Tìm hiểu về bệnh viêm amidan ở trẻ em
Amidan là cơ quan giúp bảo vệ cơ thể chống lại những xâm nhập của vi khuẩn. Amidan rất cần thiết trong hệ miễn dịch, là nơi tiệt trùng cho cơ thể mạnh nhất so với các cơ quan cùng nhóm. Amidan sẽ hình thành những tuyến miễn dịch để diệt các vi khuẩn khi mà chúng xâm hại qua cơ thể đường miệng và đường hô hấp.
Khi trẻ há to miệng ta sẽ quan sát thấy những hạch nhân to nhất trong vòng bạch huyết ở 2 bên đấy lưỡi, đó chính là amidan.
Khi trẻ lớn dần lên thì thể tích amidan cũng sẽ tăng lên, có thể đạt cực độ từ khoảng 7-10 tuổi, đến tuổi dậy thì thì amidan sẽ nhỏ dần.
Nguyên nhân của bệnh viêm amidan ở trẻ
Vào thời gian giao mùa, khi mà thời tiết lạnh thì cũng là lúc đường hô hấp của trẻ dễ bị nhiễm khuẩn nên amidan sẽ giúp phòng để bảo vệ cho đường hô hấp nên khả năng bé bị viêm amidan là rất cao.
Nếu như trẻ không giữ vệ sinh sạch sẽ, không thường xuyên rửa tay khi chơi bẩn thì vi khuẩn sẽ từ đó xâm nhập vào bên trong họng, khiến amidan không thể hoạt động hết công suất để đẩy hết được vi khuẩn ra nên sẽ khiến bệnh viêm amidan ở trẻ em xảy ra.
Tuy là một cơ quan có nhiệm vụ miễn dịch cho cơ thể nhưng amidan lại có cấu tạo phức tạp, nhiều khe hốc nên dễ làm cho thức ăn ứ đọng, làm ổ gây trú ngụ vi khuẩn. Nếu như trẻ không vệ sinh đúng cách thì bệnh amidan ở trẻ em sẽ có nguy cơ bị rất cao.
Những triệu chứng bệnh viêm amidan ở trẻ em
Những triệu chứng bệnh viêm amidan ở trẻ em đầu tiên là trẻ sẽ cảm thấy khó nuốt, đau họng, cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ, trẻ có thể bị mất giọng hoặc lạc giọng.
Trong trường hợp mà trẻ bị viêm họng do virus coxsackia ở khu vực amidan thì vùng vòm họng của trẻ sẽ có những mụt phỏng. Nếu như không điều trị dứt điểm có thể sẽ vỡ những mụn này, gây đau rát và khó chịu cho trẻ. Nếu như viêm họng gây ra do nhiễm khuẩn liên cầu thì amidan sẽ sưng to, bao phủ những chấm trắng làm trẻ thấy mệt mỏi, có thể sốt cao hơn 38 độ.
Bên cạnh đó, bệnh viêm amida ở trẻ sẽ còn làm trẻ thấy khô đắng miệng, lưỡi trắng, niêm mạc họng bị đỏ và góc hàm của trẻ có thể bị nổi hạc.
Trong trường hợp bệnh viêm amidan ở trẻ em trở thành mãn tính thì khi ngủ trẻ có thể ngáy, chủ yếu thở bằng miệng. Khi nói chuyện trẻ sẽ phát ra âm giọng mũi, gây khó khăn khi phát âm.Nếu như viêm amidan mãn tính không được chữa trị sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng tai của trẻ.
Phòng ngừa bệnh viêm amidan ở trẻ em
Để phòng ngừa bệnh amidan ở trẻ em, điều đầu tiên là phải giữ gìn vệ sinh rặng miệng của trẻ. Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý Nacl để làm vệ sinh mũi cho trẻ. Với những trẻ có khả năng súc miệng, đánh răng mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng cách, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ, hạn chế cho bé chơi và thổi bong bóng.
Trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa, mẹ cần giữ cho trẻ đủ ấm, đặc biệt vùng cổ và chân tay, tránh cho trẻ ngồi phòng điều hòa với nhiệt độ quá thấp. Mẹ cần thường xuyên làm vệ sinh tấm chăn của máy điều hòa để đảm bảo không khí lưu thông luôn được sạch.
Không cho trẻ tiếp xúc vơi khói thuốc cũng như bụi bẩn, bởi đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm amidan ở trẻ em.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm amidan ở trẻ em. Hy vọng mẹ sẽ có những biện pháp hữu hiệu để phòng và điều trị cho bé. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe!