Thông thường, rốn trẻ sơ sinh lúc mới sinh thường còn sót chút dịch ướt, màu hơi đỏ do máu từ vết cắt phần cuống rốn còn sót lại. Lúc này, rốn trẻ sơ sinh có thể có mùi hôi, tùy vào biểu hiện của con mà có thể đây là dấu hiệu sinh lý bình thường, hoặc dấu hiệu của một tình trạng bệnh nguy hiểm:
- Trường hợp bình thường: Khi rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi nhẹ nhưng bé vẫn ăn tốt, ngủ khỏe, tăng cân đều đặn và không quấy khóc. Khi đó mùi hôi ở rốn trẻ sơ sinh chỉ là hiện tượng bình thường cho thấy rốn của bé sắp rụng và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Trường hợp bất thường: Dấu hiệu nguy hiểm xuất hiện khi mẹ thấy rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi kèm theo mủ, cuống rốn ướt, tiết dịch kéo dài, kèm sưng tấy, trẻ sốt cao, quấy khóc, bỏ ăn,... Đây là vấn đề đáng lo ngại cho ba mẹ vì có thể rốn của bé đã bị nhiễm trùng.
Vậy rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi khi chưa rụng là do đâu? Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:
Sau khi chào đời, rốn trẻ sơ sinh bị cắt, dây rốn sẽ chuyển dần sang màu xanh tím rồi rụng sau khoảng từ vài ngày đến vài tuần tùy từng trẻ. Khi cuống rốn chưa rụng có thể xuất hiện mùi hôi nhẹ. Mẹ không cần lo lắng bởi hiện tượng này sẽ hết sau vài ngày. Mẹ cần duy trì vệ sinh sạch sẽ rốn và khu vực quanh rốn cho trẻ để đảm bảo sạch sẽ và tránh nhiễm trùng.
Nếu rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi khi chưa rụng kèm theo các biểu hiện như có mủ, sưng tấy, chảy dịch kéo dài, sốt cao,... thì khả năng cao trẻ đã mắc một trong các bệnh lý dưới dây:
- Nhiễm trùng rốn:
Nhiễm trùng rốn là nguyên nhân thường gặp nhất nếu mẹ thấy rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi bất thường. Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn, mẹ sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu như rốn trẻ ướt, có mùi hôi, tanh, sưng tấy, mưng mủ,... Cùng với đó là tình trạng trẻ bị sốt cao, quấy khóc và bỏ bú.
- Hoại tử rốn:
Cuống rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi có thể do biến chứng hoại tử. Nếu rốn trẻ sơ sinh rụng sớm, có sưng đỏ, bầm tím, mùi hôi nặng, chảy dịch xanh vàng, chảy mủ đôi khi lẫn máu,...thì là dấu hiệu của hoại tử. Đây là dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần chú ý đưa trẻ đi khám và chữa trị kịp thời, nếu không có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và có nguy cơ tử vong.
- Tồn tại ống niệu - rốn (Urachal remnant):
Đây là một dị tật bẩm sinh khi ống bàng quang và rốn của thai nhi không đóng lại. Tình trạng này gây ra biểu hiện rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, ướt, nhiễm trùng và sốt cao. Khi đó, mẹ cần cho bé đi khám để được bác sĩ chữa trị kịp thời và phẫu thuật nếu cần thiết.
Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi có thể là dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh nguy hiểm như hoại tử hay dị tật ống niệu - rốn. Khi đó, ba mẹ không được chủ quan mà cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý kịp thời. Đặc biệt, mẹ cần đưa bé đi khám gấp nếu thấy các biểu hiện sau:
- Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi kéo dài không dứt
- Xuất hiện dịch mủ vàng hoặc trắng tại cuống rốn
- Vùng niêm mạc quanh rốn bị sưng đỏ, hoặc rỉ máu
- Trẻ quấy khóc liên tục, bỏ ăn, sốt cao trên 38 độ
Nếu rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi khi chưa rụng, ba mẹ hãy quan sát thêm các biểu hiện của trẻ, đồng thời áp dụng cách vệ sinh cuống rốn trẻ sơ sinh để giữ sạch sẽ và hạn chế mùi hôi. Các bước vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh khi chưa rụng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết, gồm: gạc sát khuẩn, bông băng y tế, dung dịch sát khuẩn (cồn 70 độ, eosin 1% hoặc betadin), băng rốn
Bước 2: Sát khuẩn tay trước khi vệ sinh rốn cho bé (sát khuẩn bằng xà phòng hoặc cồn sát khuẩn)
Bước 3: Tháo băng rốn cũ của bé ra, rồi tiếp tục thực hiện sát khuẩn tay trước khi sang bước tiếp theo
Bước 4: Dùng gạc sát khuẩn nâng nhẹ cuống rốn trẻ sơ sinh rồi quan sát xem có xuất hiện các biểu hiện bất thường như có mùi hôi, có mủ, tiết dịch, sưng đỏ,...hay không
Bước 5: Dùng bông y tế đã tẩm dung dịch sát khuẩn, thực hiện sát khuẩn vệ sinh rốn theo chiều từ chân rốn đến mặt cắt cuống rốn.
Bước 6: Tiếp tục dùng bông tẩm dung dịch sát khuẩn vệ sinh vùng da quanh rốn của trẻ sơ sinh theo bán kính khoảng 5cm tính từ rốn bé
Bước 7: Có thể băng gạc mỏng nếu rốn tươi, còn nếu rốn đã khô, hãy để hở và không cần băng lại, hạn chế mặc quần áo quá dày cho bé
Ba mẹ vệ sinh hàng ngày cho bé theo hướng dẫn trên, theo dõi trong 1-2 ngày xem có hết mùi hay không. Nếu trường hợp rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi nặng và chảy dịch, chảy mủ, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay để được bác sĩ xử lý.
Rốn của trẻ và mạch máu thông nhau nên cực kỳ nhạy cảm và dễ xảy ra nhiễm trùng nếu mẹ không biết cách chăm sóc. Do đó, khi vệ sinh rốn trẻ sơ sinh hàng ngày, mẹ hãy đặc biệt lưu ý tới những điều dưới đây nhé:
Như vậy, bài viết trên đã giải thích cho ba mẹ về hiện tượng rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi khi chưa rụng. Hãy chú ý và theo dõi thêm các biểu hiện của trẻ để biết có phải là dấu hiệu nguy hiểm hay không. Nếu còn băn khoăn gì khác, ba mẹ có thể tham khảo chuyên mục Bệnh thường gặp ở trẻ của Avisure nhé.