Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Thai nhi 35 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết

12:50 | 28/04/2017
593 lượt xem

Chúc mừng bạn đã bước vào những tuần cuối cùng của thai kì. Trẻ sơ sinh trước 37 tuần được coi là sanh non, nhưng nếu thai nhi 35 tuần được sinh ra thì cũng không phải là quá sớm, và em bé thường khó xảy ra những vấn đề nghiêm trọng. 

Sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi

Tuần này, bé đang tăng cân một cách đáng kể, khoảng 30-40 gram mỗi ngày và đạt khoảng 2,55 kg. Chiều dài cơ thể khoảng hơn 47cm. Quả thực tử cung của bạn lúc này đã quá chật cho một đứa trẻ lớn như vậy. Em bé đã phát triển đầy đủ về kích thước, chất béo cũng đủ để làm đầy đặn cánh tay, cánh chân.

Em bé có thể chủ động hơn vào sáng sớm, đá, đấm, huých bạn để cảm thấy tỉnh táo. Đó cũng có thể là lời nhắc của bé dành cho bạn, hãy đứng lên, di chuyển, vận động nhẹ như lắc hông một chút để bé có thể tìm được vị trí dễ chịu nhất. Bé sẽ nằm ở tư thế quay chúc đầu xuống dưới.  Nếu đến thời điểm bạn mang thai tuần thứ 35 mà bé chưa tự làm được, có thể sẽ cần sự can thiệp của bác sĩ để… xoay ngôi thai từ bên ngoài. Tức là dùng các động tác từ bên ngoài để tác động giúp bé quay đầu về đúng vị trí cần thiết.


Hệ tiêu hóa của thai nhi 35 tuần gần như đã đầy đủ. Hệ thống thần kinh trung ương điều khiển hoạt động của cơ thể đang trưởng thành. Phổi cũng sẵn sàng hoạt động, lúc này nếu không may ra đời sớm hơn so với dự tính thì bé cũng đã có thể hít thở không khí bên ngoài được rồi. Tuy nhiên, bé có thể gặp khó thở (nên nhớ rằng phổi của bé vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành). Bé có thể phải ở trong lồng kính để duy trì nhiệt độ cơ thể. Sinh non khá phổ biến ở những bà mẹ thai đôi hoặc nhiều hơn, sinh non cũng có thể xảy ra nếu bạn bị các biến chứng như tiền sản giật hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Đôi khi, cổ tử cung khá yếu và có thể giãn nở quá sớm cũng là nguyên nhân dẫn đến sinh non.

Thai nhi 35 tuần có xu hướng phát triển cân nặng là chủ yếu, lượng dịch ối sẽ giảm đi đáng kể. Do đã được ngâm trong nước ối đó gần 9 tháng, lớp lông tơ bao phủ cơ thể giờ có thể tụt vào bên trong, phần lớn sẽ chui vào ruột bé và được thải ra ngoài qua lần đại tiện đầu tiên sau khi bé chào đời, cùng với các chất cặn bã được đào thải từ gan và thận.
 

Sự thay đổi cơ thể mẹ

Ở giai đoạn thai nhi 35 tuần, mẹ sẽ cảm thấy lưng bị đau, xương chậu kêu răng rắc, bàng quang không chứa nổi vài mililit làm mẹ đi tiểu ngày càng nhiều, đôi lúc mẹ còn thấy như bị điện giật vùng bàng quang.

Hormone thai kì và trọng lượng từ em bé sẽ mang đến cho bạn những cơn đau, đặc biệt là đau vùng chậu. Cộng với việc các dây chằng bị làm mềm, khiến bạn còn bị cả những cơn đau lưng hành hạ. Bạn có thể thức dậy với một khuôn mặt hơi sưng húp vào buổi sáng, và bị sưng mắt cá chân vào cuối ngày. Hãy nhớ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.


Nhiều bà mẹ chia sẻ rằng khi mang thai đến những tuần cuối, bạn sẽ dễ gặp những giấc mơ sống động có liên quan đến mang thai, chuyển dạ và sinh em bé. Đôi khi có thể gặp ác mộng, khiến họ cảm thấy sợ hãi và lo lắng. Hãy yên tâm, đó có lẽ chỉ là do bộ não của bạn đang phân loại thông minh qua những suy nghĩ của bạn hàng ngày thôi.

Vào khoảng thời gian thai nhi 35 tuần, bạn luôn phải chịu những cơn râm ran, tê buốt như kiến cắn vùng tay chân do áp lực của thai nhi lên dây thần kinh. Bạn vẫn tiếp tục tăng cân, rốn vẫn cứ lồi ra để lộ sau lớp áo, bụng và ngực ngày càng to. Hãy nghỉ ngơi, thư giãn thật tốt để giảm bớt những áp lực cho chính mình. Để tránh tê ngứa, bạn cũng có thể massge một chút, đi lại, vận động nhẹ nhàng, tránh đứng lâu một chỗ, tránh ngồi vắt chân cao.

Đến thời điểm mang thai tuần thứ 35, dịch âm hộ có thể ra nhiều hơn bình thường, để thấy thoải mái hơn bạn có thể dùng băng vệ sinh hàng ngày. Đây là hiện tượng sinh lí bình thường, trừ khi dịch ra quá nhiều, có mùi hôi hay làm bạn cảm thấy ngứa ngáy.
 

