Tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai là tình trạng rối loạn đường huyết mà nhiều bà bầu gặp phải. Tuy nhiên, sau khi sinh xong tình trạng này sẽ trở lại bình thường, nguy cơ phát triển thành tiểu đường type 2 chiếm khoảng 5% - 20%. Mẹ bầu cũng nên lưu ý để biết cách nhận biết sớm căn bệnh này nhằm giảm thiểu rủi ro, biến chứng không mong muốn sau này.
Theo bác sĩ chuyên môn tại bệnh viện phụ sản Hà Nội cho biết, nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ là do nhu cầu về năng lượng khi mang thai cao hơn so với bình thường. Điều này dẫn đến lượng đường cũng tăng lên, tuy nhiên cơ thể không kịp sản xuất lượng insulin phù hợp để có thể chuyển hóa đường dẫn đến bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở tuần thai thứ 24 đến 28.
Bên cạnh đó, việc sản sinh ra insulin cũng bị ảnh hưởng do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Một số loại nội tiết tố như estrogen, progesterone và lactogen do nhau thai sản xuất ra nhiều trong giai đoạn mang thai có khả năng làm tăng khả năng kháng insulin của cơ thể mẹ.
Thông qua quá trình sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ phát hiện bệnh khi kiểm tra mức đường máu. Các triệu chứng thường gặp ở một số thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ như sau:
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường
- Luôn cảm thấy khát nước
- Miệng khô
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi
Theo các nghiên cứu mới nhất về tiểu đường thai kỳ, tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc tiểu đường có thể lên đến 10%. Đây là con số đáng báo động trong giới mẹ bầu vì căn bệnh nguy hiểm này có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới mẹ và thai nhi
Một số thống kê cho biết, tiểu đường thai kỳ chiếm khoảng 10% số thai phụ. Đây là một con số đáng báo động và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bà bầu. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc phải các biến chứng sau:
- Nguy cơ sảy thai
- Chấn thương khi sinh nở do kích thước thai quá lớn;
- Nguy cơ mắc tiền sản giật;
- Nguy cơ băng huyết, nhiễm trùng sau sinh;
- Tiểu đường sau sinh;
Tiểu đường thai kỳ nếu không được can thiệp hiệu quả và kịp thời sẽ khiến thai nhi gặp nhiều biến chứng:
- Hàm lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng cao, truyền qua thai nhi tác động đến, tuyến tụy sản sinh ra nhiều đường khiến thai nhi phát triển quá mức.
- Khi thai nhi phát triển quá to tăng nguy cơ mắc một số bệnh như: suy tim, hạ đường huyết, khó thở, vàng da, đa hồng cầu... Nếu thai nhi quá to khiến người mẹ gặp khó khăn khi sinh, em bé khi sinh ra dễ bị trật khớp vai, gãy xương đòn, …
- Nguy cơ sẩy thai, sinh non, chết lưu thai;
- Một số các dị tật bẩm sinh ở thai nhi thường gặp ở hệ tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương, hệ xương, tim mạch, ...
Thai phụ cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ trong trường hợp được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Để có chỉ số đường huyết bình thường, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Chế độ ăn uống khoa học
Mẹ bầu hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Lựa chọn thực phẩm ít calo, chất béo, ưu tiên các loại trái cây, các loại hạt, ngũ cốc và rau xanh.
- Nên vận động thường xuyên
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên lựa chọn một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng như: đi dạo hay bơi lội khoảng 30 phút mỗi ngày, tập yoga.
- Giảm cân trước khi mang thai
Việc giảm cân trước khi mang thai giúp chị em trải qua thai kỳ khỏe mạnh, có nhiều năng lượng tích cực hơn và luôn tự tin vào bản thân. Chị em hãy lựa chọn thực phẩm chứa hàm lượng carbs như: gạo, bánh mì, mì ống, ngũ cốc; đồng thời hạn chế các loại thực phẩm có đường, có chứa nhiều chất béo để có một cân nặng hợp lý.
- Không tăng cân quá nhiều
Thai phụ chỉ nên tăng 1-2 kg trong 3 tháng đầu, 3 tháng tiếp theo tăng 4-5 kg và 3 tháng cuối thai kỳ tăng. Bởi nếu tăng quá nhanh trong thời gian dài cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn mang thai. Bởi vậy mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng về mức tăng cân sao cho hợp lý với tình trạng sức khỏe của mình.
- Thăm khám định kỳ
Tuân thủ khám thai theo lịch trình, tuân thủ thực hiện các xét nghiệm tầm soát trong thai kì theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp chị em hiểu rõ hơn về tiểu đường thai kỳ, đồng thời biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi một cách tốt nhất. Nếu chị em còn bất kỳ thắc mắc nào về tiểu đường thai kỳ, hãy đọc thêm các bài viết dưới đây hoặc liên hệ tới số hotline 1800 0016 (miễn cước) để được dược sĩ Avisure giải đáp.
Xem thêm:
Tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không?