Mặc dù chưa xác định được rõ nguyên nhân gây ra tiền sản giật nhưng có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh sau:
Trong gia đình, nếu bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột có tiền sử mắc bệnh thì bản thân người phụ nữ đó cũng có nguy cơ mắc tiền sản giật.
Tiền sản giật khi mang bầu lần 2 có thể do di truyền
Phụ nữ trong lần mang thai đầu đã bị tiền sản giật thì đến khi mang thai lần 2 cũng có nguy cơ mắc lại.
Nhau thai giúp cung cấp oxy và chất dinh dưỡng từ người mẹ cho thai nhi. Sự phát triển của các mạch máu nhau thai không phát triển sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và là nguy cơ gây nên tiền sản giật ở phụ nữ( hầu hết ở phụ nữ bị tiền sản giật thì có mạch máu không phát triển được).
+ Phụ nữ mang thai có tiền sử mắc chứng Thai phụ bị một số chứng máu khó đông, tiểu đường thai kì, bệnh cao huyết áp, bệnh thận, bệnh tự miễn như lupus ban đỏ.
+ Trường hợp béo phì, thừa cân trong thời kỳ mang thai.
+ Phụ nữ mang thai đôi hoặc đa thai.
+ Lưu lượng máu đến tử cung không đủ, tổn thương mạch máu.
+ Chế độ dinh dưỡng kém, làm việc nặng nhọc, căng thẳng.
+ Mẹ mang thai trên 35 tuổi, dưới 18 tuổi hoặc ở những mẹ hay hút thuốc lá.
Mang thai đôi dễ gặp phải nguy cơ tiền sản giật
Tiền sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất trong thời kì mang thai. Nếu trường hợp bị nhẹ, phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị kịp thời thì sẽ không ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi. Nhưng nếu để bệnh tiến triển nặng, không kịp điều trị sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe người mẹ và thai nhi như là:
50% các trường hợp tiền sản giật màng thai lần 2 gặp phải là bị suy thai: Do không cung cấp đủ lượng máu đến nhau thai khiến cho thai nhi nhận được ít oxy và chất dinh dưỡng hơn làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, suy thai, sinh non (40%).
=>>Xem thêm: Mang thai lần 2 thường sinh ở tuần bao nhiêu?
Tiền sản nặng có thể tiến triển thành hội chứng HELLP- tán huyết, men gan cao, giảm tiểu cầu. Hội chứng này đặc biệt nguy hiểm bởi vì nó có thể phát triển đột ngột ngay cả trước khi xuất hiện triệu chứng của tiền sản giật.
Đây là biến chứng cấp tính của tiền sản giật bằng những cơn co giật liên tục rồi sau đó hôn mê xảy ra trong trường hợp tiền sản giật mất kiểm soát. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những cơn co giật liên tiếp cho đến khi tử vong. Do sản giật không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo để dự đoán vì vậy nó rất nguy hiểm đến mẹ và bé.
Tiền sản giật làm tăng nguy cơ bong nhau thai trước khi sinh, nếu bong nặng có thể gây chảy máu đe dọa đến tính mạng của cả 2 mẹ con.
Bong nhau thai có thể xảy ra khi bị tiền sản giật lần 2
+ Tổn thương hệ thần kinh: Phù não, xuất huyết não- màng não.
+ Mắt: phù võng mạc, mù mắt.
+ Thận: suy thận cấp, viêm thận mạn.
+ Bệnh tim mạch: suy tim cấp, tăng huyết áp.
+ Huyết học: rối loạn đông- chảy máu, giảm tiểu cầu, đông máu.
Các mẹ bầu khi thấy các dấu hiệu nhức đầu, hoa mắt, chóng mắt, tăng cân nhanh, đau vùng thượng vị, huyết áp tăng cao, tiểu ít, nước tiểu đậm màu thì cần nên đến các cơ sở y tế kiểm tra, xét nghiệm và điều trị kịp thời. Dù thể bệnh nhẹ hay nặng đều cần ý kiến và phương hướng điều trị của các cán bộ, nhân viên y tế có chuyên môn.
+ Có thể điều trị ngoại khoa, tự theo dõi tại nhà. Tái khám mỗi tuần 1 lần.
+ Điều trị tại nhà đo huyết áp 2 lần sáng- chiều, ghi lại các thông số đo được, theo dõi cân nặng, thai máy, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc.
+ Điều trị tại bệnh viện, tiến hành làm các xét nghiệm, huyết đồ, đánh giá chức năng gan, thận, phân tích mẫu nước tiểu,…Đo monitoring sản khoa, siêu âm doppler, hướng dẫn cách theo dõi cử động thai máy cho sản phụ.
Phòng sản giật, kiểm soát huyết áp, và cho đẻ hoặc mổ lấy thai.
Điều trị nội khoa: sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
+ Sử dụng Magnesium Sulfate dự phòng co giật.
+ Hạ huyết áp khi huyết áp cao( 160/110mmHg).
+ Thuốc lợi tiểu: dùng trong trường hợp có nguy cơ phù phổi cấp, thiểu niệu.
+ Thuốc an thần: Diazepam tiêm hoặc uống.
+ Thuốc có tác dụng làm giãn động mạch, tăng lưu lượng máu.
Can thiệp ngoại khoa
+ Tiền sản nặng gây nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của người mẹ cần phải chấm dứt ngay tình trạng bệnh bằng việc sinh thai nhi ra ngay cả khi thai nhi còn non tháng. Trước khi chấm dứt thai kỳ cần ổn định tình trạng sản phụ trong 1- 2 ngày.
+ Nên sinh thủ thuật nếu đủ điều kiện, hoặc mổ lấy thai khi có chỉ định sản khoa.
+ Thường xuyên kiểm tra huyết áp, xét nghiệm protein trong nước tiểu để theo dõi tình trạng thai nghén.
+ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ đạm, canxi, vitamin, omega 3 ( DHA, EPA). Vì thế việc bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu ở các giai đoạn thai kì là vô cùng cần thiết giúp phòng tránh nguy cơ tiền sản giật cho những lần mang thai tiếp theo.
Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật
+ Đặc biệt các sản phụ có nguy cơ cao, nếu thấy những biểu hiện bất thường cần phải đến cơ sở y tế kiểm tra ngay.
+ Giữ ấm cơ thể.
+ Xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật khi thai được 12- 14 tuần.
Tiền sản giật là căn bệnh nguy hiểm đối với các thai phụ, có thể gây ra những biến chứng khó lường gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Do đó các mẹ khi mang thai cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe của mình để có những phương án điều trị kịp thời khi bị tiền sản giật mang thai lần 2.