Bầu lần 2 không tiêm uốn ván có sao không? Mẹ bầu lần 2 không tiêm uốn ván đúng lịch sẽ có nguy cơ mắc bệnh uốn ván, gây co cứng, suy hô hấp và có tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt, bệnh còn có nguy cơ gây uốn ván sơ sinh, nguy hiểm cho cả em bé. Tìm hiểu về lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu lần 2 ngay tại bài viết này của Avisure.
Bầu lần 2 không tiêm uốn ván có sao không? Theo Bộ Y Tế, mẹ bầu lần 2 không tiêm uốn ván sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe, đặc biệt tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn cho trẻ sơ sinh, gây uốn ván sơ sinh - bệnh có biến chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh uốn ván không lây từ người sang người mà lây qua các vết thương hở, nguy cơ lây nhiễm đặc biệt cao khi mẹ chuyển dạ và cắt rốn cho con. Vắc-xin phòng uốn ván là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa vi khuẩn uốn ván tấn công, tạo miễn dịch đặc hiệu. Vắc-xin uốn ván không chỉ giúp bảo vệ mẹ bầu trong cơn vượt cạn, mà còn truyền qua nhau thai, giúp phòng bệnh cho con trong những năm tháng đầu đời.
Vậy nếu mẹ bầu lần 1 đã tiêm đủ mũi uốn ván, thì bầu lần 2 có phải tiêm uốn ván không? Câu trả lời là có. Tuy mẹ bầu lần 1 đã tiêm đủ mũi uốn ván, nhưng theo thời gian, kháng thể được tạo ra từ vắc-xin thời gian đầu sẽ yếu dần và mất dần hiệu lực bảo vệ. Nếu mẹ không tiêm nhắc lại sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh, đặc biệt nếu sinh nở trong môi trường không hoàn toàn vô trùng.
Xem thêm: Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 3 có cần thiết
Uốn ván là căn bệnh xảy ra do nhiễm trùng vết cắt hoặc vết thương hở do bào tử vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Bệnh thường xảy ra trong vòng 14 ngày kể từ khi bị nhiễm trùng. Bệnh uốn ván là căn bệnh gây tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Theo nghiên cứu của PubMed tỷ lệ tử vong do uốn ván gây ra có thể lên tới 800-100%.
Đối với mẹ, nếu bị nhiễm uốn ván sau sinh, bệnh nhân thường có triệu chứng co cứng toàn thân, khó thở, sốt cao, giảm huyết áp đột ngột, rối loạn co bóp cơ gây bí tiểu, bí đại tiện, rối loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim.
Đối với trẻ sơ sinh, nếu bị nhiễm uốn ván sơ sinh thường có biểu hiện khóc nhiều, khó bú, co giật, gồng người và nguy cơ tử vong cao trong vòng vài ngày nếu không được cấp cứu kịp thời.
Vì vậy, nếu còn thắc mắc mẹ bầu không tiêm uốn ván có sao không? Mẹ đừng ngần ngại mà lên lịch tiêm phòng uốn ván ngay, nếu không muốn bản thân và thai nhi gặp nguy hiểm. Tiêm phòng uốn ván khi mang thai là điều cực kỳ cần thiết để tạo áo giáp bảo vệ cho thai nhi ngay từ khi chào đời.
Vậy, mẹ mang bầu lần 2 không tiêm uốn ván có sao không? Mẹ bầu lần 1 hay lần 2 đều cần tiêm phòng uốn ván nếu không muốn sức khỏe của bản thân gặp nguy hiểm. Vắc-xin phòng uốn ván không có khả năng tạo miễn dịch trọn đời, nên mẹ cần tiêm nhắc lại vắc-xin trong mỗi lần mang thai.
Nếu mẹ không còn băn khoăn rằng, bầu lần 2 không tiêm uốn ván có sao không mà đã quyết tâm đến trung tâm tiêm chủng, thì cần lưu ý tiêm phòng uốn ván đúng lịch. Theo Bộ Y Tế, lịch tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai lần 2 phụ thuộc lớn vào lịch sử tiêm chủng của mẹ.
- Nếu mẹ mang thai lần đầu đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván, hoặc tiêm đủ 5 mũi theo chương trình tiêm chủng mở rộng: chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi duy nhất nếu lần tiêm cuối cách không quá 5 năm
- Nếu mẹ không nhớ rõ lịch sử tiêm chủng, hoặc đã quá 5 năm kể từ lần tiêm cuối: thì nên tiêm đủ 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 4 tuần, và nên hoàn thành tiêm chủng trước khi sinh ít nhất 1 tháng.
Xem thêm: Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào là đúng lịch?
Khi tiêm phòng uốn ván, mẹ bầu cần chú ý những điều sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn:
- Thời điểm tiêm phòng:
Nên tiêm phòng uốn ván vào giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, từ tuần 20 trở lên, không quá sát ngày dự sinh để có thời gian cho cơ thể tạo kháng thể trước khi sinh.
- Khai báo đầy đủ thông tin:
Mẹ nên khai báo đầy đủ thông tin sức khỏe cho bác sĩ, đặc biệt về dị ứng, tình trạng bệnh lý hiện tại nếu có
- Phản ứng sau tiêm:
Sau khi tiêm phòng uốn ván, mẹ có thể gặp các phản ứng như đau, sốt, buốt tại vị trí tiêm. Đây đều là những phản ứng bình thường khi tiêm vắc-xin, mẹ không cần quá lo ngại..
- Theo dõi sau tiêm:
Sau khi tiêm, mẹ nên nán lại ở trung tâm tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm. Nếu thấy xuất hiện bất thường như khó thở hay phát ban, cần báo ngay với bác sĩ.
Ngoài câu hỏi bầu lần 2 không tiêm uốn ván có sao không đã được giải đáp ở trên, một số mẹ bầu thường thắc mắc thêm về các vấn đề sau:
Vắc-xin uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mẹ yên tâm rằng, vắc-xin uốn ván đã được kiểm định an toàn, có chứng nhận từ Bộ Y Tế và WHO nên được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Thành phần vắc-xin uốn ván là giải độc tố uốn ván được tính chế, giúp kích thích cơ thể tạo kháng thể chống lại bệnh uốn ván. Mẹ bầu lần 2 tiêm uốn ván giúp tạo lớp bảo vệ miễn dịch đặc hiệu, là chiếc áo giáp hoàn hảo cho thai nhi phòng ngừa uốn ván ngay từ những ngày đầu đời.
Theo Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ ACOG, mẹ mang thai lần 2 cần tiêm uốn ván càng sớm càng tốt, thời điểm tiêm uốn ván thích hợp nằm khoảng thời gian từ tuần 27 đến tuần 36 của thai kỳ. Không nên tiêm quá sát ngày dự sinh để đảm bảo thời gian cho cơ thể sản sinh kháng thể.
Hiện nay, giá tiêm uốn ván cho bà bầu dao động từ 100.000 - 200.000đ/ mũi tiêm, tùy vào thời điểm, cơ sở tiêm chủng và loại vắc-xin. Nếu mẹ bầu lựa chọn loại vắc-xin tổ hợp Tdap (phòng ngừa 3 bệnh: bạch hầu - ho gà- uốn ván) thì chi phí sẽ cao hơn, dao động từ 775.000đ - 1.000.000đ.
Như vậy, mẹ bầu lần 2 không tiêm uốn ván có sao không? Câu trả lời là có. Nếu mẹ không tiêm phòng uốn ván đúng cách, có khả năng nhiễm uốn ván và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe khi lâm bồn. Mẹ hãy tham khảo các bài viết của Avisure tại chuyên mục Mang thai lần 2 để biết thêm các thông tin sức khỏe cần thiết.