Thay đổi trong cơ thể bạn
Bạn cần gặp bác sĩ mỗi tuần để kiểm tra các dấu hiệu chuyển dạ. Bên cạnh chụp siêu âm, bác sĩ cũng có thể thực hiện kiểm tra cổ tử cung để kiểm tra xem mức độ giãn mở và độ mỏng của cổ tử cung. Dưới đây là một số thay đổi cơ thể bạn có thể trải qua vào thời điểm thai nhi 39 tuần:
Tăng tần số các cơn gò tử cung:
Càng gần đến ngày sinh thì các cơn gò tử cung Braxton Hicks càng trở nên thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Đôi khi, các cơn gò này có thể nhịp nhàng và tiếp diễn khiến cho bạn nhầm lẫn với cơn chuyển dạ. Nhưng những cơn co thắt chuyển dạ thường mạnh hơn và kéo dài, và nó cũng kèm theo các dấu hiệu chuyển dạ khác. Ngay cả khi bạn không thấy các dấu hiệu chuyển dạ khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu những cơn co thắt này tăng lên làm bạn đau đớn hoặc nếu bạn thấy bé không hoạt động một cách bất thường.
Khó chịu ở vùng chậu:
Thời điểm thai nhi 39 tuần, bé có thể đã rơi vào vùng chậu và có khuynh hướng chèn ép vào các cơ quan nội tạng của bạn như bàng quang, hông, và khung chậu. Kết quả là, bạn có thể cảm thấy không thoải mái ở vùng bụng dưới. Đôi khi, bạn có thể trải nghiệm một cú huých ngắn nhưng sắc bén quanh xương chậu - điều này xảy ra khi bé quay đầu.
Nút nhày âm đạo:
Chất nhầy thường có màu trắng, đôi khi nó lẫn với máu. Thực tế, đây là một trong những dấu hiệu ban đầu của chuyển dạ. Bạn cần bình tĩnh vì đôi khi, thoát dịch âm đạo xảy ra ngay trước khi chuyển dạ và hoặc có thể phải một hoặc hai ngày sau bạn mới bắt đầu chuyển dạ.
Quá trình chuyển dạ diễn ra như thế nào:
Mỗi lần mang thai và mỗi lần sinh con đều khác nhau, nhưng nhìn chung, quá trình chuyển dạ tiến triển theo ba giai đoạn như sau:
Chuyển dạ sớm và chuyển dạ tích cực: Nó xảy ra khi cổ tử cung mở rộng và tràn dịch. Bạn có thể thấy một chất thải niêm mạc màu nâu xuất phát từ âm đạo, được pha lẫn máu. Sự giải phóng dịch âm đạo thường xảy ra sau những cơn co thắt ngắn nhưng rõ nét, kéo dài từ 30 đến 90 giây. Đây là giai đoạn dài nhất – trung bình giai đoạn chuyển dạ sớm thường kéo dài từ 6 đến 12 giờ, mặc dù nó ngắn hơn nhiều so với các lần chuyển dạ sau đó. Nếu bạn thực hiện việc kích đẻ, các cơn co thắt sẽ nhiều lên, mạnh hơn, lâu hơn và gần nhau hơn. Cổ tử cung cũng tiếp tục giãn mở đến khoảng 10 cm. Một số phụ nữ phàn nàn về buồn nôn trong khi số khác phàn nàn về chứng chuột rút. Đôi khi, túi ối sẽ vỡ trong giai đoạn này. Đối với những bà mẹ mang thai lần đầu tiên, chuyển dạ tích cực có thể kéo dài đến 8 giờ nhưng đối với những phụ nữ đã sinh con trước đó, thời gian chuyển dạ tích cực lại không kéo dài như vậy. Bác sĩ có thể khuyên bạn không nên cố gắng quá sức, cổ tử cung không bị giãn nở đủ, và việc rặn có thể làm cho nó sưng lên.
Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn thứ hai kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Bạn sẽ được yêu cầu rặn sau mỗi lần co lại để thúc đẩy tăng tốc quá trình. Nhưng đôi khi, bác sĩ có thể yêu cầu bạn rặn một cách từ từ hoặc thậm chí ngừng rặn. Nó cho phép cơ âm đạo của bạn căng ra tự nhiên hơn là rách vì áp lực. Từ từ, nhưng chắc chắn, em bé của bạn sẽ di chuyển ra ngoài qua đường dẫn sinh. Sau khi đầu của bé chui được ra ngoài, bác sĩ phải đảm bảo rằng dây rốn của bé đang hoàn toàn lỏng tự do để cho phép phần còn lại của cơ thể di chuyển ra ngoài.
Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn này kéo dài khoảng 5 đến 30 phút được tính từ lúc bé được sinh ra cho đến khi nhau thai được cắt. Bác sĩ cũng sẽ phải kiểm soát sự chảy máu, và bạn có thể được yêu cầu rặn một lần cuối cùng để sổ hoàn toàn rau thai. Sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra nhau thai để đảm bảo nó còn nguyên vẹn, nhau thai còn sót lại bên trong tử cung có thể gây ra nhiễm trùng và chảy máu. Và cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để cầm máu.
Thay đổi trong cơ thể của thai nhi 39 tuần
Em bé của bạn đang chuẩn bị cho việc chào đời. Phổi và não đang tiếp tục trưởng thành. Bé hạ xuống sâu hơn vào vùng xương chậu và nằm ở vị trí chờ sinh. Bé vẫn tiếp tục tích lũy chất béo quanh đầu gối và vai giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể bên ngoài tử cung. Trong tuần này em bé của bạn tiếp tục tăng cân.
Kích thước của thai nhi 39 tuần: Em bé của bạn nặng khoảng 2,8 đến 3 kg và dài khoảng 50.8 cm khi đo từ đầu đến chân ngón chân.
Kích thích chuyển dạ ở tuần này: Thường xảy ra khi người mẹ mang thai bị biến chứng như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai nghén hay mức nước ối thấp. Kích đẻ trong những trường hợp này sẽ giúp ngăn ngừa sự nhiễm trùng có thể gây hại cho em bé.
Lời khuyên dành cho mẹ bầu
- Chú ý đến hoạt động của bé: Bác sĩ sẽ khuyên bạn theo dõi các hoạt động của em bé bao gồm đếm số lần bé đạp trong một khoảng thời gian. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu con của bạn yên tĩnh một cách bất thường. Mức nước ối của bạn có thể đã thấp hoặc túi nước ối có thể vỡ. Sẽ là lý tưởng nhất nếu các cơn co thắt xảy ra trước khi nước ối vỡ. Nhưng trong một số trường hợp, các cơn co thắt thậm chí còn không bắt đầu ngay cả sau khi túi ối đã vỡ. Nếu đúng như vậy, bác sĩ sẽ kích thích để chuyển dạ.
- Tập thể dục và thư giãn: Đi bộ chậm và đi bộ ngắn hoặc tập bơi. Bạn cũng có thể tập yoga trước khi sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Các hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp giữ cho tâm trí của bạn thư giãn và tránh khỏi tâm lý bồn chồn chờ đợi.
- Ngủ càng nhiều càng tốt và chú ý chế độ ăn uống của bạn: Vào thời điểm thai nhi 39 tuần, bạn có thể không có tâm trạng để ăn uống, nhưng bạn nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm việc uống vitamin và canxi theo kê toa của bác sĩ.