Sinh mổ là điều không bà mẹ nào mong muốn bởi nó có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên nếu chẳng may bắt buộc phải sinh mổ thì mẹ cần nắm vững những lưu ý kiêng cữ sau sinh mổ đúng cách sau đây.
Kiễng cữ sau đẻ mổ - không nằm trên mặt phẳng
Một trong những điều kiêng cữ sau sinh mổ là không nên nằm trên một mặt phẳng. Tốt nhất mẹ nên dùng một chiếc gối để kê. Sau khi sinh, tác dụng của thuốc gây mê tan dần, lúc này vết mổ sẽ rất đau. Nếu nằm ngửa trên giường sẽ khiến tử cung co thắt và đau dữ dội hơn. Vì vậy sau sinh mổ sản phụ nên dùng gối mềm kê sau lưng và nằm nghiêng sẽ giúp làm giảm đáng kể cơn đau của vết mổ.
Không nên ăn quá no kiêng cữ sau sinh mổ
Khi thực hiện phẫu thuật mổ đẻ, phần ruột và dạ dày của người phụ nữ bị ảnh hưởng, dẫn tới hoạt động tiêu hóa giảm. Vì vậy, sau sinh mổ sản phụ cần kiêng ăn quá no, tránh tạo áp lực lớn lên hệ tiêu hóa, dễ dẫn tới chứng táo bón và đầy hơi. Ngoài ra, mẹ cũng tránh ăn quá nhiều đồ dầu mỡ. Trong vòng 24h sau sinh, chỉ nên ăn nhẹ nhàng để cơ thể thích nghi dần. Việc uống đủ nước cũng quan trọng, bởi nước sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn thuận lợi hơn.
Không nên nằm cố định một chỗ
Sau sinh mổ vì sợ đau nên nhiều sản phụ nằm cố định một chỗ không di chuyển hay vận động. Điều này không hề tốt một chút nào cho sức khỏe. Bởi nếu cứ nằm liên tục một chỗ sẽ khiến nước ối tích tụ ở tử cung khiến cơ thể lâu bình phục. Kiêng cữ sau sinh mổ không phải là cứ nằm nguyên một chỗ. Mẹ nên thực hiện các cử động nhẹ nhàng 24h kể từ khi mổ. Cố gắng ngồi dậy nhẹ nhàng nhằm giúp hệ tiêu hóa thích nghi với việc hoạt động trở lại, phòng tránh các triệu chứng như dính ruột, hay tắc nghẽn tĩnh mạch. Khi vết mổ đã bớt đau hơn mẹ có thể đứng dậy tập đi lại để cơ thể bình phục nhanh hơn. Mẹ cũng nên cho con bú càng sớm càng tốt, bởi nguồn sữa non đầu đời rất cần thiết cho trẻ.
Chú ý tới tình trạng viêm nhiễm hệ bài tiết
Ở một số sản phụ, sau sinh mổ tử cung co rút kém, hồi phục chậm, dẫn tới tình trạng nước ối tích tụ, gây ra hiện tượng viêm nhiễm hệ bài tiết. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Do đó, hàng ngày sản phụ cần đo nhiệt độ cơ thể. Nếu vượt quá ngưỡng 38 độ C thì cần gặp bác sĩ để kiểm tra. Bởi có thể đó là dấu hiệu của sự viêm nhiễm.
Tránh nhịn tiểu và đại tiện
Nhiều sản phụ sau khi phẫu thuật vì sợ đau vết mổ nên ngại đi tiểu và đại tiện. Tuy nhiên, điều này không nên. Bởi cơ thể nếu không được bài tiết kịp thời dễ gây ra hiện tượng nước tiểu bị lưu lại, đại tiện bị vón, táo bón... ảnh hưởng xấu tới quá trình bình phục của cơ thể.
Kiêng cữ sau sinh mổ - không ăn cá ngay sau khi sinh mổ
Theo các nghiên cứu cho thấy rằng, các chất trong cá làm ức chế sự ngưng tụ của máu, khiến vết mổ lâu lành hơn. Vậy nên, sau khi sinh mổ mẹ nên tránh ăn cá cùng các loại thực phẩm tanh khác. Sau khi vết mổ lành thì mẹ có thể ăn bổ sung cá để tăng dưỡng chất cho cơ thể.
Không nên làm việc gia đình sớm
Việc sinh con lấy đi của mẹ nhiều sức lực. Nên sau khi sinh, cơ thể cần được nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục. Nếu vội vàng làm việc nhà quá sớm có thể ảnh hưởng đến vết mổ, gây suy nhược sức khỏe và nhiều hệ lụy nguy hiểm khác. Thế nên tốt nhất mẹ nên nghỉ ngơi trong suốt 1 tháng đầu tiên, rồi mới bắt tay vào làm các việc nhà. Đây là điều kiêng cữ sau sinh mổ mà mẹ nên chú ý.
Phòng tránh cảm cúm
Sau sinh mổ, thể trạng của mẹ thường yếu, rất dễ mắc các căn bệnh cảm cúm thông thường. Mẹ nên cẩn thận phòng tránh, bởi mắc cảm cúm khiến sức đề kháng sẽ suy giảm, tăng nguy cơ viêm nhiễm của cơ thể. Trong trường hợp bị cảm cúm, mẹ cần nhanh chóng điều trị để không ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe.
Chú ý giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Quan niệm kiêng cữ sau sinh mổ phải tránh đụng vào nước là hoàn toàn sai lầm. Sau sinh mổ mẹ cần chú ý đến việc vệ sinh cơ thể, nhất là vùng bụng và âm đạo. Sau 1 ngày kể từ khi phẫu thuật mẹ đã có thể tắm nhanh bằng nước ấm. Khi tắm chọn nơi kín gió, thời gian tắm không quá 10p để tránh cảm lạnh. Tuyệt đối không tùy tiện bôi bất kỳ chất lạ nào lên vết mổ khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Mẹ cũng không nên tùy tiện tháo hết lớp băng bó ở vết mổ hay băng quá chặt. Nếu thấy âm đạo chảy máu đột ngột thì cần đến bệnh viện ngay để kiểm tra.