Nếu bạn là một trong số đó, đừng quá lo lắng vì đây là điều hoàn toàn bình thường và nó thường không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khó thở lại vô cùng nguy hiểm và vì thế, bà bầu phải cần phải đến gặp bác sỹ để khám chữa kịp thời.
Thế nào là khó thở thông thường ở phụ nữ mang thai?
Khó thở khá phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối và trong thời kỳ đầu mang thai. Gần 75% phụ nữ không bao giờ cảm thấy khó thở trước khi mang thai. Nếu khó thở là do một số hoạt động thể chất gắng sức như leo cầu thang, nó hoàn toàn bình thường và vô hại.
Bà bầu khó thở là do đâu?
Bà bầu khó thở chủ yếu là do sự thay đổi tự nhiên của cơ thể khi mẹ có em bé. Dưới đây là một số thay đổi cơ thể thai kỳ có thể dẫn đến khó thở.
♦ Trong 3 tháng đầu thai kỳ:
- Lồng ngực trở nên rộng lớn hơn để tăng dung tích phổi. Lồng ngực di chuyển lên trên và ra ngoài, do đó việc hít thở của ban cũng trở nên khó khăn hơn.
- Mặc dù số lần thở giống như trước khi mang thai nhưng bà bầu phải thở sâu hơn, và đây là lý do bà bầu cảm thấy khó thở.
- Ngoài ra, trong thời kỳ đầu mang thai, thể tích máu của cơ thể tăng 50%. Vì thế, tim phải làm việc nhiều hơn so với trước đây. Điều này làm cho bà bầu phải thở nhiều hơn ngay cả khi đang nghỉ ngơi.
♦ Trong 3 tháng giữa thai kỳ:
- Các hormone thai kỳ khiến nhu cầu oxy của cơ thể bà bầu tăng, do đó kích thích não để tăng số lượng và độ sâu của hơi thở.
- Các hormone cũng làm sưng các mao mạch ở đường hô hấp làm cho bà bầu cảm thấy như đang thở dốc.
♦ Trong 3 tháng cuối thai kỳ: Sự lớn lên của bé và tử cung phát triển đẩy cơ hoành (cơ nằm dưới lồng ngực) lên trên, làm thu hẹp khoảng không gian của phổi và làm cho phổi khó giãn nở. Do đó, mẹ bầu thở nhanh hơn, giống như vừa chạy marathon. Đây là điều khá bình thường và hoàn toàn vô hại cho mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, bà bầu có thể bị khó thở khi đi cầu thang, mang theo trọng lượng nặng hoặc tăng cân bất thường trong thai kỳ.
Khó thở cũng có thể xảy ra khi bà bầu đang mang thai song sinh. Và tất nhiên, bà bầu cần nhiều thời gian nghỉ hơn hơn nếu cần thiết.
Đôi khi, bà bầu khó thở có thể là dấu hiệu của một số bệnh thường gặp sau, bao gồm:
- Thiếu máu: Nếu bị thiếu sắt, bà bầu sẽ có số lượng tế bào hồng cầu thấp (các tế bào hồng cầu có chức năng mang oxy từ phổi đến các phần cơ quan của cơ thể và đưa khí carbonic từ các cơ quan trong cơ thể đến phổi) và cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp oxy cho cả mẹ và bé. Khó thở tiến triển là một trong những triệu chứng của bệnh thiếu máu.
- Bệnh suyễn có thể là một nguyên nhân gây khó thở, và bà bầu nên đi khám bác sĩ nếu dấu hiệu khó thở không liên quan đến nội tiết tố hay thói quen hàng ngày.
- Nếu bà bầu có khó thở kèm mạch nhanh, đánh trống ngực hoặc ngón tay và ngón chân lạnh, đó có thể là biến chứng nghiêm trọng của bệnh tim hoặc phổi. Mẹ bầu nên đi khám ngay lập tức.
Làm thế nào để giảm khó thở khi mang thai?
1. Thực hành tư thế đúng:
- Tư thế đúng sẽ làm giảm khó thở. Trong khi ngồi, giữ cho ngực nâng lên và vai hạ xuống. Khi đó, phổi sẽ có đủ không gian để co giãn.
- Trong khi ngủ, hãy dùng gối dựa để cơ thể hướng lên trên. Làm như thế giúp tăng không gian trong khoang bụng, làm cho bà bầu thấy dễ thở hơn.
2. Thay đổi vị trí:
Nếu bà bầu khó thở vì ở một vị trí trong thời gian dài, hãy thay đổi vị trí để hít thở dễ dàng. Bà bầu có thể đứng thẳng vì như thế sẽ làm giảm áp lực lên cơ hoành.
3. Thư giãn:
Cảm nhận cơ thể và nghỉ ngơi bất cứ khi nào bà bầu muốn thư giãn. Khi bà bầu cảm thấy hụt hơi, cố gắng thư giãn. Chỉ cần dừng lại những gì đang làm và thở sâu cho đến khi cảm thấy tốt hơn. Hãy nghỉ ngơi khoảng 20 phút và sau đó tiếp tục làm việc.
4. Các bài tập thở:
Tập thở sẽ giúp tăng dung tích phổi và dễ thở hơn (tuy nhiên thở bụng không được khuyến cáo do mở rộng tử cung). Các bà bầu bị khó thở có thể thử bài tập thở này:
- Hít vào sâu đồng thời nâng cánh tay lên trên và hai bên.
- Sau đó thở ra đồng thời đặt cánh tay của bạn xuống hai bên.
- Nâng cao đầu trong khi hít vào và hạ thấp hơn trong khi thở ra.
- Thở sâu bằng cách đặt tay lên lồng ngực.
- Đẩy lồng ngực xa tay trong khi hít vào sâu.
5. Tập thể dục:
Không tập thể dục có thể làm tăng khó thở. Vì vậy hãy thử một số bài tập nhẹ để giúp bà bầu có thể có một cuộc trò chuyện mà không phải đi ra ngoài hít thở. Tất nhiên, bé cũng sẽ nhận được đủ oxy trong khi mẹ tập thể dục.
- Bài tập aerobic vào đầu thai kỳ có thể cải thiện hơi thở và kiểm soát nhịp tim của bà bầu. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập thể dục.
- Nếu bà bầu chưa bắt đầu bất kỳ hoạt động nào, đây sẽ là thời điểm thích hợp để bắt đầu tập yoga. Tập yoga giúp hít thở đúng cách.
- Đi bộ nhanh và bơi lội cũng sẽ làm tăng khả năng thở sâu hơn và duy trì mức độ tập thể dục.
Những bài tập sẽ cung cấp cho bà bầu đủ sức chịu đựng để chống lại với các triệu chứng khó thở có hiệu quả. Thế nhưng, hãy lắng nghe cơ thể và đừng lạm dụng bất kỳ bài tập thể dục nào.
Làm thế nào để ngăn chặn khó thở ở phụ nữ mang thai
1. Uống đủ nước
Bà bầu khó thở là một triệu chứng phổ biến của tình trạng mất nước. Hãy chắc chắn rằng bạn uống đủ nước và tránh các đồ uống như cà phê, trà, soda và rượu. Những thức uống làm tăng trọng lượng cơ thể có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khó thở.
2. Chế độ ăn hợp lý
Một số loại trái cây và rau củ chứa nhiều sắt
- Cần bổ sung vitamin C vì nó giúp cơ thể tăng hấp thụ sắt.
- Ngoài ra, đậu là một nguồn protein tuyệt vời. Tuy nhiên, ăn đậu ở mức độ vừa phải vì chúng có thể ảnh hưởng đến hấp thụ sắt.
3. Tránh làm việc quá sức
Đừng gây áp lực cho bản thân như mang vật nặng hay ở lại cơ quan quá muộn. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi khi làm việc căng thẳng hay quá sức.
Bà bầu khó thở trong thời gian bao lâu?
Nếu bà bầu lần đầu tiên mang thai, thai nhi xuống đến xương chậu vào khoảng tuần 36. Đây là thời điểm cuối cùng có các vấn đề về hơi thở. Nếu bà bầu đã từng mang thai, tình trạng khó thở sẽ vẫn tiếp tục đến hết thai kỳ.
Sau khi sinh, lượng hormone progesterone giảm xuống, làm giảm áp lực lên cơ hoành và tử cung. Thế nhưng, phải mất ít nhất một vài tháng hệ thống hô hấp của bạn mới bình thường trở lại.
Khó thở có ảnh hưởng đến bé không?
Miễn là không có bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại khác, bà bầu khó thở là tình trạng khá phổ biến và sẽ không gây tổn hại cho bé vì bé sẽ nhận được nhiều oxy qua nhau thai. Hít thở sâu sẽ cung cấp cho bé nhiều oxy trong máu.