Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Trẻ sinh non 33 tuần có sao không? Chăm sóc trẻ sinh non 33 tuần

00:00 | 21/03/2025
94 lượt xem
Trẻ sinh non 33 tuần có sao không? Sinh non 33 tuần có nuôi được không và làm thế nào để chăm sóc trẻ sinh non đúng nhất. Tất tần tật các thông tin có ngay trong bài đăng dưới đây. Kính mời độc giả cùng theo dõi nhé. 

1. Trẻ sinh non 33 tuần có sao không - nuôi được không?

Các chuyên gia cho biết trẻ sinh non 33 tuần hoàn toàn có thể nuôi được nếu chăm sóc đúng cách, khoa học. Theo nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống sót của những em bé được sinh ra trong tuần thứ 33 của thai kỳ là 95- 98%. Và ở tuần thai 33 tuần mặc dù là giai đoạn sinh non nhưng lức này cơ thể bé gần như đã phát triển đầy đủ. Các cơ quan phát triển của trẻ tuần 33 ở giai đoạn này: xương đã được hình thành đầy đủ và móng tay đã dài đến đầu ngón tay, đối với những bé trai thì tinh hoàn đã đi xuống bìu.

Trẻ sinh non ở tuần 33 liệu có nuôi được không?
Trẻ sinh non ở tuần 33 liệu có nuôi được không?

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất ở đây chính là hệ miễn dịch của trẻ. Bởi vì, hệ thống hô hấp chỉ có thể được hoàn thiện khi bé đi đến những tháng cuối thai kỳ và những kháng thể của mẹ chỉ có thể truyền sang con khi đến cuối thai kỳ. Chính vì vậy, sức khỏe hệ miễn dịch của bé vẫn sẽ bị ảnh hưởng một phần nào đó.

2. Sự phát triển của bé sinh non 33 tuần như thế nào?

Trẻ sinh non 33 tuần còn được gọi là trẻ sinh non trung bình. Cân nặng từ 1800 đến 2200g khi mới sinh và dài gần 50cm, những trẻ này có kích thước gần tương đương với một đứa trẻ sinh đủ tháng. Mặc dù chúng ngày càng lớn hơn, nhưng trẻ 33 tuần vẫn chưa trưởng thành và có thể phải nằm tại NICU trong vài tuần.

Trong khoảng thời gian này, trẻ sơ sinh tăng nhiều chất béo trong cơ thể. Những đứa trẻ sinh non ở độ tuổi này bắt đầu trông bụ bẫm hơn và cơ thể có thể duy trì thân nhiệt tốt mà không cần đến sự trợ giúp của lồng ấp. Chuyển động của trẻ sẽ mượt mà và có kiểm soát hơn, đồng thời bé sẽ bắt đầu co tay và co chân.

Sự phát triển của trẻ sinh non 33 tuần
Sự phát triển của trẻ sinh non 33 tuần

Vì phản xạ nuốt và mút chưa phát triển nên bé không thể ăn hay nói đúng hơn là tự bú ở thời điểm này. Do đó, bé cần nhận được dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch hoặc qua sonde dạ dày.

Ở một số trẻ sinh non sẽ có tóc với số lượng nhiều, trong khi những đứa trẻ khác có thể chỉ có ít hơn. Ở những bé trai, tinh hoàn thường đã di chuyển xuống bìu nhưng đối với một số đứa trẻ khác, tình trạng này có thể xảy ra trong thời gian sau đó. Vì vậy, cần theo dõi để phát hiện sớm những bé có tinh hoàn ẩn để có những can thiệp kịp thời.

Một em bé được sinh ra ở tuần thứ 33 đã hoàn toàn nhận thức được môi trường xung quanh, bởi vì tất cả các giác quan đều đã hoàn thiện và hoạt động khá tốt, hiếm khi có khuyết tật nào liên quan đến nhận thức giác quan. Những đứa trẻ ở độ tuổi này có thể sử dụng được cả 5 giác quan để tìm hiểu về môi trường, chúng có thể bị kích thích bởi ánh sáng chói và tiếng ồn lớn. Sự kích thích quá mức bởi môi trường của chúng có thể được thể hiện qua tiếng nấc, hắt hơi hoặc tiếng khóc.

Mặc dù ở độ tuổi này, trẻ sinh non 33 tuần sẽ trông giống như một phiên bản nhỏ hơn của một đứa trẻ đủ tháng, tuy vậy chúng vẫn cần được chăm sóc đặc biệt cho tới khi sức khỏe miễn dịch tiếp tục trưởng thành và phát triển được phản xạ bú.

3. Một số nguy cơ nguy hiểm ở bé sinh non tuần 33

Mặc dù trẻ sinh sớm ở tuần 33 vẫn có thể sống khoẻ mạnh. Tuy nhiên, trẻ sinh sớm vẫn dễ gặp phải những nguy cơ nguy hiểm về sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Chẳng hạn như:

Nhẹ cân

Thông thường, cân nặng của những bé sinh non vào tuần thứ 33 của thai kỳ sẽ khoảng 1,5 đến 3 kg. Trong trường hợp bé chào đời có cân nặng thấp hơn 2 đến 2,5 kg có thể sẽ phải cần tới một số biện pháp hỗ trợ để có thể sống cho đến khi đạt được trọng lượng tiêu chuẩn.

Cân nặng của trẻ chính là thước đo của chất béo có trong cơ thể, một yếu tố thiết yếu nhằm duy trì nhiệt độ cơ thể an toàn cho trẻ khi ở bên ngoài tử cung. Những loại máy sưởi hoặc lồng ấp đều có thể được sử dụng với mục đích giữ cho em bé luôn ở trong tình trạng ấm áp.

Trẻ sinh non tuần 33 bú kém

Để giúp bé tăng cân nhanh nhất có thể thì việc cho ăn là điều cơ bản cần phải thực hiện. Tuy nhiên, những đứa trẻ được sinh ra trước khi bước sang tuần thứ 34 không thể bú mẹ hiệu quả như mong muốn. Điều này dẫn đến việc phải cho bé ăn theo cách khác bởi tình trạng không bú tốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, gây ra chứng khó tiêu và các biến chứng nặng hơn.

Trẻ sinh non tuần 33 cần theo dõi sức khoẻ khắt khe
Trẻ sinh non tuần 33 cần theo dõi sức khoẻ khắt khe

Trong trường hợp này, cho ăn bằng ống là cách duy nhất để đảm bảo em bé có được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Ống này sẽ đi thẳng vào dạ dày hoặc có thể được tiêm qua tĩnh mạch.

Sinh non tuần 33 não bộ chưa phát triển đầy đủ

Hầu hết sự phát triển của trẻ sơ sinh đều diễn ra bên trong bụng mẹ. Đó là quá trình để chuẩn bị cho trẻ có khả năng nhận thức được thế giới sau khi chào đời. Cho đến tuần 35 của thai kỳ, não bộ của thai nhi sẽ chỉ phát triển tương đương 66% so với trẻ sinh đủ tháng. Do đó, trẻ sinh non 33 tuần thì bộ não không có cơ hội phát triển đầy đủ. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về hành vi trong cuộc sống tương lai.

Nguy cơ nhiễm trùng cao khi sinh non ở tuần 33

Tương tự với não bộ, hệ thống miễn dịch cũng yêu cầu thời gian ở bên trong bụng mẹ để có thể hoạt động ở mức tối ưu khi trẻ ra đời. Trong những tháng cuối của thai kỳ, bé sẽ được tăng cường các kháng thể để giúp vượt qua sự tấn công của vi khuẩn cũng như vấn đề nhiễm trùng có thể xảy ra sau khi sinh.

Khi hộ sinh cho một ca chuyển dạ sinh non, bác sĩ sản khoa sẽ phải sử dụng khá nhiều thủ thuật y tế để giữ em bé sống sót. Đây cũng chính là một nguyên nhân khiến nguy cơ nhiễm trùng tăng cao và những biến chứng nặng hơn cho trẻ.

4. Cách chăm sóc trẻ sinh sớm ở tuần 33 như thế nào? 

Trẻ non tháng thường có sức đề kháng yếu hơn nhiều so với trẻ sinh đủ tháng. Chính vì vậy việc chăm sóc trẻ sinh non tuần 33 đòi hỏi sự chuẩn chỉnh, khắt khe và đầy sự yêu thương kiên nhẫn của ba mẹ. Để cho trẻ sinh non tuần 33 phát triển khoẻ mạnh thì ba mẹ cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của y tế. Bao gồm các nội dung:

4.1. Giữ ấm cho bé là điều cần thiết

Nguyên nhân do trẻ sinh non thường có thân nhiệt thấp và dễ bị hạ thân nhiệt do lớp mỡ dưới ra rất mỏng. Chính vì thế, ngay sau sinh có thể trẻ sẽ được nằm lồng ấp theo dõi sức khoẻ cho đến khi trẻ khỏe mạnh được xuất viện hoàn toàn. 

Phương pháp da kề da giữ ấp cho trẻ sinh non tháng
Phương pháp da kề da giữ ấp cho trẻ sinh non tháng

Xong khi về nhà, ba mẹ cần tạo nhiệt độ 26-28 độ. Ngoài ra, ba mẹ nên áp dụng phương pháp kangaroo giúp giữ ấm, điều chỉnh thân nhiệt của trẻ. Thời tiết lạnh ba mẹ nhớ ủ ấm, đeo bao tay, bao chân cho trẻ. 

4.2. Hỗ trợ hô hấp cho trẻ

Trẻ sinh non 33 tuần đòi hỏi sự theo dõi của ba mẹ. Bởi nhiều bé đang bình thường lại dễ chuyển xấu như thở nhanh, tím tái thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. 

4.3. Cần cho bé bú đúng cách 

Do phản xạ bú mút và nuốt ở trẻ sinh tuần 33 chưa hoàn thiện. Vì thế việc ăn uống của trẻ gặp khó khăn hơn. Nhiều trẻ chưa thể bú mẹ trực tiếp thì bác sĩ có thể cho bé ăn bằng ống sonde hay cho trẻ bú bằng bình, bằng thìa. 

Nếu trẻ bú mẹ được thì mẹ hãy kiên nhẫn và có thể chia thành nhiều bữa nhỏ. Bởi vì trẻ sinh non nên có thể bú yếu và nhanh mệt nên mẹ hãy kiên nhẫn cho con thời gian nhé. Khi cho trẻ bú mẹ hay bú bình, mẹ bầu cũng cần phải cho ăn đúng cách, tránh bé bị sặc sữa nguy hiểm. 

Dù cho ra đời khá sớm, nhưng khả năng trẻ sinh non 33 tuần phát triển tốt là khá cao. Do đó, mẹ đừng quá lo lắng và hãy chăm sóc bé theo lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp mẹ cảm thấy an tâm hơn và trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết để đồng hành cùng con yêu trong giai đoạn khó khăn này.

Giải đáp thắc mắc: Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái?

Giải đáp thắc mắc: Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái?

Nghén mùi khi mang thai là một trong những hiện tượng phổ biến của các mẹ ...
Máu báo thai có dịch nhầy không? Mẹ hãy cẩn thận với tình trạng này

Máu báo thai có dịch nhầy không? Mẹ hãy cẩn thận với tình trạng này

Máu báo thai có dịch nhầy không là câu hỏi được rất nhiều chị em quan ...
Bí quyết sinh con đẹp như thiên thần và thông minh: Ba mẹ khám phá ngay!

Bí quyết sinh con đẹp như thiên thần và thông minh: Ba mẹ khám phá ngay!

Bí quyết sinh con đẹp như thiên thần và thông minh của các bà mẹ hiện đại ...
Hướng dẫn cách bổ sung sắt canxi tổng hợp cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Hướng dẫn cách bổ sung sắt canxi tổng hợp cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Bổ sung sắt, canxi tổng hợp cho bà bầu như thế nào hiệu quả? Theo các ...
15+ thực phẩm giàu sắt cho bà bầu: Mẹ yên tâm đủ máu, khỏe mạnh cả thai kỳ

15+ thực phẩm giàu sắt cho bà bầu: Mẹ yên tâm đủ máu, khỏe mạnh cả thai kỳ

Danh sách thực phẩm giàu sắt cho bà bầu bao gồm thịt bò, thịt đỏ, thịt ...
Canxi nước cho bà bầu loại nào tốt? Bật mí top 5 cho mẹ bầu

Canxi nước cho bà bầu loại nào tốt? Bật mí top 5 cho mẹ bầu

Canxi nước cho bà bầu là một trong những lựa chọn bổ sung canxi hiệu quả ...
Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Thay đổi ở mẹ khi thai 26 tuần

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Thay đổi ở mẹ khi thai 26 tuần

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Đây là thời điểm có nhiều sự biến ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure

Sản phẩm dành cho bạn

Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi
52 lượt xem

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách như thế nào để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tất ...
Bà bầu nên ăn quả gì? Top 30 loại hoa quả mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ
24/04/2025
247 lượt xem

Bà bầu nên ăn quả gì? Top 30 loại hoa quả mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ

Bà bầu nên ăn quả gì luôn là câu hỏi được nhiều chị em mang thai quan tâm. Theo tổ chức ...
Tìm hiểu vai trò vitamin K cho bà bầu
24/04/2025
503 lượt xem

Tìm hiểu vai trò vitamin K cho bà bầu

Mẹ muốn thể trạng khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường thì việc bổ sung vitamin K cho bà bầu ...
Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?
23/04/2025
17 lượt xem

Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?

Sinh con là một hành trình đặc biệt, một trải nghiệm khó quên đối với các mẹ bầu. Đó cũng là ...
Sắt và canxi có nhiều trong thực phẩm nào? Danh sách chi tiết cho mẹ
18/04/2025
481 lượt xem

Sắt và canxi có nhiều trong thực phẩm nào? Danh sách chi tiết cho mẹ

Sắt và canxi có nhiều trong thực phẩm nào? Các loại thịt, cá, trứng, đậu và trái cây là một số ...
Mang thai tháng đầu mẹ cần chú ý những gì?
18/04/2025
27 lượt xem

Mang thai tháng đầu mẹ cần chú ý những gì?

Mang thai tháng đầu mẹ bầu cần chú ý những gì để thai khoẻ mạnh và phát triển tốt. Tất tần tật ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure