0
Đang mang thai

Mang thai 3 tháng đầu có được truyền nước không?

00:00 | 02/07/2025
198 lượt xem
Mang thai 3 tháng đầu có được truyền nước không? Theo các bác sĩ, bà bầu 3 tháng đầu có thể truyền nước nếu ốm nghén và suy nhược nặng mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý khi truyền nước để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe. Hãy cùng Avisure tìm hiểu về các thông tin khi truyền nước cho bà bầu 3 tháng đầu tại bài viết sau.

Mang thai 3 tháng đầu có được truyền nước không? Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể truyền nước nếu cơ thể đang bị suy nhược, mất nước nặng. Mẹ bầu truyền nước giúp nhanh chóng bổ sung nước và điện giải cho cơ thể mà không bị ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cần đến cơ sở y tế có chuyên môn và uy tín để thực hiện truyền nước đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Một số mẹ bầu 3 tháng đầu ốm nghén nặng, nôn nhiều gây mất nước và điện giải, cơ thể suy nhược do không ăn uống được gì. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định truyền nước cho mẹ để giúp bù dịch, bù khoáng, khắc phục tình trạng suy nhược và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, mẹ chỉ nên truyền nước khi cơ thể bị suy nhược và ốm nghén nặng, không truyền nước khi ốm nghén ở mức độ nhẹ. Mẹ bầu 3 tháng đầu ốm nghén nhẹ thì chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, dinh dưỡng mà không cần truyền nước, truyền dịch. Đặc biệt, mẹ bầu bị sốt cao, cảm lạnh hay tiểu đường thai kỳ thì không được truyền nước.

Mang thai 3 tháng đầu có được truyền nước không?
Mang thai 3 tháng đầu có được truyền nước không?

2. Những nhóm dịch truyền chính cho bà bầu

Sau khi biết rằng mang thai 3 tháng đầu có được truyền nước không, mẹ hãy tìm hiểu thêm một số loại dịch truyền chính cho bà bầu. Hiện nay, phổ biến nhất là các loại dịch truyền sau:

- Dịch truyền điện giải: Gồm Natri Chloride (NaCl 0,9%), Ringer lactate,... giúp bù nước và điện giải cho cơ thể trong trường hợp bị mất nước, điện giải do ốm nghén, nôn ói nhiều, tiêu chảy, ngộ độc hoặc sốt cao

- Dịch truyền glucose: gồm glucose nồng độ 5%, 10%, 20%,... giúp bổ sung năng lượng nhanh chóng cho mẹ bầu, cần truyền trong trường hợp mẹ bị mệt mỏi, tụt đường huyết do suy nhược, ăn uống kém.

- Dịch truyền chứa albumin: chứa human albumin 5%, 20% được chiết xuất từ huyết tương người. Dung dịch chứa albumin được chỉ định dùng trong trường hợp mất máu khi phẫu thuật hoặc các trường hợp đặc biệt.

- Các dung dịch truyền khác: dung dịch cao phân tử, dextran, natri bicarbonat 1,4%,... được dùng để điều trị mất máu, sốc, nhiễm toan,...

Theo các chuyên gia, truyền nước ở bà bầu thường không ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ truyền nước khi có chỉ định từ bác sĩ và cần được thực hiện bởi nhân viên y tế. Bởi việc lạm dụng dịch truyền, truyền dịch sai có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Truyền nước liệu có gây ảnh hưởng đến thai nhi
Truyền nước liệu có gây ảnh hưởng đến thai nhi 

Mẹ bầu ốm nghén nặng khi truyền nước sẽ được bổ sung các dưỡng chất cần thiết như nước, vitamin, đạm, chất điện giải... giúp bù nước, tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi. Do vậy, khi có chỉ định truyền nước mẹ bầu hoàn toàn yên tâm bởi nó không gây hại cho bé yêu nhé.
Xem thêm:
Bầu nghén không ăn được gì phải làm sao? 
Nghén nhiều là trai hay gái - 1 số cách giảm nghén hiệu quả

Khi mang thai việc sử dụng bất cứ dịch vụ y tế nào mẹ cũng cần thận trọng. Hãy thăm khám và làm theo chỉ định của bác sĩ, chớ tự ý thực hiện hoặc nghe ai đó mách bảo. Theo đó, ai nên truyền nước trong thai kỳ cũng là vấn đề mẹ bầu cần lưu tâm. 

Trường hợp bầu 3 tháng đầu nên truyền nước:

  • Mẹ bầu ốm nghén nặng 
  • Mẹ bầu không ăn uống được
  • Mẹ bầu sức khoẻ yếu
 

Trường hợp mẹ mang thai 3 tháng đầu tiên không nên truyền nước:

  • Mẹ bầu sức khoẻ bình thường
  • Mẹ bầu không ốm nghén
  • Bà bầu sốt, ớn lạnh, tiêu chảy cần phải được thăm khám bác sĩ. 
  • Những mẹ bầu mắc một số bệnh lý khác

5. Những lưu ý khi mẹ bầu có thai 3 tháng đầu truyền nước 

Truyền nước thông thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, khi truyền nước vẫn có thể gặp phải một số vấn đề phản ứng phụ. Chẳng hạn như sưng, phù, đau do lấy ven bị lệch, nặng hơn có thể bị sốc phản vệ, dị ứng, phù, ...Do vậy, khi truyền nước mẹ bầu cần được thực hiện bởi nhân viên y tế để tránh những rủi ro không cần thiết. 

Những lưu ý khi bà bầu mang thai truyền nước ở 3 tháng đầu
Những lưu ý khi bà bầu mang thai truyền nước ở 3 tháng đầu

Bên cạnh đó, mẹ bầu khi truyền nước cần lưu ý một số vấn đề: 

- Không phải cứ thấy mệt mỏi là đi truyền nước. Khi mang thai, việc truyền nước đòi hỏi mẹ bầu cần được thăm khám và có chỉ định từ bác sĩ. Chỉ truyền nước trong trường hợp ốm nghén nặng, cơ thể suy nhược và mệt mỏi. Liều lượng và thời gian truyền cần có chỉ định từ y bác sĩ. 
- Không được tự ý đi mua dịch truyền, truyền nước tại nhà hoặc các phòng khám không uy tín. Tránh những rủi ro có thể xảy ra. 

- Theo dõi phản ứng khi truyền nước: nếu khi truyền nước, mẹ cảm thấy khó thở, nóng rát tại chỗ truyền, nổi mẩn ngứa,... thì cần báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: truyền nước chỉ là giải pháp tạm thời, mẹ vẫn cần ăn uống đầy đủ để giữ gìn sức khỏe trong thai kỳ. Nếu mẹ bị ốm nghén trong 3 tháng đầu, mẹ hãy thử thay đổi thực đơn, chia nhỏ các bữa ăn và lựa chọn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Đặc biệt, nếu nôn nghén nhiều, mẹ cần bù nước, dung dịch oresol hoặc các loại nước trái cây để giữ cân bằng điện giải cho cơ thể.

6. Câu hỏi thường gặp (FAQs)

6.1. Có bầu có được truyền nước không?

Bà bầu có được truyền nước để nhanh chóng bù nước và điện giải cho cơ thể mà không lo gây hại cho sức khỏe và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu truyền nước cần chú ý tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

6.2. Bầu 3 tháng đầu có truyền đạm được không?

Bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ có thể truyền đạm được nếu bị ốm nghén quá mức, nôn nhiều gây mất nước và điện giải hoặc khi có các vấn đề sức khỏe khác. Mẹ bầu truyền đạm cần được theo dõi sát sao bởi bác sĩ và các nhân viên y tế để đảm bảo an toàn.

6.3. Truyền nước có làm tăng nước ối không?

Bà bầu truyền nước có làm tăng lượng nước ối nhưng không phải là phương pháp được bác sĩ khuyến khích để điều trị thiểu ối. Bà bầu thiểu ối 3 tháng đầu cần uống nước đầy đủ để duy trì lượng tuần hoàn tốt và có thể được truyền dịch ối theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây, chính là một số thông tin giải đáp băn khoăn “mang thai 3 tháng đầu có được truyền nước không” mà Avisure tổng hợp. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chuẩn bị cho một thai kỳ hoàn hảo. 
Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? 

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? 

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? Để biết ...
Vitamin c 1000mg bầu uống được không?

Vitamin c 1000mg bầu uống được không?

Vitamin C 1000mg bầu uống được không? chắc chắn là một trong những câu hỏi được ...
Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Báo động đỏ cho mẹ bầu

Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Báo động đỏ cho mẹ bầu

Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, việc thiếu nước ối ...
Thai 26 tuần là mấy tháng? Phát triển như thế nào?

Thai 26 tuần là mấy tháng? Phát triển như thế nào?

  Thai 26 tuần là mấy tháng? Mẹ bầu 26 tuần là được 6 tháng 2 ngày. ...
Dọa sinh non nên ăn gì, kiêng gì để giữ thai an toàn?

Dọa sinh non nên ăn gì, kiêng gì để giữ thai an toàn?

Dọa sinh non nên ăn gì? Để cải thiện tình trạng này, bà bầu nên bổ ...
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không? Câu trả lời là có ...
Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không?

Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không?

Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không? Câu trả lời ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Các tin bài khác
Omega-3 có uống chung với thuốc tây được không? Giải đáp cho bạn
23/07/2025
22 lượt xem

Omega-3 có uống chung với thuốc tây được không? Giải đáp cho bạn

Omega-3 có uống chung với thuốc tây được không? Câu trả lời là được, omega-3 có thể uống chung với hầu ...
12 Dấu hiệu chắc chắn mang thai bé trai theo khoa học và dân gian
22/07/2025
202 lượt xem

12 Dấu hiệu chắc chắn mang thai bé trai theo khoa học và dân gian

Dấu hiệu chắc chắn mang thai bé trai theo dân gian là mẹ nghén ít, thèm chua, ăn mặn, bụng bầu ...
Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chi tiết cho mẹ
21/07/2025
18 lượt xem

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chi tiết cho mẹ

Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như sau: lấy kết quả xét nghiệm và so với ngưỡng ...
Ra máu sau 6 ngày uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai không?
16/07/2025
27 lượt xem

Ra máu sau 6 ngày uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai không?

Ra máu sau 6 ngày uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai không? Theo các bác sĩ, ra máu sau ...
Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Giải đáp thực hư cho mẹ
15/07/2025
160 lượt xem

Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Giải đáp thực hư cho mẹ

Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Theo quan niệm dân gian, nếu mẹ nghén mùi, nhạy cảm với ...
Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Cảnh báo tác hại ít người biết
14/07/2025
168 lượt xem

Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Cảnh báo tác hại ít người biết

Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Các bác sĩ khuyên rằng, bà bầu tuyệt đối không được uống ...