0
Đang mang thai

Bầu lần 2 không tiêm uốn ván có sao không? Nguy hiểm thế nào cho mẹ và thai nhi?

13:34 | 26/05/2025
93 lượt xem

Bầu lần 2 không tiêm uốn ván có sao không? Mẹ bầu lần 2 không tiêm uốn ván đúng lịch sẽ có nguy cơ mắc bệnh uốn ván, gây co cứng, suy hô hấp và có tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt, bệnh còn có nguy cơ gây uốn ván sơ sinh, nguy hiểm cho cả em bé. Tìm hiểu về lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu lần 2 ngay tại bài viết này của Avisure.

1. Bầu lần 2 không tiêm uốn ván có sao không?

Bầu lần 2 không tiêm uốn ván có sao không? Theo Bộ Y Tế, mẹ bầu lần 2 không tiêm uốn ván sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe, đặc biệt tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn cho trẻ sơ sinh, gây uốn ván sơ sinh - bệnh có biến chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh uốn ván không lây từ người sang người mà lây qua các vết thương hở, nguy cơ lây nhiễm đặc biệt cao khi mẹ chuyển dạ và cắt rốn cho con. Vắc-xin phòng uốn ván là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa vi khuẩn uốn ván tấn công, tạo miễn dịch đặc hiệu. Vắc-xin uốn ván không chỉ giúp bảo vệ mẹ bầu trong cơn vượt cạn, mà còn truyền qua nhau thai, giúp phòng bệnh cho con trong những năm tháng đầu đời.

Vậy nếu mẹ bầu lần 1 đã tiêm đủ mũi uốn ván, thì bầu lần 2 có phải tiêm uốn ván không? Câu trả lời là có. Tuy mẹ bầu lần 1 đã tiêm đủ mũi uốn ván, nhưng theo thời gian, kháng thể được tạo ra từ vắc-xin thời gian đầu sẽ yếu dần và mất dần hiệu lực bảo vệ. Nếu mẹ không tiêm nhắc lại sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh, đặc biệt nếu sinh nở trong môi trường không hoàn toàn vô trùng.
 

Bầu lần 2 không tiêm uốn ván có sao không?
Bầu lần 2 không tiêm uốn ván có sao không?


Xem thêm: Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 3 có cần thiết

2. Uốn ván nguy hiểm thế nào với mẹ bầu và thai nhi?

Uốn ván là căn bệnh xảy ra do nhiễm trùng vết cắt hoặc vết thương hở do bào tử vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Bệnh thường xảy ra trong vòng 14 ngày kể từ khi bị nhiễm trùng. Bệnh uốn ván là căn bệnh gây tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Theo nghiên cứu của PubMed tỷ lệ tử vong do uốn ván gây ra có thể lên tới 800-100%.

Đối với mẹ, nếu bị nhiễm uốn ván sau sinh, bệnh nhân thường có triệu chứng co cứng toàn thân, khó thở, sốt cao, giảm huyết áp đột ngột, rối loạn co bóp cơ gây bí tiểu, bí đại tiện, rối loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim.

Đối với trẻ sơ sinh, nếu bị nhiễm uốn ván sơ sinh thường có biểu hiện khóc nhiều, khó bú, co giật, gồng người và nguy cơ tử vong cao trong vòng vài ngày nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Vì vậy, nếu còn thắc mắc mẹ bầu không tiêm uốn ván có sao không? Mẹ đừng ngần ngại mà lên lịch tiêm phòng uốn ván ngay, nếu không muốn bản thân và thai nhi gặp nguy hiểm. Tiêm phòng uốn ván khi mang thai là điều cực kỳ cần thiết để tạo áo giáp bảo vệ cho thai nhi ngay từ khi chào đời.

Vậy, mẹ mang bầu lần 2 không tiêm uốn ván có sao không? Mẹ bầu lần 1 hay lần 2 đều cần tiêm phòng uốn ván nếu không muốn sức khỏe của bản thân gặp nguy hiểm. Vắc-xin phòng uốn ván không có khả năng tạo miễn dịch trọn đời, nên mẹ cần tiêm nhắc lại vắc-xin trong mỗi lần mang thai. 

3. Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu lần 2

Nếu mẹ không còn băn khoăn rằng, bầu lần 2 không tiêm uốn ván có sao không mà đã quyết tâm đến trung tâm tiêm chủng, thì cần lưu ý tiêm phòng uốn ván đúng lịch. Theo Bộ Y Tế, lịch tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai lần 2 phụ thuộc lớn vào lịch sử tiêm chủng của mẹ.

- Nếu mẹ mang thai lần đầu đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván, hoặc tiêm đủ 5 mũi theo chương trình tiêm chủng mở rộng: chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi duy nhất nếu lần tiêm cuối cách không quá 5 năm

- Nếu mẹ không nhớ rõ lịch sử tiêm chủng, hoặc đã quá 5 năm kể từ lần tiêm cuối: thì nên tiêm đủ 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 4 tuần, và nên hoàn thành tiêm chủng trước khi sinh ít nhất 1 tháng.
 

Lịch tiêm uốn ván lần 2 dành cho mẹ bầu
Lịch tiêm uốn ván lần 2 dành cho mẹ bầu


Xem thêm: Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào là đúng lịch?

4. Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Khi tiêm phòng uốn ván, mẹ bầu cần chú ý những điều sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn:

- Thời điểm tiêm phòng:

Nên tiêm phòng uốn ván vào giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, từ tuần 20 trở lên, không quá sát ngày dự sinh để có thời gian cho cơ thể tạo kháng thể trước khi sinh.

- Khai báo đầy đủ thông tin:

Mẹ nên khai báo đầy đủ thông tin sức khỏe cho bác sĩ, đặc biệt về dị ứng, tình trạng bệnh lý hiện tại nếu có

- Phản ứng sau tiêm:

Sau khi tiêm phòng uốn ván, mẹ có thể gặp các phản ứng như đau, sốt, buốt tại vị trí tiêm. Đây đều là những phản ứng bình thường khi tiêm vắc-xin, mẹ không cần quá lo ngại..

- Theo dõi sau tiêm:

Sau khi tiêm, mẹ nên nán lại ở trung tâm tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm. Nếu thấy xuất hiện bất thường như khó thở hay phát ban, cần báo ngay với bác sĩ.

5. Câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu lần 2 tiêm phòng uốn ván

Ngoài câu hỏi bầu lần 2 không tiêm uốn ván có sao không đã được giải đáp ở trên, một số mẹ bầu thường thắc mắc thêm về các vấn đề sau:

5.1. Vắc-xin uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Vắc-xin uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mẹ yên tâm rằng, vắc-xin uốn ván đã được kiểm định an toàn, có chứng nhận từ Bộ Y Tế và WHO nên được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Thành phần vắc-xin uốn ván là giải độc tố uốn ván được tính chế, giúp kích thích cơ thể tạo kháng thể chống lại bệnh uốn ván. Mẹ bầu lần 2 tiêm uốn ván giúp tạo lớp bảo vệ miễn dịch đặc hiệu, là chiếc áo giáp hoàn hảo cho thai nhi phòng ngừa uốn ván ngay từ những ngày đầu đời.
 

Những câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu lần 2 tiêm phòng uốn ván
Những câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu lần 2 tiêm phòng uốn ván

5.2. Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào?

Theo Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ ACOG, mẹ mang thai lần 2 cần tiêm uốn ván càng sớm càng tốt, thời điểm tiêm uốn ván thích hợp nằm khoảng thời gian từ tuần 27 đến tuần 36 của thai kỳ. Không nên tiêm quá sát ngày dự sinh để đảm bảo thời gian cho cơ thể sản sinh kháng thể.

5.3. Tiêm uốn ván cho bà bầu hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, giá tiêm uốn ván cho bà bầu dao động từ 100.000 - 200.000đ/ mũi tiêm, tùy vào thời điểm, cơ sở tiêm chủng và loại vắc-xin. Nếu mẹ bầu lựa chọn loại vắc-xin tổ hợp Tdap (phòng ngừa 3 bệnh: bạch hầu - ho gà- uốn ván) thì chi phí sẽ cao hơn, dao động từ 775.000đ - 1.000.000đ.

Như vậy, mẹ bầu lần 2 không tiêm uốn ván có sao không? Câu trả lời là có. Nếu mẹ không tiêm phòng uốn ván đúng cách, có khả năng nhiễm uốn ván và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe khi lâm bồn. Mẹ hãy tham khảo các bài viết của Avisure tại chuyên mục Mang thai lần 2 để biết thêm các thông tin sức khỏe cần thiết.

Dọa sinh non nên ăn gì, kiêng gì để giữ thai an toàn?

Dọa sinh non nên ăn gì, kiêng gì để giữ thai an toàn?

Dọa sinh non nên ăn gì? Để cải thiện tình trạng này, bà bầu nên bổ ...
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không? Câu trả lời là có ...
Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không?

Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không?

Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không? Câu trả lời ...
Có bầu thèm ngọt là con trai hay gái? Giải thích thực hư theo khoa học

Có bầu thèm ngọt là con trai hay gái? Giải thích thực hư theo khoa học

Thèm ngọt là con gì? Thèm ngọt là bầu con trai hay gái? Theo dân gian, ...
Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?

Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?

Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không? Theo chuyên gia, bà bầu 3 tháng ...
Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Một số lưu ý cho mẹ bầu

Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Một số lưu ý cho mẹ bầu

Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Câu trả lời là có, sashimi cá ...
5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai mẹ cần tránh

5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai mẹ cần tránh

5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai cần tránh là tư thế ngồi ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Các tin bài khác
Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Giải đáp thực hư cho mẹ
15/07/2025
143 lượt xem

Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Giải đáp thực hư cho mẹ

Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Theo quan niệm dân gian, nếu mẹ nghén mùi, nhạy cảm với ...
Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Cảnh báo tác hại ít người biết
14/07/2025
150 lượt xem

Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Cảnh báo tác hại ít người biết

Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Các bác sĩ khuyên rằng, bà bầu tuyệt đối không được uống ...
Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không?
14/07/2025
101 lượt xem

Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không?

Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không? Theo các bác sĩ, bà bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt ...
Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? 
12/07/2025
18 lượt xem

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? 

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? Để biết thai nhi khỏe mạnh, mẹ ...
Vitamin c 1000mg bầu uống được không?
11/07/2025
16 lượt xem

Vitamin c 1000mg bầu uống được không?

Vitamin C 1000mg bầu uống được không? chắc chắn là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để ...
Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Báo động đỏ cho mẹ bầu
11/07/2025
430 lượt xem

Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Báo động đỏ cho mẹ bầu

Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, việc thiếu nước ối có thể gây ra rất ...