Trẻ sinh non thường sức khoẻ yếu, nhiều trẻ non tháng còn chưa thể tự thở. Do vậy việc sử dụng máy thở cho trẻ là vô cùng quan trọng. Vậy trẻ sinh non thở máy trong bao lâu thì câu trả lời đó là còn phụ thuộc vào tuổi thai lúc trẻ sinh, tình trạng sức khỏe của trẻ chứ sẽ không có thời gian cố định.
Để xác định thời gian thở máy của trẻ sinh non sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản, điển hình dưới đây.
Tuổi thai của trẻ sinh non ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cũng như sự phát triển phổi và cơ quan hô hấp của trẻ.
Ở giai đoạn này, phổi của thai nhi chưa phát triển hoàn toàn. Do đó, trẻ khó có thể tự thở được độc lập. Chính vì thế, thời gian thở máy có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng tuỳ thuộc vào độ tuổi và sự trưởng thành phổi của trẻ.
Ở giai đoạn này phổi của trẻ đã phát triển nhưng chưa phát triển hoàn toàn. Vì vậy, với trẻ sinh non giai đoạn này thì việc dùng máy thở hỗ trợ có thể mất từ vài ngày đến vài tuần. Thời gian máy thở phụ thuộc giai đoạn trẻ sinh và sức khỏe của trẻ.
Giai đoạn này sức khỏe trẻ đã trưởng thành khá tốt. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể phải can thiệp máy thở hỗ trợ từ vài giờ đến vài ngày tuỳ thuộc sức khỏe của trẻ.
Bên cạnh tuổi thai của trẻ sinh non khi chào đời thì tình trạng và sự trưởng thành phổi của trẻ cũng ảnh hưởng đến thời gian cần hỗ trợ máy thở cho bé. Nếu chẳng may bé bị mắc chứng bệnh màng trong (RDS) do thiếu surfactant hoặc trẻ mắc biến chứng loạn sản phế quản phổi (BPD) thì bé có thể cần can thiệp thở máy lâu hoặc kéo dài.
Nếu trẻ thở oxy qua ống mũi hoặc CPAP (máy hỗ trợ áp lực dương) thì thời gian dùng máy thở thường nhanh. Do đây máy thở không xâm lấn và thường dùng cho trẻ sinh non già tháng và có sức khoẻ tốt hơn.
Còn những trẻ sinh nôn mà phải đặt ống nội khí quản thì thời gian thở máy dài và lâu hơn.
Nếu bé đáp ứng điều trị, hợp phác đồ thì có thể sẽ được cai thở máy sớm. Ngược lại những trẻ sinh non mắc bệnh lý hoặc bé bị nhiễm trùng thì thời gian thở máy còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Thông thường, đến tuần thứ 36 thì phổi của thai nhi mới trưởng thành và hoàn thiện. Vì thế, ở những trẻ sinh non dưới 36 tuần thường gặp nhiều hơn các vấn đề ở phổi và cần được hỗ trợ về hô hấp.
Có 2 phương pháp thông khí hỗ trợ cho trẻ sinh non là:
- Thở máy xâm nhập: Thông qua nội khí quản hoặc canuyn mở khí quản.
- Thở máy không xâm nhập: Sử dụng mặt nạ mũi hoặc mặt nạ mũi - miệng để thông khí cho trẻ.
Trẻ sinh non được chỉ định thở máy khi:
- Xuất hiện các cơn ngừng thở, khó thở hoặc phân áp CO2 của động mạch lớn hơn 50mmHg.
- Phân áp oxy động mạch dưới 80mmHg, trẻ bị thiếu oxygen máu nặng.
- Bệnh nhi bị tăng áp lực sọ, cần tăng thông khí để giảm phù não.
- Trẻ bị sốc nặng.
- Sau khi phẫu thuật lồng ngực hoặc bụng.
Chăm sóc trẻ sinh non khi thở máy là rất quan trọng và cần có người có chuyên môn thực hiện bởi. Một số kỹ thuật chăm sóc trẻ sinh non thở máy thường thực hiện là:
Mục tiêu là đảm bảo cho nội khí quản hoặc khí quản được thông thoáng, đảm bảo các dây thông khí được nằm đúng vị trí, không bị nhiễm khuẩn. Bao gồm các bước:
- Kỹ thuật vỗ rung và hút đờm giúp thông thoáng đường hô hấp.
- Khi thay băng nội khí quản hoặc mở nội khí quản phải đúng quy trình, đúng vị trí, đảm bảo sạch sẽ và không nhiễm khuẩn.
- Kiểm tra áp lực của bóng chèn ống nội khí quản hoặc mở nội khí quản.
- Khi hỗ trợ đường thở cho trẻ bằng mặt nạ, cần lựa chọn mặt nạ phù hợp, vừa với mặt của trẻ.
- Không cố định mặt nạ quá chật hoặc quá lỏng. Bởi nếu cố định chặt quá sẽ làm loét nơi sống mũi bị tì đè; Nếu cố định lỏng quá sẽ khiến áp lực đường thở bị giảm do khí bị rò rỉ ra ngoài.
- Khi bé bú cần bỏ máy thở ra để tránh tình trạng sặc sữa vào phổi.
- Khi con bị ho, có thể bỏ máy thở ra.
Trẻ sinh non thở máy thời gian đầu sẽ được cung cấp dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Để hạn chế việc sinh khí CO2, dinh dưỡng sẽ bao gồm cả Lipid và Glucose.
Sau 24h, trẻ đã ổn định hơn thì dinh dưỡng cho trẻ sẽ được cung cấp như sau:
- Sữa dinh dưỡng 10% xử lý men hoặc sử dụng Enalac 25% tùy thuộc vào số ngày tuổi của trẻ.
- Trẻ sinh non được ưu tiên sử dụng sữa mẹ để tăng đề kháng cũng như phục hồi sức khoẻ tốt
- Dinh dưỡng có thể truyền qua tĩnh mạch 1 phần hoặc đưa trực tiếp đến dạ dày qua sonde.
- Chia thành nhiều bữa trong ngày.
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh phải thở máy, cần lưu ý những điều sau:
- Cho bé nằm cao, đầu với giường tạo thành góc khoảng 30 độ.
- Tuân thủ các quy định về phòng ngừa nhiễm khuẩn của bệnh viện.
- Khi khử khuẩn máy hay thay dây máy thở cần thực hiện đúng quy trình.
- Khi hút đờm cần đảm bảo quy trình vô khuẩn.
- Xoay trở người cho bé sau mỗi 2h.
- Cai máy thở sớm cho trẻ.
- Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày.
Đây là phương pháp cho trẻ tiếp xúc kề da với mẹ, được bác sĩ lựa chọn để cải thiện sức khỏe của trẻ tốt hơn. Kết hợp kangaroo và thở máy sẽ giúp bé thở lại bình thường nhanh hơn, SPO2 đạt từ 96 đến 98%, bé không còn tím tái, khó thở và bú mẹ tốt hơn.
Trẻ sinh non thở máy là phương pháp cấp cứu cho những trẻ sinh non bị suy hô hấp sau khi sinh. Kỹ thuật này cần được thực hiện nhanh và đúng quy trình để giảm nguy cơ tử vong và giúp cải thiện sức khỏe cho trẻ.
Nếu bố mẹ cần tư vấn thêm các vấn đề chăm sóc sức khỏe bé sau sinh, liên hệ cho chúng tôi qua số tổng đài 1800 0016 để được giải đáp nhanh nhất.