Cuống rốn trẻ sơ sinh có tác dụng gì? Khi bé còn nằm trong bụng mẹ dây rốn chính là sợi dây liên kết giúp bé nhận được dinh dưỡng và oxy từ mẹ. Sau khi trẻ được sinh ra, dây rốn sẽ được cắt và khô rụng sau vài ngày. Cách chăm sóc rốn cho trẻ sau sinh như thế nào để chống viêm nhiễm là điều mẹ cần biết để con phát triển khỏe mạnh, an toàn.
Khi cuống rốn trẻ sơ sinh vị viêm nhiễm
Nếu mẹ phát hiện ra trẻ bị viêm rốn, mẹ có thể xử lý bằng cách thấm bông y tế vào cồn 35 độ lau sạch lỗ rốn, sau đó mẹ dùng dung dịch ôxy già 3% lau chùi hết mủ hoặc các chất tiết ra. Nếu phần đầu rốn còn lại đó bị rụng thì mẹ cần phải lật mở lỗ rốn ra. Mẹ quan sát nếu thấy mặt ngoài của rốn đã có vảy nhưng bên trong vẫn còn tích mủ thì phải dùng bông thấm Nitrofurazone 0,1 % đắp vào rốn mỗi ngày từ 3 – 4 lần. Khi cần có thể dùng cả thuốc kháng sinh.
Nếu sau khi cuống rốn trẻ sơ sinh rụng chỉ có một ít nước rỉ ra thôi thì chỉ cần mỗi ngày 2 lần mẹ dùng cồn 75% để lau khô, sát trùng chỗ đầu rốn đó. Sau mấy ngày là vết thương khô và khỏi. Trường hợp này không phụ thuộc chứng bệnh viêm rốn nói trên.
Vệ sinh cuống rốn trẻ sơ sinh trước khi rụng
Rốn của trẻ trước khi rụng rất nhạy cảm, dễ viêm nhiễm, nhiễm trùng nếu không được vệ sinh đúng cách. Mẹ cần chú ý những điều sau:
- Trước khi vệ sinh rốn cho con, mẹ nên rửa tay sạch bằng xà phòng, sau đó phải dùng cồn 90 độ sát trùng lại một lần nữa.
- Tiếp theo mẹ tháo băng rốn và quan sát xem có bất cứ điều gì bất thường hay không, chẳng hạn như rốn có mùi lạ, có dịch mủ, có sưng đỏ hay chảy máu.
- Sau đó dùng bông tăng thấm nước sôi để nguội nhẹ nhàng lau sạch vùng rốn theo trình tự từ chân rốn đến thân cuống rốn rồi tới bề mặt cuống rốn. Lấy bông tắm thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn của trẻ. Lưu ý mẹ nên thay bông tăm sau mỗi lần sát trùng cho bé.
- Dùng cồn 70 độ sát trùng xung quanh vùng da rốn của trẻ.
Trên thực tế, các bé sơ sinh không cần phải dùng băng rốn như cách mà nhiều mẹ vẫn làm, nhưng nếu cảm thấy việc băng rốn làm mẹ an tâm hơn, thì mẹ hãy tiến hành với một miếng gạc mỏng.
Vệ sinh cuống rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng
Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng vẫn cần được mẹ chăm sóc tốt và giữ khô thoáng, sạch sẽ. Mỗi ngày, cần làm sạch đáy rốn của trẻ bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn sát khuẩn từ 1-2 lần và tiếp tục băng lại cho đến khi rốn bé liền sẹo là khoảng 1-2 tuần sau đó.
Mẹ chú ý nên gấp mép của tã xuống dưới bụng để cuống rốn trẻ sơ sinh được thông thoáng, không để nước tiểu dính vào rốn. Khi cuống rốn rụng, mẹ có thể thấy một chút máu dính trên tã, điều này hoàn toàn bình thường. Và tuyệt đối mẹ nhớ không được dùng tay kéo cuống rốn của bé dù nó đã rụng gần hết.
Các trường hợp mẹ cần lưu ý và đưa trẻ đến bác sĩ
- Trẻ bị sốt hoặc có những biểu hiện không khỏe.
- Nhiễm trùng rốn: nếu bạn thấy các dấu hiệu đỏ, nóng, sưng hoặc ấn đau quanh cuống rốn trẻ sơ sinh, hoặc có nhiều dịch tiết quanh chân rốn, đặc biệt là cuống rốn có mùi hôi, cần mang trẻ đi bệnh viện khám ngay. Đây là trường hợp trẻ đã bị nhiễm trùng rốn và vùng da quanh rốn, có thể nguy hiểm và cần được điều trị tại bệnh viện.
- U hạt rốn: chân rốn rỉ dịch vàng kéo dài, không có kèm dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, hoặc ấn đau vùng da quanh rốn như trên, trẻ cũng không nóng sốt, thì có thể trẻ bị u hạt rốn.
- Rỉ máu rốn kéo dài: nếu bạn thấy chân rốn của bé rỉ máu nhiều và kéo dài, có thể là dấu hiệu của bệnh lý đông máu, cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt mẹ nhé.
Trên đây là cách vệ sinh cuống rốn trẻ sơ sinh dành cho mẹ. Bé yêu cần được mẹ chăm sóc đúng cách để tránh được các tác động xấu bên ngoài cũng để bé phát triển khỏe mạnh ngay từ những tháng ngày đầu tiên chào đời.