Siêu âm thai là hoạt động rất quan trọng và không thể thiếu được ở bất cứ bà bầu nào trong thời gian mang thai. Việc siêu âm sẽ giúp mẹ xác định được sức khỏe của thai nhi và sự phát triển. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng là người hiểu được tầm quan trọng của việc siêu âm như nào cho đúng, đủ và tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Vậy, khi siêu âm thai có được ăn sáng không?
Theo những bác sĩ chuyên khoa, khi đi siêu âm thai, ngoài siêu âm ra mẹ cần thực hiện một số xét nghiệm khác để kiểm tra đường huyết hay tốc độ lắng của máu…Vì vậy nên trước khi đi siêu âm thai nếu ăn sáng sẽ ảnh hưởng đến kết quả siêu âm, dẫn đến việc sai lệch kết quả xét nghiệm. Do vậy, với thắc mắc siêu âm có cần nhịn ăn không là có nhé. Nhưng ngay sau khi siêu âm xong, mẹ cần lập tức bổ sung thêm đồ ăn, tránh việc có tình trạng hạ đường huyết, rơi vào trạng thái ngất xỉu, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Mẹ không nên ăn sáng trước khi siêu âm thai
Một lưu ý cho mẹ nữa là bên cạnh việc nhịn ăn sáng, mẹ còn không được sử dụng những chất kích thích trong vòng 12 tiếng, tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Tránh việc sử dụng một số loại chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê….
Ngoài việc siêu âm thai có được ăn sáng không, mẹ cần nhớ là nên uống nhiều nước trước khi đi siêu âm, và nhịn tiểu nhé. Việc nhịn tiểu sẽ giúp cho mẹ có cảm giác buồn đi tiểu, giúp bang quang căng nước, đẩy tử cung lên giúp cho sóng siêu âm đi nhanh, khiến việc siêu âm dễ dàng và chính xác hơn. Một lưu ý cho mẹ đó là nên mặc đồ rộng rãi, thoải mái để tiện cho việc siêu âm nhé.
Những mốc siêu âm thai quan trọng mẹ cần
Ngoài lưu ý về việc siêu âm thai có cần ăn sáng không, mẹ cần chú ý những mốc siêu âm thai quan trọng dưới đây.
Tuần 4-8 của thai kỳ: Thời điểm này để xác định xem thai đã vào tử cung an toàn và làm ổ chắc chắn chưa.
Từ tuần 12-14 của thai kỳ: Đây là thời điểm siêu âm để bác sĩ xác định tuổi thai chính xác nhất. Điều quan trọng hơn là bé sẽ được đo khoảng sáng sau gáy, nhằm xác định được những bất thường trong nhiễm sắc thể. Nếu như bạn mang thai đơn hoặc đôi cũng sẽ được xác định trong giai đoạn này.
Tuần 21 đến 24 của thai kỳ: Hầu hết những cơ quan trong cơ thể đều có sự phát triển khá hoàn thiện rồi. Ở giai đoạn này, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nhằm phát hiện những bất thường như hở hàm ếch, sứt môi, hay những dị dạng ở cơ quan nội tạng.

Tuần 30-32 của thai kỳ: Ở tuần này, những bất thường về động mạch , tim hay những cấu trúc não cũng sẽ được bác sĩ siêu âm để phát hiện. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra dây rốn để xác định vị trí nhau thai và tình trạng của nước ối.
Và bên cạnh việc siêu âm thai có cần nhịn ăn hay không, mẹ bầu cũng nên để tâm tới những lưu ý dưới đây:
- Mẹ cần đi siêu âm đúng định kỳ, thời điểm để xác định kịp thời những bất thường của thai nhi.
- Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng việc siêu âm có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng việc siêu âm nhé.
- Nên hỏi bác sĩ về việc siêu âm có cần phải nhịn tiểu không nhé, bởi có một số trường hợp phải nhịn tiểu để đẩy bàng quang lên, cho tiện theo dõi.
Trên đây là những lưu ý về việc siêu âm thai có được ăn sáng hay không. Các mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trực tiếp thăm khám để có thể cho kết quả tốt nhất khi đi siêu âm nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe nhé!