Bệnh béo phì ở trẻ em có thể gây ra những nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, thận, bệnh về đường mật ….Và điều dễ nhận thấy nhất là ảnh hưởng đến mặt thể chất, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Vậy nguyên nhân và cách chữa trị bệnh béo phì trẻ em như thế nào?
Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em mắc bệnh béo phì, có thể do yếu tố khách quan hoặc chủ quan của chính bố mẹ. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra béo phì như:
Do di truyền: Nếu như bố mẹ bị béo phì thì con sinh ra có khả năng mắc béo phì từ 4-8 lần so với người bình thường.
Sai lầm trong chế độ chăm sóc tre em như cho trẻ ăn quá nhiều đồ béo, đồ ăn nhanh, soda, những thức ăn dưa thừa calo nhưng lại không có chế độ tập luyện để tiêu hao.
Trẻ lười vận động, ham điện tử, ham xem tivi, ngồi 1 chỗ cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì ở trẻ em
Do ảnh hưởng của tâm lý như stress, trầm cảm, ….cũng dễ khiến trẻ có nguy cơ bị béo phì cao hơn.
Làm gì để phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em?
Bệnh béo phì ở trẻ em hoàn toàn có thể phòng tránh nếu như mẹ biết cách giữ gìn và cân đối chế độ cho trẻ.
Mẹ nên hạn chế ăn vặt và những đồ ăn nhanh cho trẻ, cho trẻ ăn nhiều rau, nhiều chất xơ để tránh cảm giác thèm ăn ở trẻ.
Không nên để trẻ quá đói sẽ khiến trẻ ăn nhiều hơn vào bữa sau. Vì vậy nên cho trẻ ăn làm nhiều bữa với số lượng thức ăn mỗi bữa vừa phải.
Tránh việc khuyến khích, động viên trẻ bằng việc cho đồ ăn nhanh hay đồ ăn nói chung sẽ khiến tạo thói quen xấu cho trẻ.
Cùng trẻ tập luyện thể thao hoặc động viên trẻ để làm việc nhà, thay vì chỉ ngồi chơi khiến không tiêu hao lượng mỡ thừa. Điều này vừa giúp trẻ khỏe mạnh, vừa giúp giảm stress và tránh những bệnh trầm cảm.
Vậy điều trị sao với bệnh béo phì ở trẻ em?
Để điều trị bệnh béo phì, cần có sự phối hợp giữa chế độ chăm sóc của cha mẹ và chế độ tập luyện. Tuy nhiên, để điều trị trẻ em mắc bệnh béo phì, mẹ cần chú ý như sau:
Lập một bảng về chế độ ăn hợp lý cho trẻ béo phì: Mẹ cần hạn chế đồ ăn có nhiều đạm, đường, chất béo, tăng cường bổ sung rau xanh, chất xơ, hoa quả tươi. Cần tìm hiểu sở thích của trẻ và tạo cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, giúp trẻ không bị chán ăn.
Cần tránh xa những loại đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh
Cần cho trẻ uống nhiều nước, và nước hoa quả thay vì nước uống có gas.
Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cần cho ăn ít để tránh việc trẻ bị tích mỡ khi ăn quá nhiều một lúc.
Nếu như trẻ bị mắc bệnh béo phì, cần cho trẻ tới khám bác sĩ để điều trị, đưa ra lời khuyên về sử dụng thuốc giảm cân tốt, tránh những biến chứng xấu cho trẻ.
Việc giảm cân không phải là việc dễ dàng gì, bởi ngay cả với người lớn thì một chế độ dinh dưỡng tập luyện hợp lý cũng rất khó để thực hiện và tuân thủ theo. Do vậy để giảm tránh bệnh béo phì ở trẻ em, mẹ cần theo sát trẻ để động viên cũng như chăm sóc trẻ.
Tóm lại, để hạn chế và phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em, cha mẹ cần có những biện pháp và cân đối trong chế độ ăn uống và dinh dưỡng ở trẻ, để trẻ có sức khỏe tốt nhất. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe.