Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Thai nhi 37 tuần, sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể mẹ và những lời khuyên cần thiết

12:13 | 28/04/2017
174 lượt xem

Thai nhi 37 tuần tuổi sẽ tăng khoảng một phần tư kilo, khiến cho cân nặng rơi vào khoảng từ 2,5 đến 3kg và có chiều cao khi đo từ đầu đến chân khoảng 50 centimet

Những thay đổi của thai nhi 37 tuần

Đến tuần thứ 37 của thai kỳ, quá trình phát triển của thai nhi gần như hoàn tất, và từ tuần này hầu như bé chỉ tăng cân mà thôi. Phổi và não của bé tiếp tục trưởng thành. Em bé của bạn cũng thực hành hít thở bằng cách hít và thở ra nước ối. Bé cũng có thể mút ngón tay hoặc nhấp nháy mắt. Một số trẻ có nấc lên trong dạ con - bạn có thể nhận thấy những cú nhảy khác nhau bên trong bụng. Bé tiếp tục lột bỏ lớp lông tơ và lớp sáp khỏi da. Hệ thống tiêu hóa của bé bây giờ có đầy đủ chức năng và chứa “phân su”, màu đen, dính và giống như hắc ín nằm trong ruột của bé đến khi sinh. Đôi khi, (đặc biệt là trong trường hợp mang thai kéo dài) phân su thải vào dịch màng ối và làm ố nước ối. Nếu nước ối của bạn vỡ và có màu xanh lá cây, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.


Chuyển động của thai nhi 37 tuần rõ ràng hơn và mạnh hơn trước. Đến tháng thứ chín, các bác sĩ thường khuyên các bà mẹ mang thai đếm số lần đá và báo cáo lại nếu bé im lặng bất thường. Và nếu con bạn "bận rộn", bạn có thể cảm thấy một cú thọc nhói ngay gần cổ tử cung mỗi khi bé quay đầu.
 

Thay đổi ở cơ thể của mẹ

Mặc dù về mặt lý thuyết, việc sinh nở trong khoảng thời gian thai nhi 37 tuần đến 40 tuần đã được coi là đủ tháng, các bác sĩ vẫn mong muốn bạn tiếp tục mang thai đến tuần thứ 39, trừ phi có trường hợp khẩn cấp về y tế. Em bé tiếp tục tăng trưởng và tăng cân cho đến khi đó. Dưới đây là một số thay đổi cơ thể bạn sẽ trải qua ở tuần thứ 37 của thai kỳ:
  • Tăng số lượng cơn gò Braxton Hicks
  • Giãn nở cổ tử cung
  • Khó chịu khi ngủ
  • Chuột rút và giãn tĩnh mạch chân
  • Bé không vận động nhiều
  • Dịch ối thấp
  • Chảy máu âm đạo
  • Trẻ em bị rò rỉ Meconium (phân su) vào dịch ối
Khi cơ thể bạn ở giai đoạn chuẩn bị chuyển dạ, có thể nhận thấy sự gia tăng tần suất các cơn gò tử cung Braxton Hicks. Đây là những sự co thắt giả, và khác với cơn đau đẻ, chúng không nhất quán và cũng không có sự gia tăng về cường độ. Nhưng đôi khi, các cơn co thắt giả rất khó phân biệt với đau đẻ. Thay vì dựa vào tự chẩn đoán, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn nếu bạn có nhiều hơn bốn cơn co thắt tử cung trong một giờ đồng hồ.

Vào thời điểm thai nhi 37 tuần, bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra hàng tuần để tìm kiếm dấu hiệu chuyển dạ. Sự giãn nở cho bạn biết cổ tử cung của bạn đã giãn ra bao nhiêu - nó phải mở ít nhất 10 cm thì em bé mới có thể chui qua tử cung được.  

Khi em bé tiếp tục di chuyển xuống dưới, đầu bé sẽ tạo áp lực vào xương chậu và hông. Áp lực to lớn xung quanh vùng chậu có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái trong khi ngủ. 

Chuột rút ở chân là hiện tượng thường gặp trong tam cá nguyệt thứ ba khi các mạch máu xung quanh chân bị nén do tăng cân. Đôi khi, một chế độ ăn uống thiếu canxi và magie cũng gây ra chứng chuột rút.


Mang thai tuần 38, mẹ có thể sẽ gặp phải chứng chuột rút ở chân

Nước ối của bạn tiếp tục tăng và đạt đến đỉnh điểm vào tuần thứ 38, sau đó nó sẽ có sự suy giảm đều đặn. Tuy nhiên, khi nước ối giảm xuống dưới 5cm hoặc có khối lượng dưới 500 ml ở tuần thứ 37 của thai kỳ, bác sĩ có thể chỉ ra rằng bạn có dịch màng ối thấp. Chụp siêu âm thai nhi 37 tuần tuổi có thể giúp bạn xác định chính xác tình huống. Mức dịch thấp trong thời kỳ đầu và giữa thai kỳ có thể gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Tuy nhiên, trong 3 tháng cuối thai kỳ, phụ nữ thường ít bị dịch màng ối. Khi điều này xảy ra sau 37 tuần mang thai, bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn kích đẻ  hoặc đề nghị mổ đẻ phụ thuộc vào vị trí sinh của bé.

Phụ nữ mang thai thường xuất hiện "nút nhầy" vài tuần trước khi chuyển dạ. Nó có thể chảy dạng một cục hoặc chảy rỉ ra (trong suốt hoặc nhuốm chút máu đỏ tươi hay màu nâu, có thể hơi đặc và dính) trong quá trình vài ngày. Đây là hiện tượng bình thường và không phải là một nguyên nhân để bạn lo lắng. 

Dù vì lý do gì, nếu bạn thấy hiện tượng xuất huyết ở thời điểm thai nhi 37 tuần, bạn không nên tự chẩn đoán mà hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Hầu hết phụ nữ mang thai vỡ ối sau khi bị những cơn co thắt. Nhưng đôi khi, túi nước ối có thể vỡ ra trước tiên. Khi nó xảy ra, bác sĩ thường cho kích đẻ. Nếu vỡ ối, mẹ đừng hoảng sợ và hãy nhớ làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
 

Những lời khuyên cho tuần này

Khi càng gần đến ngày chuyển dạ, bạn càng cảm thấy bồn chồn và lo lắng. Liệu có thể chịu đựng những cơn đau đẻ hay không? Lựa chọn sinh con tự nhiên hay sinh mổ? Những câu hỏi vô tận này sẽ luôn ở trong đầu bạn. Đây là cách giúp bạn đối phó nhé:
  • Hãy hình dung cuộc vượt cạn của bạn đang diễn ra theo kế hoạch và không có biến chứng. Sau khi sinh bạn sẽ bận rộn với việc cho con ăn và thay tã, bạn sẽ có ít thời gian và sức lực để quan tâm đến người bạn đời của mình. Hãy tận dụng thời gian mà 2 người đang có ngay bây giờ để hẹn hò với anh ấy.
  • Mua sắm quần áo và phụ kiện của em bé có lẽ là cách tốt nhất để xua tan những lo lắng vào thời điểm thai nhi 37 tuần này.
  • Cần phải tìm hiểu về chăm sóc sức khoẻ sau sinh, bạn phải nhận thức được những điều bạn nên và không nên làm, sau khi sinh con.
Hiện tượng rỉ ối tuần 37 - Cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ

Hiện tượng rỉ ối tuần 37 - Cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ

Hiện tượng rỉ ối tuần 37 là dấu hiệu đặc trưng cho thấy mẹ bầu đang ...
Gợi ý thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong 1 tuần chuẩn khoa học

Gợi ý thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong 1 tuần chuẩn khoa học

Trong giai đoạn thai kỳ, dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng, đặc biệt với ...
Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, ăn chỉ vào con không vào mẹ

Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, ăn chỉ vào con không vào mẹ

Chế độ ăn uống trong thai kỳ luôn là mối quan tâm lớn của các mẹ ...
Ra máu báo thai có đau lưng không? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thai có đau lưng không? Chuyên gia giải đáp

“Ra máu báo thai có đau lưng không?” là thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? TOP 5 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? TOP 5 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý đến chế độ ăn uống để ...
Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi? Gợi ý top 10 thực phẩm cho mẹ

Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi? Gợi ý top 10 thực phẩm cho mẹ

Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi mà lại ngon lành, dễ kiếm? Mẹ có ...
Máu báo thai màu nâu đen có sao không?

Máu báo thai màu nâu đen có sao không?

Nhiều chị em trong giai đoạn đầu của thai kỳ thấy xuất hiện máu báo thai ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ
10/10/2024
2 lượt xem

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư ối, thì "cách uống nước ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ
09/10/2024
8 lượt xem

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang trong thời gian ...
Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý
09/10/2024
12 lượt xem

Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý

Các chuyên gia phụ sản đã khẳng định, tình trạng thiểu ối 3 tháng đầu là vô cùng nguy hiểm cho ...
Máu báo thai như thế nào? Những vấn đề lưu ý khi ra máu báo thai
08/10/2024
20 lượt xem

Máu báo thai như thế nào? Những vấn đề lưu ý khi ra máu báo thai

Máu báo thai như thế nào là bình thường? Chị em cần lưu ý gì khi thấy xuất hiện máu báo ...
Máu báo thai có mùi tanh không? Giải đáp cho mẹ
08/10/2024
12 lượt xem

Máu báo thai có mùi tanh không? Giải đáp cho mẹ

Máu báo thai có mùi tanh không, màu sắc thế nào là câu hỏi nhiều chị em phụ nữ thắc mắc. ...
Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần?
08/10/2024
11 lượt xem

Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần?

Nhiều chị em thấy ra máu báo thai và không rõ thai nhi khi đó được bao nhiêu tuần. Giải đáp ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure