gặp ở trẻ sinh non tuần 34

Thiếu máu, thiếu sắt 

Tình trạng thiếu máu xảy ra là do số lượng hồng cầu trong máu của trẻ bị giảm. Tế bào máu này chịu trách nhiệm mang oxy đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể, chúng rất cần thiết cho tất cả các quá trình trao đổi chất và tăng trưởng cho cơ thể trẻ. Khi mẹ sinh con tuần 34 của thai kỳ, trẻ sẽ không có đủ máu để phát triển hoàn toàn do đó khiến cơ thể yếu hơn bình thường.

Trẻ sinh non 34 tuần tuổi có thể gặp hội chứng suy hô hấp (RDS)

Ở trẻ sinh non 34 tuần tuổi, hệ hô hấp chưa phát triển dễ làm bé gặp phải tình trạng khó thở. Bé cũng sẽ nhạy cảm với các điều kiện môi trường và bất kỳ thay đổi nào cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như suy hô hấp.

Ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn làm cho trẻ sơ sinh không thể tự hô hấp, tình trạng này là do hệ hô hấp kém phát triển gây ra. Thật không may, trẻ sinh non 34 tuần tuổi phải chịu đựng chứng bệnh trên cho đến khi cơ thể trưởng thành. Hội chứng ngưng thở khi ngủ thường được bác sĩ điều trị bằng thuốc và theo dõi chặt chẽ.

Ngưng thở khi ngủ biến chứng có thể gặp ở trẻ sinh non
Ngưng thở khi ngủ biến chứng có thể gặp ở trẻ sinh non

Nhiễm trùng ở trẻ sinh non 34 tuần khá nguy hiểm

Khi mẹ bầu sinh con tuần 34 của thai kỳ, bé rất dễ bị nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch lúc này còn đang rất yếu. Vì không còn được cơ thể mẹ che chở, chống lại vi khuẩn nên bé có nguy cơ bị bệnh cao hơn những trẻ sinh đủ tháng.

Huyết áp thấp

Trẻ sinh ra ở thời điểm này không có khả năng dự trữ máu hoặc mạch máu chưa phát triển tốt. Do đó, cơ thể trẻ không thể duy trì huyết áp ở mức bình thường, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ bị hạ huyết áp ngay sau khi chào đời.

2.  Dấu hiệu sinh non ở tuần 34 mẹ chớ chủ quan 

Dưới đây là những dấu hiệu sinh non 34 tuần tuổi mẹ bầu cần chú ý:

  • Mẹ bầu có cảm giác đau bụng dưới như sắp đến kỳ kinh nguyệt, đau quặn bụng.
  • Cơn co thắt bụng cứ xảy ra liên tục sau 10 phút hoặc sớm hơn.
  • Có cảm giác bị buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc bị đau lưng âm ỉ.
  • Cảm giác đau tức ở vùng chậu, nặng nề ở vùng dưới bụng.
  • Dịch âm đạo tiết ra bất thường có chất nhầy hoặc một chút máu.
  • Vỡ ối non khiến cho nước ối chảy liên tục từ âm đạo ra ngoài.
Vỡ ối dấu hiệu sinh non điển hình
Vỡ ối dấu hiệu sinh non điển hình

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trên, mẹ bầu nên thông báo với người nhà để được đưa đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Phát hiện sớm sẽ giúp mẹ được chăm sóc kịp thời, từ đó hạn chế các biến chứng sản khoa và bảo toàn được tính mạng của mẹ lẫn bé.

3. Cách chăm sóc trẻ sinh non 34 tuần

Trẻ sinh non ở tuần 34 của thai kỳ cần được chăm sóc kỹ lưỡng ở các giai đoạn khác nhau, chẳng hạn như:

Nuôi trong lồng ấp

Trẻ sinh non 34 tuần tuổi sẽ được nuôi trong lồng ấp với các thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, trợ thở, đại tiện, tiểu tiện,… Môi trường trong lồng ấm khá giống với tử cung của mẹ nên bé có thể phát triển một cách thuận lợi cho đến lúc trưởng thành (38 tuần tuổi).

Khi đã đủ tháng, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cụ thể của bé để xem xét bé có thể trở về nhà hay cần được chăm sóc trong lồng ấp thêm một thời gian nữa. Trong thời gian bé được săn sóc đặc biệt, mẹ cũng sẽ được chăm sóc để phục hồi thể trạng. Vì sinh non nên mẹ thường không có sữa hoặc sữa về chậm. Do đó, mẹ nên chú ý ăn uống, nghỉ ngơi và massage bầu ngực để đảm bảo nguồn sữa cho bé.

Da kề da giúp điều hoà thân nhiệt của trẻ
Da kề da giúp điều hoà thân nhiệt của trẻ

Sau khi ra khỏi lồng ấp

Sau khi bé đã phát triển hoàn chỉnh và có thể nuôi dưỡng ở môi trường bên ngoài, bé sẽ được cho về nhà để gia đình nuôi dưỡng. Cho dù vậy, gia đình cũng cần chăm sóc đặc biệt trẻ sinh non 34 tuần tuổi trong 2 năm đầu tiên.

Sau khi được chăm sóc đặc biệt, bé có thể hô hấp và bú sữa mẹ bình thường. Vì vậy, mẹ có thể cho bé bú trực tiếp thay vì cho ăn qua ống truyền như trong thời gian nằm lồng ấp. Những bé sinh non thường có hệ miễn dịch kém hơn so với bé sinh đủ tháng. Do đó, gia đình cần đảm bảo không gian sống của bé luôn trong lành, mát mẻ để phòng ngừa các vấn đề sức khỏe và đảm bảo bé được phát triển một cách thuận lợi.

Mẹ nên cho bé thăm khám định kỳ để được kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Theo dõi sự phát triển của bé và thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy bé không tăng cân, chậm bò, đứng, đi, chạy và nói,…

Trẻ sinh non thường phát triển khả năng nuốt chậm hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Vì vậy, nên cho trẻ ăn dặm vào thời điểm 4 đến 6 tháng kể từ ngày dự sinh (không phải ngày sinh thực tế). Ngoài ra, nên bắt đầu từ từ vì trẻ có khả năng nuốt kém nên dễ bị nghẹn.

Mẹ nên cho bé sàng lọc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong thời gian sớm nhất và tiến hành tiêm ngừa cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

4. Những lưu ý phòng tránh sinh non sớm tuần 34

- Chăm sóc thai kỳ tốt. 
- Thăm khám theo định kỳ và đo chiều dài cổ tử cung ở tam cá nguyệt thứ 2 ( Tuần 18 –24) để bác sĩ đánh giá nguy cơ sinh non
- Thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ khi gặp vấn đề viêm nhiễm phụ khoa hay nhiễm trùng đường tiết niệu. 
- Áp dụng chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ sinh non sớm 34 tuần
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ sinh non sớm 34 tuần
- Không uống rượu bia, các chất kích thích 
- Thư giãn, tránh căng thẳng, stress kéo dài 
- Kiểm tra và theo dõi tốt các bệnh lý trong thai kỳ
- Nếu mẹ bầu gia đình có mẹ, chị gái có tiền sử sinh non thì cần theo dõi thai kỳ sát sao.
- Trường hợp dọa sinh non cần thăm khám hoặc nằm viện. Nếu cần thì có thể phải dùng thuốc giảm co hoặc nếu cần thiết có thể tiêm trưởng thành phổi sớm cho thai nhi.

Trẻ sinh non 34 tuần tuổi sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe và có khả năng sẽ chậm phát triển hơn so với những đứa trẻ sinh đủ tháng. Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ trang bị cho mẹ thêm nhiều kiến thức để chăm sóc bé được tốt hơn.

Giải đáp thắc mắc: Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái?

Giải đáp thắc mắc: Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái?

Nghén mùi khi mang thai là một trong những hiện tượng phổ biến của các mẹ ...
Máu báo thai có dịch nhầy không? Mẹ hãy cẩn thận với tình trạng này

Máu báo thai có dịch nhầy không? Mẹ hãy cẩn thận với tình trạng này

Máu báo thai có dịch nhầy không là câu hỏi được rất nhiều chị em quan ...
Bí quyết sinh con đẹp như thiên thần và thông minh: Ba mẹ khám phá ngay!

Bí quyết sinh con đẹp như thiên thần và thông minh: Ba mẹ khám phá ngay!

Bí quyết sinh con đẹp như thiên thần và thông minh của các bà mẹ hiện đại ...
Hướng dẫn cách bổ sung sắt canxi tổng hợp cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Hướng dẫn cách bổ sung sắt canxi tổng hợp cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Bổ sung sắt, canxi tổng hợp cho bà bầu như thế nào hiệu quả? Theo các ...
15+ thực phẩm giàu sắt cho bà bầu: Mẹ yên tâm đủ máu, khỏe mạnh cả thai kỳ

15+ thực phẩm giàu sắt cho bà bầu: Mẹ yên tâm đủ máu, khỏe mạnh cả thai kỳ

Danh sách thực phẩm giàu sắt cho bà bầu bao gồm thịt bò, thịt đỏ, thịt ...
Canxi nước cho bà bầu loại nào tốt? Bật mí top 5 cho mẹ bầu

Canxi nước cho bà bầu loại nào tốt? Bật mí top 5 cho mẹ bầu

Canxi nước cho bà bầu là một trong những lựa chọn bổ sung canxi hiệu quả ...
Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Thay đổi ở mẹ khi thai 26 tuần

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Thay đổi ở mẹ khi thai 26 tuần

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Đây là thời điểm có nhiều sự biến ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure

Sản phẩm dành cho bạn

Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi
52 lượt xem

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách như thế nào để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tất ...
Bà bầu nên ăn quả gì? Top 30 loại hoa quả mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ
24/04/2025
247 lượt xem

Bà bầu nên ăn quả gì? Top 30 loại hoa quả mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ

Bà bầu nên ăn quả gì luôn là câu hỏi được nhiều chị em mang thai quan tâm. Theo tổ chức ...
Tìm hiểu vai trò vitamin K cho bà bầu
24/04/2025
503 lượt xem

Tìm hiểu vai trò vitamin K cho bà bầu

Mẹ muốn thể trạng khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường thì việc bổ sung vitamin K cho bà bầu ...
Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?
23/04/2025
17 lượt xem

Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?

Sinh con là một hành trình đặc biệt, một trải nghiệm khó quên đối với các mẹ bầu. Đó cũng là ...
Sắt và canxi có nhiều trong thực phẩm nào? Danh sách chi tiết cho mẹ
18/04/2025
481 lượt xem

Sắt và canxi có nhiều trong thực phẩm nào? Danh sách chi tiết cho mẹ

Sắt và canxi có nhiều trong thực phẩm nào? Các loại thịt, cá, trứng, đậu và trái cây là một số ...
Mang thai tháng đầu mẹ cần chú ý những gì?
18/04/2025
27 lượt xem

Mang thai tháng đầu mẹ cần chú ý những gì?

Mang thai tháng đầu mẹ bầu cần chú ý những gì để thai khoẻ mạnh và phát triển tốt. Tất tần tật ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure