0
Đang mang thai

Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu?

10:41 | 25/06/2025
22 lượt xem

Bà bầu bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu tiên là một trong những hiện tượng khá thường gặp. Phần lớn thì tình trạng này thường chỉ gây khó chịu cho bà bầu chứ không phải vấn đề nghiêm trọng gây những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mẹ bầu bị đau bụng và đau lưng lại có thể dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ bầu chớ bỏ qua. Do vậy, dưới đây chính là một số thông tin mẹ bầu nên theo dõi.

Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu nguyên nhân là gì?

Ở trong những tháng đầu tiên của thai kỳ cơ thể bà bầu thường sẽ gặp phải những thay đổi lớn. Trong đó, triệu chứng bị đau lưng và đau bụng dưới thường khiến mẹ bầu khá lo lắng. Dưới đây, chính là một số nguyên nhân điển hình gây đau bụng và đau lưng cho mẹ bầu khi mới mang thai ở dưới đây. 

Căng cơ và dây chằng - Nguyên nhân gây đau lưng đau bụng ở bà bầu

Quá trình thụ thai diễn ra sẽ làm cho tử cung bắt đầu được căng giãn để tạo môi trường thuận lợi cho thai nhi phát triển. Khi tử cung lớn dần sẽ gây áp lực lên các cơ và dây chằng xung quanh. Cũng chính điều này khiến cho một số mẹ bầu cảm nhận thấy cảm giác đau nhói hoặc căng tức ở vùng bụng dưới và lưng. 

Nếu tình trạng bị đau lưng và bụng dưới khi mới mang thai mà do căng cơ và dây chằng thì không có gì đáng lo. Hiện tượng này cũng thường chỉ xảy ra khi mẹ bầu vận động mạnh hay thay đổi tư thế đột ngột. Dần dần cơ thể sẽ nhanh chóng thích nghi. 
 

Bị đau lưng và đau bụng khi mang thai tháng đầu nguyên nhân là gì?
Bị đau lưng và đau bụng khi mang thai tháng đầu nguyên nhân là gì?

Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu do đâu?  - Hormone relaxin

Bên cạnh sự căng cơ và giãn dây chằng thì nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết tố thai kỳ tăng lên cũng gây hiện tượng đau bụng và đau lưng khi mới mang thai. Trong đó hormone relaxin được sản xuất nhiều hơn trong thai kỳ để giúp nới lỏng các khớp và dây chằng, tạo điều kiện cho thai nhi phát triển. Nhưng hormone này cũng có thể làm giảm tính ổn định của các khớp từ đó làm tăng tình trạng đau lưng và đau vùng bụng dưới ở mẹ bầu. 

Trường hợp này khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhiều hơn khi đi lại hoặc đứng lâu. Do vậy, mẹ bầu cần luyện tập các bài vận động nhẹ nhàng và cần nghỉ ngơi để giảm bớt khó chịu có thể xảy ra. Liệu pháp massage sẽ được khuyến khích hơn ở giai đoạn này giúp giãn cơ hiệu quả. 

Ốm nghén và thay đổi tiêu hóa - Nguyên nhân gây đau lưng và đau bụng dưới thường gặp ở bà bầu

Mẹ bầu bị ốm nghén dễ bị co thắt vùng bụng và gây cảm giác đau tức. Bên cạnh đó, sự thay đổi hormone thai kỳ cũng làm tăng lên tình trạng táo bón, đầy hơi. Vô tình những vấn đề này lại khiến mẹ bầu dễ bị đau lưng, đau hông và đau vùng bụng dưới khi mới có thai. Do đó, chế độ ăn dinh dưỡng nhưng phải đảm bảo đủ nước, đủ chất xơ ở những tháng đầu thai kỳ là quan trọng để giảm bớt tình trạng căng thẳng này có thể xảy ra. 
Xem thêm: 

Bầu bị đau bụng dưới và đau lưng khi mới mang thai phải làm sao?

Mẹ bầu bị đau bụng dưới và đau lưng khi có thai sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như tâm trạng của mẹ bầu. Để giúp cải thiện tình trạng này thì mẹ bầu nên áp dụng một số cách như sau: 

Nghỉ ngơi đúng cách để giảm đau hiệu quả

Liệu pháp nghỉ ngơi được coi là liệu pháp hay, hiệu quả được các bác sĩ sản khoa khuyên mẹ bầu nên áp dụng. Mẹ bầu nên nằm nghỉ, thư giãn nhiều hơn khi mang thai. Đặc biệt hạn chế mang vác nặng, làm việc quá sức hay đứng quá lâu. 

Khi ngủ, nên nằm nghiêng trái để giảm bớt áp lực lên vùng lưng và bụng. Nếu xuất hiện cơn đau khi làm việc thì nên dừng lại nằm hoặc ngồi nghỉ để xoa dịu các cơn đau hiệu quả. 

Chườm nóng hoặc lạnh để giảm khó chịu

Bên cạnh nghỉ ngơi thì mẹ bầu có thể áp dụng cách chườm nóng hoặc lạnh khi các cơn đau bụng và đau lưng khó chịu. Mẹ có thể sử dụng túi chườm hoặc khăn mềm để giảm bớt các đơn đau vùng lưng hoặc bụng dưới. 
 

Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm đau bụng dưới khi mang thai
Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm đau bụng dưới khi mang thai

Tuy nhiên mẹ nên nhớ, chườm ấm cho các trường hợp giãn cơ và giảm đau thông thường. Chỉ chườm lạnh khi đó cơn đau do sưng tấy hay có dấu hiệu viêm. 

Massage và thay đổi tư thế để thư giãn cơ

Liệu pháp massage nhẹ nhàng vùng lưng và bụng dưới giúp lưu thông máu và giảm đau hiệu quả. Mẹ bầu có thể nhờ người thân hỗ trợ. Tuy nhiên, ở những tháng đầu thai nhi còn quá nhỏ, mẹ bầu cần đảm bảo kỹ thuật massage đúng cách đảm bảo tốt nhất cho mẹ. Tránh xoa bụng vì có thể tăng nguy cơ co bóp tử cung gây sảy thai. 

Khi ngồi làm việc nên sử dụng gối hỗ trợ kê lưng hoặc chân nhằm tránh nguy cơ gây ra những cơn đau lưng và đau bụng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên, an toàn cho mẹ bầu để thư giãn và giảm đau hiệu quả.  

Chế độ dinh dưỡng phù hợp 

Nhằm giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu thì chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Một chế độ ăn giàu canxi, d3, magie sẽ giúp giảm tối đa tình trạng đau lưng, chuột rút trong thai kỳ. Do vậy, các nhóm thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và các loại hạt chính là những nhóm thực phẩm tốt mẹ bầu nên bổ sung. 

Ngoài ra, một chế độ ăn dinh dưỡng uống đủ nước và tăng cường chất xơ sẽ giúp mẹ bầu hạn chế các bệnh lý tiêu hoá trong thai kỳ. Điều này giúp mẹ bầu khoẻ hơn, thai nhi phát triển tốt mà các bệnh lý đau nhức cũng được hạn chế một cách tối đa nhất. 

Các bài tập nhẹ nhàng giúp cải thiện tình trạng đau

Mẹ bầu nên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng giúp giãn cơ, giảm đau như yoga, đi bộ hay bơi lội. Việc vận động giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời sức mạnh cơ và dây chằng tăng tính đàn hồi và hạn chế tối đa những cơn đau nhức có thể gặp phải. 
 

Các bài tập nhẹ nhàng giảm đau lưng khi mang thai tháng đầu
Các bài tập nhẹ nhàng giảm đau lưng khi mang thai tháng đầu

Ngoài ra, quá trình vận động cũng giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, mệt mỏi từ đó mang đến một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. 

Khi nào thì đau lưng và đau bụng dưới ở bà bầu là dấu hiệu nguy hiểm

Thông thường bà bầu mới có thai bị đau lưng và đau bụng dưới là lành tính và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, khi có một số dấu hiệu dưới đây thì mẹ bầu cần lưu tâm, đi thăm khám tránh những nguy hiểm không đáng có xảy ra. 

Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm hàng đầu đó là mẹ bầu cảm thấy đau lưng và vùng bụng dưới tăng dần cả về mức độ, tần suất dù mẹ bầu đã nghỉ ngơi mà không đỡ thì mẹ bầu cần đến viện thăm khám. 

Đặc biệt, nếu mẹ bầu thấy bụng dưới đau dữ dội, đau lưng kèm theo chảy máu âm đạo, sốt cao… thì cần đến viện ngay lập tức. Đây có thể dấu hiệu thai ngoài tử cung hoặc nhiễm trùng nguy hiểm có thể xảy ra. Do đó, khi gặp bất cứ vấn đề bất thường hoặc linh cảm có điều không lành thì mẹ bầu nên đi thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán và hỗ trợ. 

Trên đây, chính là toàn bộ những thông tin hỗ trợ giải đáp băn khoăn của bà bầu “ bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu” là bị làm sao? có nguy hiểm không? mà Avisure tổng hợp. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết hữu ích giúp người đọc giải đáp hiệu quả những thắc mắc còn chưa rõ. Nếu độc giả vẫn còn băn khoăn hay khúc mắc có thể liên hệ nhanh với tổng đài 18000016 để được hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng nhất.

Dọa sinh non nên ăn gì, kiêng gì để giữ thai an toàn?

Dọa sinh non nên ăn gì, kiêng gì để giữ thai an toàn?

Dọa sinh non nên ăn gì? Để cải thiện tình trạng này, bà bầu nên bổ ...
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không? Câu trả lời là có ...
Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không?

Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không?

Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không? Câu trả lời ...
Có bầu thèm ngọt là con trai hay gái? Giải thích thực hư theo khoa học

Có bầu thèm ngọt là con trai hay gái? Giải thích thực hư theo khoa học

Thèm ngọt là con gì? Thèm ngọt là bầu con trai hay gái? Theo dân gian, ...
Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?

Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?

Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không? Theo chuyên gia, bà bầu 3 tháng ...
Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Một số lưu ý cho mẹ bầu

Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Một số lưu ý cho mẹ bầu

Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Câu trả lời là có, sashimi cá ...
5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai mẹ cần tránh

5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai mẹ cần tránh

5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai cần tránh là tư thế ngồi ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Các tin bài khác
Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Giải đáp thực hư cho mẹ
15/07/2025
142 lượt xem

Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Giải đáp thực hư cho mẹ

Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Theo quan niệm dân gian, nếu mẹ nghén mùi, nhạy cảm với ...
Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Cảnh báo tác hại ít người biết
14/07/2025
148 lượt xem

Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Cảnh báo tác hại ít người biết

Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Các bác sĩ khuyên rằng, bà bầu tuyệt đối không được uống ...
Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không?
14/07/2025
100 lượt xem

Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không?

Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không? Theo các bác sĩ, bà bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt ...
Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? 
12/07/2025
16 lượt xem

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? 

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? Để biết thai nhi khỏe mạnh, mẹ ...
Vitamin c 1000mg bầu uống được không?
11/07/2025
16 lượt xem

Vitamin c 1000mg bầu uống được không?

Vitamin C 1000mg bầu uống được không? chắc chắn là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để ...
Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Báo động đỏ cho mẹ bầu
11/07/2025
430 lượt xem

Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Báo động đỏ cho mẹ bầu

Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, việc thiếu nước ối có thể gây ra rất ...