Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như sau: lấy kết quả xét nghiệm và so với ngưỡng chuẩn. Nếu có chỉ số vượt chuẩn, có thể mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ. Theo WHO, chỉ số đường huyết chuẩn ở bà bầu như sau: mức đường huyết lúc đói dưới 5,1 mmol/L, mức đường huyết sau ăn 1 giờ là dưới 10 mmol/L và sau ăn 2 giờ là dưới 8,5 mmol/L. Vậy cụ thể cách đọc và so sánh như thế nào, mời mẹ tìm hiểu tại bài viết sau của Avisure.
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở cơ thể phụ nữ mang thai khi lượng đường huyết tăng cao quá mức. Nguyên nhân là bởi hormone thai kỳ làm giảm hoạt động của insulin - hormone điều hòa đường huyết trong máu. Tình trạng tiểu đường thai kỳ thường xảy ra ở phụ nữ mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối.
Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và bé nếu không được kiểm soát kịp thời. Một số ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến sức khỏe thai phụ như sau:
- Ảnh hưởng tới mẹ: mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có khả năng cao mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiền sản giật, tăng nguy cơ phải sinh mổ,... và có thể mắc tiểu đường type 2 sau sinh.
- Ảnh hưởng tới thai nhi: thai nhi có khả năng bị sinh non, nhiễm trùng hô hấp sau sinh, hoặc thậm chí thai chết lưu. Ngoài ra, trẻ sau sinh thường vàng da, béo phì và tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2.
Xem thêm:
Trước khi tìm hiểu cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, mẹ cần biết các bước thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ diễn ra như thế nào:
Bước 1: Chuẩn bị trước xét nghiệm
- Bà bầu cần nhịn ăn trong ít nhất 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, chỉ được uống nước lọc
- Duy trì chế độ ăn uống ổn định trong ít nhất 3 ngày trước xét nghiệm
Bước 2: Đo đường huyết lúc đói
Bác sĩ sẽ lấy máu để xác định nồng độ glucose lúc đói
Bước 3: Uống dung dịch glucose 75g
Bà bầu sẽ phải uống hết 1 dung dịch chứa 75g glucose pha cùng nước trong tối đa 5 phút để kiểm tra độ dung nạp đường của cơ thể.
Bước 4: Lấy máu sau khi uống 1 giờ và 2 giờ
Bác sĩ sẽ tiếp tục lấy máu sau khi uống glucose 1 giờ và 2 giờ để kiểm tra đường huyết.
Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khá đơn giản, mẹ chỉ cần so sánh kết quả với chỉ số chuẩn. Theo Tổ chức y tế Thế giới WHO, bà bầu được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ nếu có ít nhất 1 trong 3 chỉ số sau đây vượt ngưỡng:
- Chỉ số đường huyết lúc đói ≥ 5,1 mmol/L (92 mg/dL)
- Chỉ số đường huyết sau 1 giờ uống glucose ≥ 10 mmol/L (180 mg/dL)
- Chỉ số đường huyết sau 2 giờ uống glucose ≥ 8,5 mmol/L (153 mg/dL)
Ví dụ: mẹ bầu có kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như sau:
- Chỉ số đường huyết lúc đói: 5,3 mmol/L
- Chỉ số đường huyết sau 1 giờ uống glucose: 8,7 mmol/L
- Chỉ số đường huyết sau 2 giờ uống glucose: 7,4 mmol/L
So sánh với tiêu chuẩn của WHO, chỉ số đường huyết lúc đói của mẹ đã vượt ngưỡng cho phép. Như vậy, mẹ sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.
Sau khi biết cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, mẹ có thể sẽ thắc mắc vậy tiểu đường thai kỳ chỉ số bao nhiêu là nguy hiểm? Các bác sĩ sản khoa cho rằng, bất cứ chỉ số nào vượt ngưỡng đều gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Mức vượt ngưỡng càng cao, nguy cơ xảy ra biến chứng càng lớn.
Theo WHO, nếu chỉ số đường huyết lúc đói của mẹ ≥ 5,1 mmol/L, đường huyết sau ăn 1 giờ ≥ 10 mmol/L hoặc đường huyết sau ăn 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L thì nguy cơ cao sẽ xảy ra biến chứng. Mẹ sẽ có khả năng bị tiền sản giật, tăng huyết áp, đa ối, nguy cơ thai to và phải sinh mổ. Thậm chí, một số trường hợp mẹ bị sinh non hoặc thai chết lưu. Như vậy, mẹ cần tìm hiểu cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để kịp thời điều chỉnh lại chế độ ăn và lối sống.
Sau khi biết cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và được chẩn đoán mắc bệnh, mẹ nên thay đổi lối sống và chế độ ăn uống của mình để kiểm soát mức đường huyết, tránh tăng cao quá mức. Một số điều mẹ nên làm khi bị tiểu đường thai kỳ như sau:
- Tuân thủ chế độ ăn uống cho bà bầu tiểu đường
Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, điều mẹ cần làm là thay đổi chế độ ăn uống, giảm bớt tinh bột và đường trong chế độ ăn. Mẹ nên thay cơm trắng, bánh mì trắng, các loại tinh bột trắng bằng gạo lứt, bánh mì nguyên cám. Tránh xa các thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, nước có gas,... Tích cực ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây, rau củ ít đường, thực phẩm có chỉ số GI thấp để kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.
- Tập thể dục đều đặn:
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên tập thể dục đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thường xuyên tham gia các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga sẽ giúp mẹ kiểm soát mức đường huyết tốt hơn.
- Tự theo dõi đường huyết tại nhà:
Mẹ nên theo dõi đường huyết tại nhà vào các thời điểm trước ăn và sau ăn 1-2 giờ. Nếu theo dõi thấy mức đường huyết không được cải thiện dù đã thay đổi chế độ ăn uống, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ dùng thêm insulin để điều trị
- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ:
Mẹ hãy tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc bừa bãi để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Insulin hoàn toàn an toàn cho bà bầu và thai nhi nên mẹ có thể yên tâm khi sử dụng.
- Khám thai đầy đủ:
Mẹ cần định kỳ khám thai, thực hiện kiểm tra sức khỏe, theo dõi tình hình phát triển và cân nặng của thai nhi để chủ động ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, mức đường huyết của mẹ bầu được coi là bình thường nếu chỉ số đường huyết sau ăn nhỏ hơn 5,1 mmol/L. Sau khi ăn 1 giờ, chỉ số đường huyết lý tưởng ở mức dưới 10 mmol/L và sau ăn 2 giờ là dưới 8,5 mmol/L.
Mẹ sẽ được chỉ định tiêm insulin khi mức đường huyết lúc đói ≥ 5,1 mmol/L, sau ăn 1 giờ ≥ 10 mmol/L hoặc sau ăn 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L, không cải thiện được bằng chế độ ăn uống và tập luyện. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm insulin để kiểm soát đường huyết tốt hơn và phòng ngừa biến chứng thai kỳ
Để phòng tránh tiểu đường thai kỳ, mẹ nên ăn các thực phẩm có chỉ số GI thấp như rau xanh, trái cây ít ngọt, ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, thịt nạc, trứng, sữa không đường,... Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, cơm gạo trắng, nước ngọt có gas,...
Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn mẹ cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Mẹ nên theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ và tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy tham khảo thêm các bài viết tại chuyên mục Sức khỏe của Avisure.