Thai 17 tuần phát triển thế nào? Cơ thể mẹ thay đổi ra sao?
11:16 | 10/02/2025
684 lượt xem
DS. Nguyễn Phương Thanh
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyễn Phương Thanh tốt nghiệp loại Giỏi tại khoa Dược học - Trường Đại học Dược Hà Nội, ngôi trường đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo dược sĩ và nghiên cứu khoa học. Hiện tại, cô đang giữ vai trò là cố vấn chuyên môn tại công ty Cổ phần Dược phẩm Bảo Minh
Mang thai 17 tuần, mẹ đã bắt đầu bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ. Thai nhi lúc này đã hoàn thiện hầu hết các cơ quan trong cơ thể hệ thống xương khớp, phổi, tim mạch,... Bé đã biết đạp những cú đầu tiên trong đời vào bụng mẹ. Cơ thể mẹ lúc này cũng trở nên nặng nề hơn, tăng cân nhiều hơn và xuất hiện nhiều thay đổi. Cụ thể thay đổi đó là gì, hãy cùng Avisure tìm hiểu trong bài viết sau.
Giai đoạn thai 17 tuần là khoảng thời gian lớp chất béo màu nâu bắt đầu hình thành dưới da của bé. Nhiệm vụ chính của lớp chất béo này là giúp giữ ấm cho cơ thể khi bé ra khỏi cái bụng ấm áp thoải mái của mẹ để đến với thế giới bên ngoài. Lớp chất béo này cũng cung cấp năng lượng cho bé. Bé cũng không cần phải phụ thuộc hoàn toàn vào lớp lông tơ để bảo vệ làn da của mình nữa.
Ở cuối tuần thai thứ 17, một lớp sáp trắng trên bề mặt da bé cũng được hình thành. Giống như một lớp phô mai màu trắng phủ trên bề mặt da của trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu cho rằng không nên tắm ngay cho trẻ khi vừa mới sinh ra do lớp sáp này có khả năng dưỡng ẩm và đặc tính kháng khuẩn giúp bảo vệ bé tránh được các bệnh nhiễm trùng khác nhau.
Thai 17 tuần đã phát triển đầy đủ các bộ phận như một cơ thể hoàn chỉnh
Dưới đây là một vài những thay đổi đáng kể trên cơ thể thai nhi 17 tuần:
- Bộ xương của bé thay đổi từ sụn mềm thành xương chắc, giờ thì bé có thể dễ dàng di chuyển các khớp
- Một chất bảo vệ gọi là myelin phát triển và bắt đầu quấn quanh tủy sống của thai 17 tuần tuổi.
- Dây rốn trở nên khỏe mạnh và dày hơn mỗi ngày trôi qua (Dây rốn là bộ phận nối thai nhi với nhau thai, có chức năng vận chuyển oxy và dinh dưỡng từ nhau thai tới để nuôi bào thai)
- Các đường dẫn khí trong hệ thống hô hấp của bé đã hoàn thành việc phân nhánh. Phổi của bé sẽ sớm sẵn sàng để lấy oxy.
- Đầu, chân tay và cơ thể thai 17 tuần đã đầy sức sống hơn trước.
- Sự vận động của bé trong tử cung của mẹ cũng tăng lên. Nếu đã quen với những chuyển động của bé trong bụng, mẹ chắc chắn sẽ yêu thích những khoảnh khắc đặc biệt đó.
- Thời gian này bé đang mở và khép miệng để hít thở, đây là thời gian tập luyện để có được kỹ năng hô hấp và bú mút trong thời gian tới
- Nhịp tim mạnh mẽ và ổn định, dễ dàng nhận thấy khi siêu âm
Khi mang thai tuần 17, dù được nằm gọn bên trong tử cung, nhưng bé vẫn nhận biết được những âm thanh xung quanh môi trường của bé. Bé có thể nghe được giọng nói, nhịp tim của mẹ hay cả tiếng bụng kêu đói hoặc âm thanh của quá trình tiêu hoá diễn ra trong bụng mẹ Thật ngạc nhiên vì những tiếng ồn lớn có thể làm bé giật mình và những lời nói nhẹ nhàng của ba mẹ có thể làm dịu bé cưng trong khi bé còn nằm gọn trong tử cung.
2. Hình dáng và kích thước thai 17 tuần
Thai nhi 17 tuần tuổi có kích cỡ tương đương một quả cam to và với chiều dài khoảng từ 11cm cho tới 14cm và nặng khoảng 140gram. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo các chỉ số thai 17 tuần như sau:
- Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh (BPD) từ 32mm đến 41mm
- Chỉ số chu vi vòng đầu (HC) từ 120 đến 149mm
- Chiều dài xương đùi của thai 17 tuần (FL) dao động từ 19-26mm
- Chu vi vòng bụng của bé (AC) từ 99-130mm
Hình ảnh siêu âm thai nhi 17 tuần
3. Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai 17 tuần
Mang thai tuần 17 nghĩa là mẹ đã trải qua và làm quen với các thay đổi của các tuần trước đó rồi. Đến tuần này, một số thay đổi mới sẽ xuất hiện có thể gây mệt mỏi hơn cho cơ thể mẹ. Nhưng cũng sẽ có những tín hiệu thay đổi tích cực và đem đến niềm hạnh phúc vô bờ cho ba mẹ.
3.1. Cơ thể trở nên nặng nề
Khi thai 17 tuần, tâm trạng của chị em bắt đầu được cải thiện, cảm giác ngon miệng đã dần trở lại, các cơn ốm nghén đã bớt đi thì cũng là lúc chị em cảm thấy cơ thể trở nên thật nặng nề. Mẹ mang ầu 17 tuần dễ mất thăng bằng hơn do bụng bầu to lên một cách nhanh chóng làm cho trọng tâm của cơ thể thay đổi. Lúc này, mẹ bắt đầu cảm thấy sức nặng đè lên đôi chân vì vậy hãy đi lại chậm rãi cẩn thận để tránh các tình huống có thể khiến mẹ té ngã.
3.2. Cảm nhận được cú đạp từ con
Mẹ mang thai 17 tuần đã bắt đầu cảm nhận thấy những cú huých rất nhẹ vào bụng và chắc chắn mẹ sẽ rất thích thú và cố gắng để cảm nhận chúng. Cảm nhận được những cú đạp nhẹ từ con khiến cho mẹ cảm thấy hạnh phúc trào dâng và mong mỏi đến ngày con yêu chào đời.
Những cú đạp nhẹ từ con là niềm hạnh phúc vô bờ của ba mẹ
3.3. Tăng cân
Từ tuần thứ 16 cho đến 20, trọng lương cơ thể mẹ có thể tăng từ 400 – 500 gram trong một tuần. Mẹ có thể tăng khoảng 1,8kg cho tới 2,5 ký trong khoảng thời gian ngắn như vậy là rất bình thường và đó là dấu hiệu của con đang lớn lên rất nhanh trong bụng mẹ.
3.4. Chuột rút và phù nề đôi chân
Với sự phát triển mạnh của thai 17 tuần thì xương, cơ và các khớp trên cơ thể mẹ bắt đầu thích nghi với sự phát triển của bé. Đây cũng chính là nguyên nhân của những cơn chuột rút và sự phù nề trên đôi chân của mẹ, đồng thời cũng xuất hiện những con đau và chứng giãn tĩnh mạch.
3.5. Sự phát triển nhanh chóng của tử cung
Tử cung của mẹ cũng đang thay đổi hình dạng và bắt đầu lấp đầy vùng khung chậu đồng thời đẩy ruột lên phía trên. Phần đầu tử cung trở nên tròn hơn, và sẽ tiếp tục phát triển thêm về chiều dài. Tuy nhiên sự thay đổi nhanh chóng của tử cung sẽ làm dáng đi của mẹ thay đổi, điều này có thể dẫn đến chứng đau lưng và các khó chịu về mặt thể chất khác
3.6. Rạn da
Những dấu hiệu của sự rạn da có thể bắt đầu xuất hiện. Chị em có thể cảm thấy ngứa ngáy và xuất hiện đường nâu sậm màu kéo dài từ rốn cho tới hết bụng khi mang thai 17 tuần. Nguyên nhân của sự ngứa ngày này là do sự giãn nứt da trên bầu ngực và ổ bụng. Tuy nhiên, chị em đừng quá lo lắng bởi hiện nay đã có nhiều sản phẩm trị rạn da cho bà bầu rất tốt và an toàn với thai nhi.
Mẹ bầu 17 tuần có thể bị rạn da
3.7. Đau thần kinh hông
Dây thần kinh hông là dây thần kinh lớn nhất, thực hiện chức năng cảm giác và vận động của phần dưới cơ thể. Sự phát triển của thai nhi và tử cung sẽ chèn ép lên dây thần kinh này khiến cho hầu hết mẹ bầu phải chịu đựng chứng đau mỏi ở hông.
3.8. Chóng mặt
Thỉnh thoảng mẹ sẽ thấy hoa mắt chóng mặt, điều này khá là bình thường từ khi thai 17 tuần tuổi. Hãy chậm rãi thay đổi các tư thế khi đứng lên, ngồi hay nằm xuống và hạn chế di chuyển một cách đột ngột.
3.9. Thường xuyên đói
Sau một thời gian bị chứng ốm nghén hành hạ thì cảm giác ngon miệng của chị em đã dần trở lại và mẹ sẽ thường xuyên có cảm giác đói. Tuy nhiên không nên có suy nghĩ “ăn cho 2 người”, hãy ăn uống lành mạnh và tránh những loại thực phẩm gây tích tụ chất béo trong cơ thể của mẹ.
3.10. Sữa non
Mang thai tuần 17, bầu ngực của bạn đã sẵn sàng cho sự sản sinh sữa, chất lỏng màu vàng lúc này có thể rỉ ra từ hai núm vú. Giờ thì mẹ đã sẵn sàng để cho con bú dù thực tế là việc này phải vài tháng nữa mới diễn ra.
Sữa non có thể bắt đầu xuất hiện khi mẹ mang thai 17 tuần
Tổng kết những vấn đề mẹ có thể gặp phải khi mang thai 17 tuần:
- Chứng táo bón
- Bệnh trĩ
- Chứng sưng nề và đầy hơi
- Chứng ợ nóng
- Đau dây chằng
- Co rút chuột ở chân
- Đau lưng
- Hoa mắt chóng mặt
- Bầu ngực to ra
- Những thay đổi về da
- Chứng thèm ăn
4. Lời khuyên cho mẹ khi mang thai 17 tuần
Sữa non có thể bắt đầu xuất hiện khi mẹ mang thai 17 tuần
- Uống đủ nước
Mẹ bầu tuần 17 nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Bổ sung đủ nước vừa hạn chế khả năng táo bón, vừa giúp mẹ đủ máu nuôi con, thai nhi tuần hoàn tốt, phát triển khoẻ mạnh trong bụng mẹ.
- Thư giãn tinh thần
Ở thời điểm này, tâm trạng của mẹ cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ thai kỳ. Mẹ nên chú ý tránh xa căng thẳng, stress, luôn nghĩ đến những điều tích cực như việc sắp được gặp con yêu sau vài tháng nữa. Hoặc mẹ bầu 17 tuần hãy thử các bài tập yoga, ngồi thiền để giảm căng thẳng.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho mẹ nhiều thông tin bổ ích và thú vị tại thời điểm thai 17 tuần. Chúc mẹ luôn khoẻ mạnh và giữ tinh thần thật tốt để sớm ngày chào đón con yêu ra đời. Nếu mẹ còn thắc mắc tại các giai đoạn khác nhau của thai kỳ, hãy tham khảo chuyên mục 40 tuần thai của Avisure để biết thêm thông tin nhé.