Trẻ sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn?
Một thai kỳ thường kéo dài từ 37 đến 41 tuần. Những trẻ sinh trước tuần thứ 37 được gọi là sinh non. Trẻ sinh càng non tháng thì càng mắc nhiều vấn đề về sức khỏe.
Theo đó, sinh non được chia thành:
- Sinh cực non: tuần 22 đến tuần 27
- Sinh rất non: tuần 28 đến tuần 31
- Sinh non: tuần 32 đến trước tuần 37.
Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tỷ lệ trẻ sống sót ở trẻ sinh non tháng ngày càng tăng. Khoảng 80% trẻ sơ sinh ở tuần thai 26 sống sót và tỷ lệ này là 94% ở trẻ được sinh ra từ tuần thứ 28.
Như đã nói ở trên, nhờ vào sự phát triển của y học, có đến 94% trẻ sơ sinh non tháng tuần thứ 28 sống sót. Do đó, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm con sinh ra ở tuần thai thứ 28 hoàn toàn có thể nuôi được nhờ vào sự chăm sóc đặc biệt.
Từ tuần thứ 28 của thai kỳ, thân não của thai như gần như là đã hoàn toàn trưởng thành. Do đó, đa số những trẻ sinh ra từ giai đoạn này không gặp các trở ngại trong tương lai về sự phát triển của não bộ.
Một số đặc điểm của trẻ sinh non ở tuần 28 là:
- Bé nhẹ cân
- Da thường nhăn nheo, da mỏng, có màu đỏ tím, có thể nhìn thấy được các mạch máu phía dưới..
- Thường không có lông mi và mắt nhắm khi tiếp xúc ánh sáng.
- Bé cử động ít.
- Cần truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch để duy trì sự sống.
- Bé cần thở máy chứ không tự thở được.
- Bé đa số chỉ ngủ và không khóc.
Trẻ sinh non 28 tuần có nuôi được không? Bạn nên xem xét những rủi ro mà trẻ sẽ gặp. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến nhất xảy ra ở trẻ sinh non.
Khó thở: Chất hoạt diện surfactant trong phổi của trẻ không đủ do phổi chưa trưởng thành dẫn đến trẻ không thể hít thở bình thường mà phải dùng đến sự hỗ trợ của máy thông khí.
Các vấn đề về tim mạch: Trẻ sinh non có thể gặp các vấn đề về tim mạch như chậm nhịp, huyết áp thấp hay khuyết tật ở tim.
Biến chứng tại não bộ: Não úng thủy hay xuất huyết não có thể gặp ở trẻ sinh non 28 tuần.
Thân nhiệt dễ bị hạ: Lượng chất béo dự trữ không đủ dẫn đến trẻ dễ bị hạ thân nhiệt. Do đó cần có biện pháp ủ ấm để giữ cơ thể trẻ ỏ nhiệt độ 36 đến 37 độ C.
Tiêu hóa: Do hệ tiêu hóa của trẻ sinh non chưa trưởng thành nên dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, hoại tử ruột…
Trao đổi chất và năng lượng: Gan ở trẻ sinh non chưa trưởng thành dẫn đến khó khăn khi dự trữ và chuyển hóa glycogen thành glucose. Điều này dẫn đến đường huyết trong máu của trẻ bị thấp.
Thiếu máu: Lượng sắt dự trữ không đủ khi trẻ sinh non tháng dẫn đến tình trạng thiếu máu sơ sinh.
Vàng da sơ sinh: Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng.
Hệ miễn dịch: Trẻ sinh non tháng thường dễ mắc các bệnh nhiễm trùng do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện để bảo vệ trẻ.
Bại não: Trẻ thiếu máu hoặc nhiễm trùng hoặc tổn thương não có thể dẫn đến tình trạng rối loạn vận động.
Trí tuệ chậm phát triển: Trẻ sinh non thường chậm phát triển trí tuệ chậm hơn các bạn cùng trang lứa.
Bệnh lý về mắt: Ở trẻ sinh non võng mạc chưa hoàn thiện do quá trình phát triển bị gián đoạn. Do không được cung cấp đủ oxy dẫn đến mắc các bệnh lý về võng mạc, gây giảm tầm nhìn, nặng hơn có thể gây mù lòa.
Giảm thính giác: Một số trẻ có nguy cơ bị mất thính lực.
Răng miệng: Trẻ chậm mọc răng, răng mọc không đều, màu sắc bị biến đổi.
Rối loạn tâm lý và hành vi: Gây giảm chú ý (tăng động).
Bệnh mạn tính: Nhiễm trùng, hen suyễn, bệnh lý tim, phổi… là các bệnh lý mà trẻ sinh non dễ mắc phải.
Trẻ sinh non tuần 28 đòi hỏi sự yêu thương và kiên nhẫn lớn từ ba mẹ, gia đình và cán bộ y tế. Do trẻ sơ sinh tuần 28 có hệ cơ quan chưa phát triển toàn diện. Do vậy, trẻ cần được chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện cho đến khi sức khoẻ trẻ tốt mới có thể về nhà. Do vậy, việc chăm sóc trẻ cũng chia thành 2 giai đoạn chính.
Ngay sau khi chào đời trẻ sẽ được chuyển chăm sóc sơ sinh đặc biệt ở viện. Tại đây, các y bác sĩ cùng các thiết bị sẽ hỗ trợ tối đa để đảm bảo cho trẻ sống và phát triển khoẻ mạnh. Trong thời kỳ này, mẹ hãy nghỉ ngơi và kích gọi sữa, hút sữa để gửi vào viện cho bé yêu. Còn việc chăm sóc bé ba mẹ hãy tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy trình và tư vấn từ bác sĩ. Sau khi các bé khoẻ hơn, bác sĩ sẽ cho bé xuất viện về nhà.
Sau khi trẻ được xuất viện về nhà, dù trẻ đã khoẻ mạnh nhưng vẫn đòi hỏi sự kiên nhẫn, yêu thương của ba mẹ và người thân khi chăm sóc. Ba mẹ cần hỗ đảm bảo chăm sóc trẻ tốt về mọi khía cạnh:
Trẻ non tháng sức đề kháng thường yếu nên nếu được tốt nhất mẹ hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bởi sữa mẹ là nguồi dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nên nếu bé có thể bú mẹ, mẹ hãy cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt. Còn nếu bé chưa thể tự bú mẹ thì mẹ có thể hút sữa và cho bé bú bình hoặc qua ống thông. Trong trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc chưa về sữa ba mẹ có thể cho trẻ uống sữa công thức. Tuy nhiên, ba mẹ hãy cho trẻ dùng sữa công thức dành cho trẻ sinh non riêng để đảm bảo tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.
Trẻ sơ sinh thân nhiệt thường thấp và có thể dễ bị hạ thân nhiệt. Do đó, ba mẹ cần duy trì nhiệt độ phòng ở mức 26 - 28 độ c. Ba mẹ cũng mặc đồ vừa đủ ấm, đội mũ và đeo bao tay chân cho bé.
Duy trì chế độ kangaroo da kề da với bé vừa tăng tình cảm cũng như giúp điều hoà thân nhiệt và tốt cho sự phát triển của trẻ.
ở trẻ non tháng, các cơ quan phát triển chưa hoàn thiện. Do vậy, cha mẹ cần theo dõi sát sao sự phát triển của các cơ quan như thị giác, thính giác, hô hấp cũng như vận động. Ba mẹ cần nhớ đưa trẻ đi kiểm tra thăm khám ở các mốc 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm nhé.
- Luôn có người ở bên cạnh chăm sóc trẻ. Không để trẻ một mình và cần đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ gặp các dấu hiệu bất thường như khó thở, sốt, quấy khóc, bỏ bú.
- Hạn chế không tiếp xúc với người đang có bệnh.
- Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ.
- Trẻ nhỏ cần kiên nhẫn và yêu thương. Ba mẹ tham khảo thêm kiến thức chăm sóc trẻ sinh non giúp cho trẻ khoẻ mạnh và phát triển theo các mốc tăng trưởng tốt nhất.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “trẻ sinh non 28 tuần có nuôi được không” và những vấn đề về sức khỏe mà con có thể gặp phải. Nếu cần tư vấn thêm về chăm sóc sức khỏe của con, liên hệ 1800.0016 để được giải đáp.