Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Thai nhi 2 tuần tuổi - Những dấu hiệu mang thai và lời khuyên cần thiết

11:39 | 30/03/2019
1190 lượt xem
DS. Nguyễn Phương Thanh
DS. Nguyễn Phương Thanh
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyễn Phương Thanh tốt nghiệp loại Giỏi tại khoa Dược học - Trường Đại học Dược Hà Nội, ngôi trường đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo dược sĩ và nghiên cứu khoa học. Hiện tại, cô đang giữ vai trò là cố vấn chuyên môn tại công ty Cổ phần Dược phẩm Bảo Minh 
Xem thêm thông tin

Vào thời điểm thai nhi 2 tuần tuổi, những dấu hiệu mang thai vẫn chưa rõ ràng, có thể bạn không biết rằng mình đã có thai, nhưng lúc này, cơ thể bạn đang tiết ra các hormone của thai kỳ và em bé của bạn đang lớn lên nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào của quá trình mang thai. 

1. Sự phát triển của thai nhi 2 tuần tuổi

Thai nhi 2 tuần tuổi có thể được ví như một quả trứng gà siêu nhỏ, trong đó nước ối được ví như lòng trắng trứng còn phôi được ví như lòng đỏ trứng.
 

Tác dụng chính của nước ối là nuôi dưỡng để thai nhi phát triển đến khi nhau thai hình thành đầy đủ và sẵn sàng thực hiện chức năng của nó.

1.1. Sự rụng trứng:

Khi xảy ra rụng trứng, trứng chưa thụ tinh bắt đầu cuộc hành trình của mình. Sau khi rời khỏi buồng trứng, trứng sẽ di chuyển theo một trong hai ống dẫn trứng đến tử cung và chờ tinh trùng đến để thụ tinh.

1.2. Sự thụ tinh:

Có khoảng 300 tinh trùng di chuyển đến ống dẫn trứng, tuy nhiên chỉ có một tinh trùng có thể kết hợp với trứng để thực hiện quá trình thụ tinh. Sau khi có một tinh trùng thâm nhập vào, bề mặt của trứng sẽ biến đổi và ngăn cản không cho bất kỳ một con tinh trùng nào khác có thể xâm nhập vào nữa. Mỗi trứng và tinh trùng có chứa 23 nhiễm sắc thể, một nửa trong số đó có mang vật liệu di truyền cần thiết. Trứng mang nhiễm sắc thể X, còn tinh trùng mang cả nhiễm sắc thể X và Y. Các nhiễm sắc thể này kết hợp với nhau tạo thành hợp tử và hoàn tất quá trình thụ tinh.
Sau khi thụ tinh 24h, tế bào trứng dường như có màu tím. Xung quanh nó có một lớp dày màu vàng là một lớp bảo vệ bất khả xâm phạm.

1.3. Giai đoạn đầu sau thụ tinh:

Sự phát triển của phôi thai sẽ truyền tín hiệu tới tuyến yên, từ đó tuyến yên sẽ điều khiển để chu kỳ kinh nguyệt của mẹ tạm dừng lại. Tuyến yên tiết ra hormone HCG làm ngắt chu kỳ kinh nguyệt. Nó giúp duy trì nồng độ progesterone cần thiết cho việc mang thai. Hormone progesterone giúp phôi tồn tại được trong tử cung và giúp quá trình phát triển thành thai nhi diễn ra một cách thuận lợi.
Sau khoảng 4-5 tuần, phôi thai sẽ tiết ra tất cả các hormone cần thiết để duy trì sự sống của mình. Mặc dù sống trong tử cung và được nuôi dưỡng bởi các chất lấy từ cơ thể mẹ nhưng phôi thai phát triển như một cơ thể độc lập với đầy đủ hệ gen và các hormone có liên quan.
 
 

1.4. Sự phân chia của tế bào (1-3 ngày)

Sau thụ tinh, các hợp tử sẽ mất khoảng 30 giờ để hoàn thành lần phân chia đầu tiên. Sau khi phân chia thành 16 tế bào, hợp tử có kích thước như một quả bóng với đường kính khoảng 0,1mm. 16 tế bào đó được gọi là phôi dâu (vì có hình dáng giống như quả dâu) sẽ di chuyển đến tử cung của mẹ vào khoảng ngày thứ 3 sau thụ tinh. Từ giai đoạn phôi dâu này, các tế bào bắt đầu được biệt hóa. Đây cũng là giai đoạn các tế bào bắt đầu xâm lấn vào niêm mạc tử cung của người mẹ.

1.5. 4 ngày sau thụ tinh

Ở giai đoạn này, chất lỏng bắt đầu hình thành bên trong phôi dâu tạo ra một lớp màng dày và riêng biệt ở bên ngoài. Lớp màng này bao bọc khối tế bào ở bên trong, khối tế bào bên trong đó được gọi là phôi và bên ngoài lớp màng được gọi là nhau thai. Toàn bộ cấu trúc lúc đó gồm 58 tế bào, được gọi là “túi phôi”

1.6. 5 ngày sau thụ tinh

Túi phôi nằm trong tử cung nhiều ngày trước khi bám dính vào niêm mạc tử cung. Lúc này lớp màng bảo vệ bất khả xâm phạm bên ngoài phôi dâu dần biến mất và khi đó túi phôi bắt đầu bám dính vào niêm mạc tử cung.
Với trường hợp sinh đôi:
Các cặp song sinh có thể là cùng trứng hoặc khác trứng, mỗi trường hợp sinh đôi đó có một cách thụ thai khác nhau.
Sinh đôi khác trứng là kết quả của việc thụ tinh giữa 2 trứng và 2 tinh trùng riêng biệt. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp thụ tinh ống nghiệm (IVF) khi có hai phôi được đặt vào trong tử cung của người mẹ.
Sinh đôi cùng trứng là kết quả của việc thụ tinh giữa một trứng và một tinh trùng, sau đó hợp tử phân chia tạo thành 2 phôi. Hai phôi sau đó tách ra khỏi nhau trong vòng 9 ngày sau khi thụ tinh. Nếu hợp tử phân chia trong vòng 3 ngày đầu tiên (nghĩa là ở giai đoạn mẹ mang thai 2 tuần 3 ngày) thì sẽ hình thành hai túi ối và 2 nhau thai riêng biệt.  Nếu hợp tử phân chia trong khoảng 4-9 ngày ( nghĩa là ở giai đoạn đã hình thành túi phôi) thì sẽ hình thành hai túi ối riêng biệt nhưng cùng chung một nhau thai. Khi sự phân chia của hợp tử xảy ra sau 9 ngày thì hai thai nhi sẽ chung nhau cả túi ối và nhau thai.
Sinh đôi khác trứng từ hai trứng được thụ tinh riêng biệt có sự liên quan đến yếu tố gia đình. Mẹ sẽ có cơ hội mang thai đôi lớn hơn nếu trong gia đình me hoặc bố đã có người sinh đôi.
Túi phôi chuẩn bị bám vào niêm mạc tử cung. Quá trình này thường diễn ra trong vòng 7 ngày sau khi thụ tinh, đó là lúc hoàn thành việc thiết lập  quá trình mang thai.

3. Một số lời khuyên giúp cho tuần thứ hai của thai kỳ thuận lợi hơn

Việc chính mà bạn nên làm trong tuần này là từ bỏ các  thói quen có hại cho sức khỏe:
- Ngừng ngay các thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma túy, đây là việc làm cần thiết mang lại lợi ích cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.
- Thực hiện một chế độ dinh dưỡng cân bằng và kiểm soát cân nặng của bạn.
- Giảm căng thẳng và tham gia vào các hoạt động thể chất.
- Tham khảo ý kiến của bác sỹ nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc nào đó và tìm hiểu thêm các thói quen tốt cho thai kỳ.
- Hàng ngày bạn nên sử dụng một loại vitamin tổng hợp trong đó có chứa khoảng 400 microgam acid folic, việc làm này sẽ giúp ngăn cản các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Tổng hợp 24 dấu hiệu mang thai 1 tuần đầu dễ thấy nhất cho mẹ

Tổng hợp 24 dấu hiệu mang thai 1 tuần đầu dễ thấy nhất cho mẹ

Dấu hiệu mang thai tuần 1 thường bị nhầm với những biểu hiện mệt mỏi thông ...
Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có sao không?

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có sao không?

Mang thai tuần đầu các mẹ nên được chăm sóc đặc biệt, nếu xuất hiện những ...
Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

 Bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn con mình sinh ra được đủ ngày, đủ tháng ...
Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Sinh sớm hay muộn có sao không?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Sinh sớm hay muộn có sao không?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh là thắc mắc thường gặp ở các ...
Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Mẹ bầu gặp những nguy hiểm gì?

Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Mẹ bầu gặp những nguy hiểm gì?

Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Nếu mẹ bầu mang thai lần 3 ...
Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Bật mí TOP 9 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Bật mí TOP 9 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mẹ cần ...
Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ

Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ

Thai 8 tuần tuổi chỉ có kích thước tương đương quả mâm xôi. Bé bắt đầu ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Lưu ý cho mẹ
27/03/2025
411 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Lưu ý cho mẹ

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không luôn là câu hỏi được rất nhiều gia đình quan tâm, đặc ...
Tất tần tật thông tin về chồng nghén hộ vợ không thể bỏ qua
27/03/2025
3 lượt xem

Tất tần tật thông tin về chồng nghén hộ vợ không thể bỏ qua

Khi biết mình sắp làm bố, đa số người đàn ông đều thấy rất hạnh phúc xen lẫn với cảm xúc ...
Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo mẹ có biết?
22/03/2025
17 lượt xem

Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo mẹ có biết?

Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không, luôn là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang trong ...
Que thử thai 1 vạch là có thai hay không có thai
22/03/2025
11 lượt xem

Que thử thai 1 vạch là có thai hay không có thai

Dùng que thử là một trong những cách để chị em xác định có thai hay không sau khi quan hệ ...
1001 các kiểu nghén khi mang thai
21/03/2025
22 lượt xem

1001 các kiểu nghén khi mang thai

Nghén khi mang thai là hiện tượng thông thường mà bất cứ mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải. Sẵn sàng ...
Trẻ sinh non 33 tuần và những vấn đề cần biết
21/03/2025
19 lượt xem

Trẻ sinh non 33 tuần và những vấn đề cần biết

Trẻ sinh non 33 tuần phải làm sao? Sinh non 33 tuần có nuôi được không và làm thế nào để ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure