Với những người bình thường, các triệu chứng của bệnh cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, đau đầu, đau họng đã khó chịu lắm rồi thì với các mẹ bầu, việc bị cảm cúm trong thời gian mang thai còn kinh khủng hơn nhiều! Bởi lẽ bên cạnh việc ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, cảm cúm khi mang thai còn có thể gây ra những biến chứng khôn lường đối với thai nhi.
Cụ thể, khi bà bầu bị cảm, virus cảm cúm bên cạnh việc có thể khiến cho thai nhi bị dị tật thì trong trường hợp mẹ bị cảm cúm nặng, tình trạng sốt cao cùng với nhiễm độc do virus gây ra có thể khiến cho thai bị lưu, dẫn đến hiện tượng sảy thai.
Mặt khác, nếu người phụ nữ không may bị cảm cúm khi đang mang bầu thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều. Bởi lẽ nếu như bình thường, việc điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm không quá khó khăn và không đến mức phải đi khám, thì với thai phụ, việc sử dụng thuốc điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ dẫn đến dị tật thai nghén, nhiễm độc thai hay thậm chí là sảy thai.
Cụ thể, qua nhiều xét nghiệm và nghiên cứu đã cho thấy, một số loại thuốc điều trị khi bà bầu bị cảm dưới đây có thể gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi:
- Thuốc kháng virus Tamiflu, Symmetrel, Relenza, Flumadine: Các loại thuốc này đều có nguy cơ gây dị tật thai nhi cao
- Ibuprofen: Chưa có nghiên cứu thực nghiệm có kiểm soát đủ lớn trên phụ nữ mang thai nên chưa xác định được chính xác ảnh hưởng của thuốc tới thai nhi
- Aspirin: Có khả năng gây xuất huyết ở mẹ bầu
- Guaifenesin: là một thành phần có tác dụng tiêu đờm, có nhiều trong các thuốc trị cảm cúm. Tương tự như Ibuprofen, vì chưa có nghiên cứu có kiểm soát đủ lớn trên phụ nữ mang thai nên không thể hoàn toàn loại trừ nguy cơ của thuốc.
- Dextromethorphan: thành phần ức chế ho có trong các loại siro trị ho. Với trường hợp bà bầu bị cảm thì tốt nhất là nên tránh dùng các chế phẩm phối hợp có chứa Dextromethorphan và ethanol.
Bà bầu bị cảm nên tránh sử dụng thuốc
Tuy nhiên mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng, bởi vì đa phần các triệu chứng của bệnh cảm cúm đều kết thúc sau khoảng vài ba ngày cho đến một tuần. Vì vậy nếu không may bà bầu bị cảm cúm thì tốt nhất là bà bầu nên tránh sử dụng thuốc, thay vào đó, bà bầu có thể áp dụng những phương pháp như chườm mát, tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C để khắc phục.
Trong trường hợp bà bầu bị cảm nặng, có triệu chứng sốt cao trên 39°C hoặc sốt, ho kéo dài nhiều ngày thì gia đình nên đưa bà bầu đi khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện những xét nghiệm cần thiết, sau đó đưa ra lời khuyên cũng như chỉ định những loại thuốc mà các mẹ bầu có thể sử dụng được trong thai kỳ.
Bà bầu nên đi khám trong trường hợp cơ thể có triệu chứng sốt cao và ho kéo dài nhiều ngày
Một lưu ý đặc biệt mà các mẹ bầu cần nhớ đó chính là tuyệt đối không được tự ý mua thuốc trị cảm cúm về dùng mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi muốn trị dứt điểm được chứng cảm cúm, mẹ sẽ phải kết hợp uống nhiều loại thuốc khác nhau. Chưa kể đến việc mỗi một loại thuốc lại có tác dụng và ảnh hưởng khác nhau với những cơ địa khác nhau, do vậy sẽ đòi hỏi thời gian phát huy tác dụng và liều lượng uống khác nhau.
Hi vọng những thông tin về ảnh hưởng của bệnh cảm và biện pháp điều trị khi bà bầu bị cảm ở trên sẽ giúp ích được cho các mẹ trong thời kỳ mang thai vô cùng quan trọng này! Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn chưa giải đáp được, hãy nhấc máy và gọi đến tổng đài tư vấn miễn phí cước 1800 0016 để được gặp các dược sĩ của Avisure.vn nhé!