Khi bé yêu phát triển tới giai đoạn bắt đầu ăn dặm thì việc có nên mua một chiếc ghế dành cho bé ngồi ăn hay không? Nó tiện dụng thế nào? ghế ăn dặm loại tốt nhất? Đó là những câu hỏi của nhiều ông bố bà mẹ đặt ra. Vậy bài viết bài viết sau sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên của các bậc cha mẹ.
Tác dụng của ghế ăn dặm
Tác dụng đầu tiên của ghế ăn dặm là hỗ trợ bé tự ngồi thẳng lưng khi ăn, khay ăn thuận tiện cho việc bày đồ ăn đúng tầm mắt và tầm với tay của trẻ.
Ghế ăn dặm tạo lập cho bé có thói quen ăn uống tốt, tập trung và kỷ luật. Bé sẽ có thói quen khi ăn là ngồi nghiêm chỉnh và sẽ không có cảnh bé đi ăn rong ngoài đường hay vừa ăn vừa chạy chơi, vừa xem tivi,...
Lợi ích khác của ghế ăn dặm là có lợi cho hệ tiêu hóa của bé: giảm thiểu các nguy cơ tai nạn khi bé ăn dặm, nhất là nguy cơ hóc sặc thức ăn do ngồi ăn không đúng tư thế, vừa ăn vừa chạy nhảy hoặc không tập trung khi ăn.
Ghế ăn dặm loại nào tốt?
Ghế ăn dặm có thể chia thành 3 loại chính:
Ghế nhựa thấp có thể gấp gọn lại, tháo rời khay ăn (booster seat).
Ghế cao (high chair): gồm có ghế nhựa và ghế gỗ.
Thứ 3 là ghế ăn có thể ngả ra nhiều nấc.
1.Ghế gấp gọn booster seat:
Đặc điểm: Loại ghế ăn dặm này chủ yếu là ghế bằng nhựa với khay ăn có thể tháo rời. Ghế có thể xếp gọn lại. Chân ghế thấp, bạn có thể cho bé ngồi dưới đất hoặc đặt cả ghế ăn của bé lên ghế ngồi của người lớn.
Ưu điểm:
- Chất liệu bằng nhựa nên dễ vệ sinh.
- Gọn nhẹ, tiện mang khi đi lại.
- Phù hợp với điều kiện ở Việt Nam: nhà nhỏ, đi xe máy, các gia đình thích đi du lịch, đi chơi, đi ăn ngoài, đi sang nhà ông bà, bạn bè,… vì rất tiện mang đi theo.
- Ngoài ra, các hàng quán ở Việt Nam chưa phổ biến việc trang bị ghế ăn dành riêng cho trẻ em, nên khi đi ra ngoài ăn bạn nên mang theo ghế ăn dặm cho con.
- Giá thành vừa phải trung bình từ 500.000- 1.200.000.
Nhược điểm: Ghế ăn dặm gấp gọn hơi nhỏ, đối với các bé bụ bẫm thì tầm khoảng 3 tuổi trở lên là ngồi sẽ bị chật.
2. Ghế cao (high chair)
Đặc điểm:
- Ở nước ngoài, ghế cao thường được khuyến khích sử dụng hơn so với ghế gấp gọn hoặc có thể trang bị cả ghế cao và ghế gấp. Ghế cao để ở nhà, ghế gấp mang khi đi ra ngoài.
- Ghế cao thường có chất liệu bằng nhựa khung kim loại (hoặc khung nhựa) hoặc làm bằng gỗ, thường rộng rãi và chắc chắn.
- Ghế có độ cao bằng ghế ăn của người lớn hoặc cao hơn một chút, một số loại ghế có thể điều chỉnh được độ cao tùy ý.
- Khay ăn có thể tháo rời hoặc không thể tháo rời.
- Đa số các ghế ăn dặm loại cao không thể xếp gọn lại được.
Ưu điểm
- Rộng rãi, bé lớn tầm 20 kg vẫn ngồi thoải mái.
- Chắc chắn.
- Khay ăn lớn.
Nhược điểm
- Khó chùi rửa, vệ sinh.
- Ghế ăn dặm cao nặng và cồng kềnh, không tiện mang ra ngoài, chỉ phù hợp với nhà có không gian rộng.
- Do ghế khá to rộng nên các bé nhỏ mới tập ăn ngồi sẽ bị lọt thỏm hoặc bị mỏi nếu không được chèn ghế.
- Giá thành cao hơn so với ghế gấp gọn. Chỉ có ghế gỗ là giá hợp lý hơn, tuy nhiên lại quá nặng và rửa nước thì lâu khô. Giá ghế cao (trừ ghế gỗ) thường từ 1-3 triều đồng.
3. Ghế ngả ra được
Đặc điểm: Ghế ăn dặm loại này có thể ngả ra 2 – 3 nấc, có thể có hoặc không có đồ chơi đi kèm. Ghế thường ghế có nệm lưng và chỗ ngồi êm ái, nệm có thể tháo rời được hoặc không.
Ưu điểm: Vì có thể điều chỉnh nhiều nấc nên ngoài việc để bé ngồi ăn có thể sử dụng ghế vào nhiều mục đích khác như ngả ra cho bé nằm ngủ, ngồi chơi đồ chơi, nằm chơi với đồ treo, khi bé lớn thì ít dùng tới các chế độ ngả,... Ghế ăn dặm ngả ra được khá rộng rãi, ít trơn trượt nên bé có thể ngồi từ nhỏ tới lớn.
Nhược điểm
- Ghế không gấp gọn được, cồng kềnh, khá nặng. Chỉ phù hợp với gia đình nhà rộng, có xe ôtô thì có thể vào cốp xe mang đi theo.
- Ghế có nhiều góc nhỏ khó vệ sinh. Ở một số ghế có phần đệm vải không tháo rời được hoặc không thể ngồi khi không có đệm cũng gây phiền phức khi sử dụng và vệ sinh ghế.
- Ngoài ra giá thành ghế tương đối cao.
Trên đây là thông tin một số loại ghế ăn dặm bạn có thể tham khảo chọn được ghế ăn dặm loại nào tốt để mua sắm cho bé yêu. Hy vọng sẽ hữu ích cho các bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con trẻ!