Một nghiên cứu trên những trẻ sơ sinh uống sữa đậu nành được công bố năm 2002 cho thấy rằng, hoàn toàn không có biểu hiện có hại đến sức khỏe của các bé. Năm 2003, các nhà khoa học Anh cũng tiến hành nghiên cứu tác động của isoflavones, một chất thuộc nhóm Phytoestrogen được tìm thấy trong đậu nành, tác nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển giới tính thai nhi. Mặc dù vậy, vẫn không có một bằng chứng khoa học nào chứng minh tác hại của isoflavones đến sức khỏe của bé. Không những không gây hại, thành phần isoflavones trong sữa đậu nành còn được chứng minh có khả năng ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ.
Vậy bà bầu uống sữa đậu nành được không?
Bác sĩ Hoàng Thị Thúy Hà khẳng định sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai. Sữa đậu nành cung cấp đầy đủ và cân đối các loại axit amin thiết yếu , giàu sắt, calci, folat, vitamin A, PP, D và B12 … giúp thai nhi phát triển tốt; giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân, còi xương và hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ.
Lợi ích của sữa đậu nành với bà bầu
- Sữa đậu nành cung cấp cho phụ nữ mang thai một lượng protein đáng kể. Hơn nữa, hàm lượng protein trong sữa đậu nành không có nhiều cholesterol và chất béo như các nguồn protein động vật.
- Mặc dù có nguồn gốc từ thực vật, nhưng hàm lượng protein, các loại vitamin như A, D, B12... mà sữa đậu nành cung cấp lại tương đương với sữa bò. Là một thức uống thay thế tuyệt vời cho những phụ nữ mang thai bị dị ứng với lactose có trong sữa bò.
- Hàm lượng canxi trong sữa đậu nành giúp làm giảm tình trạng loãng xương phụ nữ mang thai ngoài ra còn giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở thai nhi.
- Chất xơ có trong sữa đậu nành giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ bị táo bón khi mang thai.
Tuy nhiên, để hấp thu tốt các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành và đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe trong thời kỳ mang thai, các bà bầu uống sữa đậu nành cần chú ý những điều sau:
Không nên uống quá nhiều: Không nên uống quá 500ml sữa đậu nành mỗi ngày, và không nên uống một lượng lớn cùng lúc. Khi uống quá nhiều sữa đậu nành có thể gây khó tiêu, đầy hơi, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất khác.
Không nên uống khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào vì khi đó protein trong đậu nành sẽ dễ bị phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Đun sôi trước khi uống: Đậu nành chưa chín sẽ tồn tại một số chất độc hại cho cơ thể, có thể gây đau bụng, buồn nôn…
Không nên uống chung với trứng: Các loại protein có trong lòng trắng trứng kết hợp với chất trypsin trong sữa đậu nành sẽ tạo thành chất kết tủa gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của cơ thể.
Không nên uống cùng với các loại đường nâu: Protein trong đậu nành khi kết hợp với các acid hữu cơ có trong đường nâu sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa. Đồng thời, cũng làm ảnh hưởng khả năng tiêu hóa của bạn.
Không nên ăn cam, quýt trước hay sau khi uống sữa đậu nành vì acid hữu cơ có thể kết hợp với protein của đậu nành tạo kết tủa ở đường ruột, làm đầy bụng, khó tiêu hay tiêu chảy.
Không dùng bình giữ nhiệt để đựng sữa đậu nành vì sử dụng bình giữ nhiệt để bảo quản sữa đậu nành sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển, gây hại cho sức khỏe bà bầu.
Nên ăn kèm các thực phẩm tinh bột sẽ giúp chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong sữa tốt hơn.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không. Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, đừng ngần ngại nhấc máy gọi ngay đến tổng đài miễn cước 1800 0016 để được đội ngũ dược sĩ của avisure.vn giúp đỡ trong thời gian sớm nhất nhé!