Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào trong ngày là tốt nhất?

08:39 | 08/02/2025
821 lượt xem
Trong giai đoạn mang thai, nhiều chị em phụ nữ băn khoăn không biết rằng thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào, uống vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất? Các chuyên gia đánh giá rằng, thuốc sắt cho bà bầu nên được bổ sung vào buổi sáng trước khi ăn để có hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, khi uống sắt cho bà bầu, mẹ cũng cần lưu ý một số yếu tố làm tăng và giảm khả năng hấp thu sắt vào cơ thể. Mẹ hãy để Avisure hướng dẫn mẹ cách uống thuốc sắt hợp lý và hiệu quả nhất qua bài viết sau đây.

1. Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào là tốt nhất?

Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào trong ngày là tốt và hiệu quả nhất? Theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ có thai nên uống viên sắt vào lúc sáng sớm trước khi ăn sẽ có tác dụng tốt. Vì lúc này, cơ thể chúng ta vừa trải qua một giấc ngủ dài và cũng vào khoảng thời gian này hàm lượng canxi và sắt trong cơ thể ở mức thấp nhất. Vì vậy, mỗi ngày các mẹ bầu nên uống sắt vào buổi sáng là điều được các chuyên gia khuyến khích.

thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào là tốt nhất
Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào là tốt nhất?

Sắt được hấp thu tốt nhất vào thời điểm bụng rỗng vì thức ăn sẽ làm giảm sự hấp thu vi chất dinh dưỡng quan trọng này, tốt nhất mẹ bầu nên uống sắt trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút.

Tuy nhiên, khi mang thai uống sắt lúc đói dễ gây hiện tượng kích ứng ruột, có thể dẫn đến các triệu chứng buồn nôn, nôn. Vì vậy, các mẹ bầu có thể không cần đợi lúc đói mới uống, mà có thể uống thuốc sắt 30 phút sau ăn nhẹ. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên hạn chế uống thuốc sắt trước khi đi ngủ vì có thể gây trào ngược dạ dày khiến mẹ khó ngủ.

2. Hướng dẫn uống sắt đúng cách cho mẹ bầu

Ngoài thời điểm uống sắt trong ngày, mẹ cũng cần lưu ý các vấn đề khác để giúp tăng hấp thu sắt vào cơ thể và hạn chế các yếu tố làm giảm khả năng hấp thu:

2.1. Mẹ bầu uống sắt thế nào giúp tăng hấp thu?

Nếu mẹ đã biết về thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào, thì điều tiếp theo mẹ cần lưu ý là lộ trình và cách dùng viên sắt trong thời kỳ mang thai.

- Lộ trình dùng sắt: Mẹ bầu nên uống sắt liên tục trong suốt thời kỳ mang thai cho đến 1 tháng sau khi sinh.

- Cách dùng viên sắt cho mẹ bầu: Uống viên sắt với ít nhất nửa cốc nước (250ml). Không nên uống thuốc khi nằm. Không nhai viên thuốc khi uống.
- Dùng sắt cùng vitamin C: Các mẹ bầu cũng nên dùng sắt chung với nước cam, nước chanh, nước bưởi hoặc vitamin C để tăng hấp thu sắt cho cơ thể.

- Giữ khoảng cách với thuốc chứa canxi: Nếu phải bổ sung đồng thời sắt và canxi, mẹ bầu nên uống hai loại thuốc này cách xa nhau. Ví dụ, nếu sau bữa sáng, mẹ uống canxi thì nên uống sắt vào buổi chiều (sau ăn trưa 2 giờ).  Đồng thời nên hạn chế uống sắt hoặc canxi vào trước giờ đi ngủ vì chúng có thể gây nóng cơ thể khiến giấc ngủ không sâu và khó vào giấc.

2.2. Sắt bầu uống thế nào làm giảm hấp thu?

Khi uống thuốc sắt trong thời gian mang thai, mẹ cần lưu ý khi dùng sắt chung với nước chè hay một số thuốc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt vào cơ thể.

- Uống sắt chung với nước chè: Phụ nữ mang thai không nên uống thuốc chứa sắt với nước chè vì nước chè có chứa tannin, một chất gây cản trở sự hấp thu sắt vào cơ thể. Thay vào đó, mẹ hãy uống viên sắt với nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước chứa vitamin C để đảm bảo tối ưu nhất cho sự hấp thu.

- Dùng sắt chung với các thuốc khác: Bà bầu không nên uống sắt chung với các thuốc khác, đặc biệt là các thuốc kháng acid trị viêm loét dạ dày - tá tràng vì làm cho sắt không được hấp thu. Mẹ cũng lưu ý không uống chung thuốc sắt với tetracyclin vì làm giảm hấp thu và giảm hiệu quả sử dụng của cả 2 loại thuốc.

- Bổ sung quá nhiều sắt: Phụ nữ mang thai bổ sung quá nhiều sắt có thể gây ảnh hưởng chức năng tim mạch.
Xem thêm:
Thực phẩm giàu sắt cho phụ nữ mang thai

3. Lưu ý đối phó với các vấn đề xảy ra khi dùng thuốc sắt

Các viên thuốc sắt cổ điển thường gây ra các vấn đề như khó chịu ở dạ dày, có vị tanh kim loại ở miệng, đặc biệt là nguy cơ gây táo bón khi dùng dài ngày. Nguyên nhân là do hầu hết các dạng sắt đều bị hấp thu kém, do đó khi sử dụng, một lượng lớn sắt bị đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Chính lượng sắt thừa này đã gây nên các tác dụng không mong muốn kể trên.

mẹ bầu uống sắt bị táo bón
Táo bón là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu khi uống sắt

Do vậy, để hạn chế các tác dụng không mong muốn này, phụ nữ mang thai nên thực hiện một số biện pháp sau:

- Để giảm táo bón: Nên uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ hoặc có thể uống các loại thuốc điều trị táo bón theo lời khuyên của bác sĩ.

- Giải quyết tình trạng ợ nóng, khó chịu, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy: Để đối phó với tình trạng này, phụ nữ mang thai nên thử bổ sung sắt vào các thời điểm khác nhau để tìm ra thời điểm thích hợp nhất trong ngày.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp kịp thời thắc mắc thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào? Trong thai kỳ, việc sử dụng thuốc sắt bổ sung là rất cần thiết. Trên đây là những thông tin giúp các mẹ bầu có thể sử dụng đúng cách và giảm thiểu các tác dụng không mong muốn của sắt. Nếu có thắc mắc nào khác, mẹ bầu hãy liên hệ ngay đến hotline 1800 0016 để tổng đài chăm sóc sức khoẻ miễn phí Avisure giải đáp cho mẹ nhé!

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách như thế nào để tốt cho cả mẹ ...
Bà bầu nên ăn quả gì? Top 30 loại hoa quả mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ

Bà bầu nên ăn quả gì? Top 30 loại hoa quả mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ

Bà bầu nên ăn quả gì luôn là câu hỏi được nhiều chị em mang thai ...
Tìm hiểu vai trò vitamin K cho bà bầu

Tìm hiểu vai trò vitamin K cho bà bầu

Mẹ muốn thể trạng khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường thì việc bổ sung ...
Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào là đúng lịch?

Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào là đúng lịch?

Tiêm phòng uốn ván là điều cần thiết và bắt buộc đối với tất cả phụ ...
Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?

Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?

Sinh con là một hành trình đặc biệt, một trải nghiệm khó quên đối với các ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
Thai 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần chú ý gì tại tuần thai này?

Thai 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần chú ý gì tại tuần thai này?

Thai nhi 10 tuần tuổi nặng khoảng 5 gam và đã hoàn thiện đầy đủ tay và ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Đặt hàng ngay

Nhận tư vấn miễn phí

Các tin bài khác
Khi nào thì sử dụng kích thích chuyển dạ bằng thuốc?
10/05/2025
18 lượt xem

Khi nào thì sử dụng kích thích chuyển dạ bằng thuốc?

Ngoài các phương pháp kích thích chuyển dạ tự nhiên, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về ...
Thực hư mẹo dùng mè đen cho bà bầu sắp sinh có hiệu quả không?
20 lượt xem

Thực hư mẹo dùng mè đen cho bà bầu sắp sinh có hiệu quả không?

Mè đen cho bà bầu sắp sinh có tốt hay không? Quan niệm dân gian kích thích chuyển dạ trước sinh ...
Hỏi đáp thai kỳ: Thai 35 tuần nặng 2kg có nhỏ không?
26 lượt xem

Hỏi đáp thai kỳ: Thai 35 tuần nặng 2kg có nhỏ không?

Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá sự phát triển của thai nhi. ...
Chỉ số thai nhi 35 tuần như thế nào là đạt chuẩn
07/05/2025
28 lượt xem

Chỉ số thai nhi 35 tuần như thế nào là đạt chuẩn

Tuần thai thứ 35 là giai đoạn nước rút để thai nhi lấy đà cho quá trình chào đời sắp tới. ...
Cách uống vitamin tổng hợp và canxi cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất
06/05/2025
738 lượt xem

Cách uống vitamin tổng hợp và canxi cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Cách uống vitamin tổng hợp và canxi cho bà bầu là nên uống cách nhau từ 1-2 tiếng, tuân thủ liều ...
Hỏi đáp thai kỳ: Bầu ăn chua nhiều có sao không?
30/04/2025
31 lượt xem

Hỏi đáp thai kỳ: Bầu ăn chua nhiều có sao không?

Bà bầu thèm chua, nghén chua trong 3 tháng đầu thai kỳ là hiện tượng khá thường gặp. Tuy nhiên, bầu ...
Đăng ký tư vấn

Nhận tư vấn miễn phí