Lời khuyên cho tuần này

  • Bạn vẫn đang duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ chứ? Vào những tuần cuối này, bạn nên hạn chế ăn đồ ăn nguội, lạnh, nó làm tăng khả năng mắc các bệnh lây lan nhất là về tiêu hóa. Để tránh việc thừa cân quá nhiều sau sinh, bạn cũng nên hạn chế các đồ ăn nhiều dầu, mỡ và đường. Ngược lại, ăn nhiều đồ ăn chứa chất xơ như các loại hoa quả sạch sẽ giúp bạn nhẹ nhõm và thoải mái hơn. Đồng thời duy trì những bài tập nhẹ nhàng, đi bộ vào buổi sáng/tối để dễ sinh hơn.
  • Bổ sung đầy đủ canxi cho cả bé và mẹ bằng cách dùng sữa hay các viên uống chức năng dành riêng cho bà bầu.
  • Khi thai nhi 35 tuần, bạn có thể nên nghỉ làm bắt đầu từ tuần này. Nhất là khi công việc của bạn yêu cầu suy nghĩ căng thẳng, đi lại xa xôi, khó khăn, hoặc khi bạn cảm thấy mình cần thêm thời gian để nghỉ ngơi và chuẩn bị cho sự ra đời của trẻ.
  • Hãy chăm chỉ đọc tài liệu để có một kỳ sinh nở thuận lợi, chủ động và khoa học nhất. Nếu bạn dự định hay được chỉ định cần phải mổ đẻ, hay sinh thường, sinh tại nhà... Hãy chuẩn bị thật kĩ và nói rõ yêu cầu, mong muốn với những người xung quanh, đặc biệt là với bác sĩ, hộ sinh trực tiếp chăm sóc bạn.
  • oTúi đồ đi sinh của bạn phải luôn sẵn sàng và đầy đủ vì bạn có thể sinh bất cứ lúc nào kể từ tuần thứ 35 trở đi.
  • Nếu bạn dự định nuôi con bằng sữa mẹ, hãy chuẩn bị những chiếc áo ngực dành riêng phụ nữ cho con bú. Những dụng cụ vắt và bảo quản sữa cũng sẽ rất cần thiết khi nuôi con.
Sẵn sàng để sinh bé và chuẩn bị tốt cho quá trình chăm sóc bé những ngày đầu tiên sau khi bé ra đời là việc bạn cần làm khi mang thai tuần thứ 35 cũng như những ngày cuối cùng của thai kì. Nhưng cũng đừng vì thế mà trở nên căng thẳng, lo lắng. Hãy thư giãn và trò chuyện với mọi người xung quanh về những suy nghĩ của bạn nhé!

► Xem tiếp: Thai nhi 36 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết 
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?

Trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Các bác ...
Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết

Rỉ ối 3 tháng đầu có thể khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, nhưng nếu nắm ...
Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp

Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thường là dấu hiệu cho thấy trứng đã thụ tinh và quá trình ...
Bà bầu nên ăn cá gì để con thông minh, đủ chất cả thai kỳ?

Bà bầu nên ăn cá gì để con thông minh, đủ chất cả thai kỳ?

Bà bầu nên ăn cá gì để con vừa thông minh, vừa khoẻ mạnh trong suốt ...
Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu ăn gì để thai to, con đủ chất trong suốt thai kỳ? Theo các ...
Hiện tượng ít nước ối: Nguyên nhân và cách khắc phục cho mẹ

Hiện tượng ít nước ối: Nguyên nhân và cách khắc phục cho mẹ

Theo thống kê từ các bệnh viện lớn nhỏ trên cả nước, tỉ lệ sản phụ ...
Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì luôn là câu hỏi được nhiều chị em mang thai ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp
30/11/2024
34 lượt xem

Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp

Không có máu báo thai liệu có thai không đang là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ hiện ...
Máu báo thai có sau khi quan hệ bao lâu? Dấu hiệu nhận biết cho mẹ
30/11/2024
28 lượt xem

Máu báo thai có sau khi quan hệ bao lâu? Dấu hiệu nhận biết cho mẹ

Máu báo thai có sau khi quan hệ bao lâu là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ chưa có ...
Máu báo thai xuất hiện khi nào? Cần làm gì khi thấy máu báo?
30/11/2024
35 lượt xem

Máu báo thai xuất hiện khi nào? Cần làm gì khi thấy máu báo?

Máu báo thai xuất hiện khi nào là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ. Giải đáp vấn đề này, ...
Ra máu báo thai kéo dài mấy ngày thì hết? Chuyên gia giải đáp
30/11/2024
7 lượt xem

Ra máu báo thai kéo dài mấy ngày thì hết? Chuyên gia giải đáp

Các chị em thường thắc mắc về việc ra máu báo thai kéo dài mấy ngày? Để giải đáp cho vấn ...
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ cần chú ý
28/11/2024
23 lượt xem

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ cần chú ý

Một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối điển hình mẹ có thể gặp là đi tiểu thường ...
Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ
27/11/2024
44 lượt xem

Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa thường không rõ ràng và rất khó nhận biết. Điển hình nhất là hiện ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure