Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Thay đổi ở mẹ khi thai 26 tuần
12:42 | 11/04/2025
475 lượt xem
DS. Nguyễn Phương Thanh
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyễn Phương Thanh tốt nghiệp loại Giỏi tại khoa Dược học - Trường Đại học Dược Hà Nội, ngôi trường đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo dược sĩ và nghiên cứu khoa học. Hiện tại, cô đang giữ vai trò là cố vấn chuyên môn tại công ty Cổ phần Dược phẩm Bảo Minh
Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Đây là thời điểm có nhiều sự biến động trong cơ thể của con và mẹ. Con yêu của mẹ lúc này đã biết nuốt nước ối và bày trò đủ mọi tư thế trong bụng mẹ. Người mẹ cũng cần cẩn thận bởi khi thai 26 tuần, mẹ sẽ thấy xuất hiện cơn Braxton Hicks và có nguy cơ gặp tiểu đường thai kỳ. Thông tin chi tiết hãy để Avisure làm rõ trong bài viết sau.
Mang thai 26 tuần là mẹ đang ở giai đoạn 6 tháng 2 tuần của thai kỳ. Mẹ đang ở những tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ hai và đang dần bước vào tam cá nguyệt cuối cùng. Lúc này, mẹ có thể hình dung thai nhi 26 tuần bằng quả dưa lưới về kích thước. Em bé đang phát triển toàn diện cả về cân nặng và các bộ phận cơ thể.
2. Thai 26 tuần nặng bao nhiêu?
26 tuần thai nhi nặng bao nhiêu là chuẩn? Theo các chuyên gia y tế, thai nhi 26 tuần nặng khoảng 0,780 - 1,038 kg và dài khoảng 35,6cm tính theo chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân. Tuy nhiên, mẹ lưu ý rằng đây chỉ là số liệu tham khảo, cụ thể cân nặng và chiều dài của từng bé sẽ thay đổi tùy theo sự phát triển của từng bé.
3. Hình ảnh thai nhi 26 tuần tuổi trong bụng mẹ
Dưới đây là hình ảnh thai nhi 26 tuần tuổi nằm trong bụng mẹ.
Hình ảnh thai nhi 26 tuần tuổi trong bụng mẹ
Các chỉ số thai 26 tuần chuẩn theo khuyến cáo mẹ có thể tham khảo như sau:
- Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh (BPD) của thai 26 tuần: từ 59 - 72mm
- Chỉ số chu vi vòng đầu (HC): từ 225 – 262mm
- Chỉ số chu vi vòng bụng (AC) của thai nhi 26 tuần: từ 196 - 241mm
- Chỉ số chiều dài xương đùi (FL): từ 43 - 52mm
4. Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào?
Thai nhi 26 tuần đang thích thú với tất cả những hoạt động mà bé thực hiện trong tử cung của mẹ. Tất cả các cơ quan trong cơ thể như tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, hệ thống bài tiết và sự vận động của cánh tay bé đang chuẩn bị cho sự tồn tại trong thế giới khắc nghiệt bên ngoài tử cung.
4.1. Bé cử động liên tục
Mỗi lần chạm tay, mỗi cử động và mỗi cú đá mà mẹ nhận được từ bé sẽ là một lời nhắn nhủ rằng mọi thứ đều ổn với bé. Mẹ có biết rằng bé đang thực hiện những bước đi bộ bên trong bụng mẹ? Một thông tin thú vị cho rằng trẻ sơ sinh bắt chước những hành động như động tác đạp giống như đi bộ trong tử cung khi được 26 tuần.
Bé cử động liên tục đủ mọi tư thế khi ở trong bụng mẹ
Khi mẹ chưa hiểu cú đá đó đến từ đâu thì bé có thể đang quậy khắp nơi với mọi tư thế. Khi những cú đạp càng ngày càng đau và mọi thứ dường như không thể chịu đựng được nữa, thì đó là thời điểm bé chuẩn bị chào đời.
4.2. Thai nhi 26 tuần tuổi đã biết lắng nghe
Các dây thần kinh nhỏ và phức tạp trong tai của bé đang nhanh chóng hoàn thiện, giúp bé phản ứng lại với các âm thanh một cách nhất quán hơn bao giờ hết. Và bé có thể đang lắng nghe những cuộc trò chuyện của mẹ cùng với những người xung quanh.
4.3. 26 tuần bé đã biết nuốt
Thời điểm thai nhi 26 tuần tuổi, bé có thể thè lưỡi ra ngoài và trêu chọc mẹ. Bé cũng đang sẵn sàng để mở to mắt ra trong sự ngạc nhiên trước điều kỳ diệu mang tên cuộc sống. Việc nuốt dịch ối đang diễn ra với tốc độ tối đa không chỉ luyện tập cho hệ tiêu hoá và bài tiết của bé mà còn giúp phổi của bé hoàn thiện chức năng hô hấp. Sau khi sinh, dịch màng ối sẽ được thay thế bằng không khí.
Thai nhi 26 tuần tuổi được bao bọc bởi lớp nước ối và màng ối
4.4. Phát triển não bộ mạnh mẽ
Khi thai nhi được 26 tuần tuổi, não bộ của bé tiếp tục phát triển và hoàn thiện mạnh mẽ. Vì vậy, mẹ hãy để ý chế độ ăn uống của mình và tập trung bổ sung thêm DHA để hỗ trợ phát triển não bộ cho con.
5. Thay đổi ở cơ thể mẹ khi thai nhi 26 tuần
Thời điểm thai nhi 26 tuần tuổi, bé sẽ thư giãn và duỗi thẳng chân tay trong bụng và khi đó mẹ có thể cảm thấy những cơn đau ở phía dưới xương sườn. Tử cung của mẹ giờ ở trên rốn khoảng 6cm. Và mẹ cũng sẽ không gặp khó khăn trong việc đo chiều dài của thai nhi. Lúc này bà bầu đã có thể thấy rốn nhô ra khi mặc quần áo đặc biệt nếu mẹ đang mặc những bộ đồ ôm sát.
5.1. Xuất hiện Braxton Hicks khi mẹ mang thai 26 tuần
Mang thai tuần 26, bạn sẽ nhận thấy rằng những cơn gò sinh lý xuất hiện thường xuyên hơn. Các cơn co thắt Braxton Hicks sẽ có cảm giác giống như cơn đau thắt kinh nguyệt mẹ trải qua khi đến kỳ.
Những cơn gò sinh lý xuất hiện thường xuyên khi thai nhi 26 tuần tuổi
5.2. Nguy cơ xuất hiện tiền sản giật
Bác sĩ có thể cảnh báo cho bạn biết về sự gia tăng nhẹ huyết áp sau tuần 24. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Tiền sản giật là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ mang thai. Tuỳ độ nặng nhẹ mà tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến mẹ và con theo nhiều mức khác nhau. Dấu hiệu tiền sản giật thường là huyết áp cao, protein trong nước tiểu cao, gan hoặc thận trở nên bất thường, những con đau đầu dai dẳng, hoặc thay đổi thị giác.
Mặc dù chứng tiền sản giật thường xảy ra muộn trong thời kỳ mang thai (thường trong 3-4 tuần cuối của thai kỳ), nhưng mẹ và gia đình cần để mắt tới huyết áp và kiểm soát không tăng cân quá mức để đảm bảo an toàn
5.3. Đau thần kinh hông
Khi thai nhi 26 tuần, nếu mẹ cảm thấy một cơn đau dữ dội ở phía sau khiến mẹ không thể làm được các công việc như hằng ngày thì đó chính là cơn đau dây thần kinh ở phần hông. Trọng lượng của tử cung đôi lúc có thể gây áp lực lên dây thần kinh. Tử cung của mẹ hoặc đầu của bé có thể đè vào dây thần kinh ở hông, gây đau đớn nghiêm trọng ở lưng dưới, mông và chân.
Khi thai nhi 26 tuần tuổi, mẹ có thể bị đau dây thần kinh hông
Thần kinh toạ chạy dọc xương sống của mẹ tới vùng xương chậu và xuống chân. Do đó nó có thể gây đau ở bất kỳ khu vực nào khi bị tử cung đè lên. Khi mẹ mang thai 26 tuần bị đau thần kinh hông, mẹ có thể cảm thấy cơn đau đi kèm với các triệu chứng như tê, đau ở mông hoặc đau nhói ở phần lưng dưới, đùi và chân.
5.4. Những thay đổi khác:
Khi thai nhi 26 tuần, mẹ cũng có thể thấy xuất hiện một số thay đổi ở cơ thể như:
- Tử cung ngày càng đè nặng vào bàng quang khiến mẹ thường xuyên phải đi tiểu, cảm giác muốn đi tiểu có thể vẫn tồn tại ngay cả sau khi mẹ vừa ghé phòng vệ sinh. Tuy nhiên, đó chỉ là cảm giác xuất hiện khi mang thai tuần 26. Mẹ hãy học cách làm quen với nó trong vài tháng nữa cho đến khi sinh nở thành công.
- Vì cơ thể của mẹ đã thích ứng với những thay đổi đang diễn ra, mẹ có thể cảm thấy con đau dây chằng đã giảm xuống.
- Cân nặng của mẹ sẽ tăng từ 7-11kg khi mang thai tuần 26, tùy thuộc vào cân nặng của mẹ trước khi mang thai hay việc mẹ có duy trì thể dục thường xuyên không.
- Mẹ sẽ bắt đầu có cảm giác sưng nề khắp cơ thể, đặc biệt là phần chân và tay sẽ làm mẹ khó chịu.
- Tình trạng rạn da sẽ xuất hiện do mẹ tăng cân nhanh chóng trong thời gian ngắn và thường đi kèm với cảm giác ngứa. Mẹ hãy sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm an toàn để vừa tránh bị rạn da vừa đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến bé yêu.
- Mẹ có thể sẽ không được ngủ một giấc ngon lành suốt đêm trong một thời gian bởi sự thay đổi khắp cơ thể thường gây cảm giác khó chịu.
Tình trạng rạn da có thể xuất hiện nếu mẹ không biết cách chăm sóc làn da khi mang thai
6. Mẹo chăm sóc sức khoẻ cho mẹ ở giai đoạn thai nhi 26 tuần
Khi mang thai 26 tuần tuổi, mẹ cần chú ý hơn đến sức khoẻ của mình - Uống đủ nước là điều quan trọng
Uống đủ nước giúp mẹ đủ máu nuôi thai và cung cấp đủ lượng nước ối cần thiết cho con. Lượng nước mẹ cần bổ sung mỗi ngày khoảng 2-2,5 lít. Hãy tham khảo các loại trái cây giàu nước như cam, bưởi và các loại sinh tố để bổ sung vào khẩu phần ăn cho vừa đủ dinh dưỡng, vừa không bị nhàm chán - Phòng tránh tiểu đường thai kỳ
Giai đoạn mang thai 26 tuần mẹ dễ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ nếu chế độ ăn uống chưa hợp lý. Mẹ nên đi khám thường xuyên để bác sĩ kiểm tra sức khoẻ và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho mẹ. - Quan hệ vợ chồng lành mạnh
Dù ở giai đoạn này, thai nhi đã làm tổ ổn định trong tử cung nhưng ba mẹ vẫn nên quan hệ tình dục một cách nhẹ nhàng, tránh các động tác quá mạnh bạo. Việc quan hệ tình dục thường xuyên giúp cổ tử cung của mẹ mở rộng hơn, có ích cho cuộc chuyển dạ sắp tới.
- Bổ sung vitamin đầy đủ khi mang thai
Bổ sung vitamin đầy đủ là chìa khóa để con phát triển tốt nhất từ trong bụng mẹ, đặc biệt là giai đoạn thai nhi 26 tuần tuổi. Mẹ hãy duy trì bổ sung vi chất sắt, canxi, acid folic, DHA, EPA… từ khi mang bầu đến ngay cả sau sinh.
Avisure Mama là sản phẩm bổ sung vitamin tổng hợp được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho mẹ bầu ở tuần thai 26. Avisure mama bổ sung đầy đủ sắt hữu cơ, quatrefolic, DHA, EPA tinh khiết từ Na Uy cùng hơn 20 loại vitamin khác giúp thai nhi phát triển toàn diện. Với công thức tối ưu chứa đầy đủ những gì mẹ cần mà không gây táo bón hay nóng trong, Avisure mama là sự lựa chọn số 1 cho các bà mẹ khi mang bầu.
Avisure mama - Vitamin tổng hợp đầy đủ dưỡng chất cho bà bầu
7. Những câu hỏi thường gặp khi thai nhi 26 tuần
Khi theo dõi thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào, mẹ có thể thắc mắc thêm các vấn đề sau:
7.1. Tư thế nằm của thai nhi 26 tuần như thế nào?
Khi thai nhi 26 tuần, hầu hết các bé sẽ nằm ở ngôi thai thuận, tức là hướng đầu xuống phía âm đạo của mẹ để tạo điều kiện cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, tư thế nằm của thai nhi 26 tuần lúc này chưa ổn định bởi bé còn di chuyển cử động rất nhiều trong bụng mẹ. Một số bé có thể nằm theo ngôi ngang hoặc ngôi mông là hoàn toàn bình thường.
7.2. Thai nhi 26 tuần đã quay đầu chưa?
Thai nhi 26 tuần quay đầu chưa? Thai nhi 26 tuần có thể chưa quay đầu bởi em bé vẫn còn nhiều không gian để di chuyển trong bụng mẹ. Thai nhi có thể thay đổi tư thế liên tục trong ngày từ ngôi đầu đến ngôi mông. Vậy thai bao nhiêu tuần thì quay đầu? Hầu hết các em bé sẽ quay đầu từ tuần 32 - 36 thai kỳ. Vậy nên, nếu mẹ thấy thai nhi 26 tuần chưa quay đầu, đừng lo lắng mà hãy tiếp tục theo dõi sự phát triển của con ở những tuần tiếp theo nhé.
7.3. Thai 26 tuần đạp bụng dưới có sao không?
Thai 26 tuần đạp bụng dưới là biểu hiện hoàn toàn bình thường mẹ không cần lo lắng. Hơn nữa, thai nhi đạp bụng dưới ở thời điểm này còn là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy thai đạp mạnh bất thường, kèm theo đau bụng dưới, ra máu hoặc các dấu hiệu không ổn khác thì cần đi khám ngay để bác sĩ xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Thai 26 tuần đạp bụng dưới là hoàn toàn bình thường
7.4. Thai 26 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?
Khi thai nhi 26 tuần, lượng nước ối trong cơ thể mẹ khoảng 670ml. Tiếp tục đến những tuần thai sau, lượng nước ối của mẹ sẽ tăng dần lên hơn 800 ml và sau đó giảm xuống 540 - 600ml ở tuần 40 - 42 của thai kỳ. Nếu nước ối của mẹ không nằm trong khoảng này, rất có thể mẹ đang gặp phải thiểu ối hoặc đa ối. Khi đó, mẹ cần bình tĩnh và đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn kỹ càng và lựa chọn biện pháp xử trí phù hợp.
7.5. Mang thai 26 tuần gò nhiều có sao không?
Ở tuần thai 26, nhiều mẹ cảm thấy bụng căng cứng, khó chịu nhiều lần trong ngày. Thực tế, mang thai 26 tuần gò cứng bụng là hiện tượng thường gặp ở bà bầu. Đây là các cơn gò Braxton Hicks - cơn gò chuyển dạ giả thường gặp khi mang thai mẹ không cần quá lo lắng.
Nếu mẹ thấy gò bụng tuần 26 kèm theo các biểu hiện như đau lưng, đau bụng hoặc ra máu bất thường thì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần đi khám thai gấp.
7.6. Mang thai 26 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng có sao không?
Nếu mẹ mang thai 26 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng, mẹ cần cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng bất thường. Nguyên nhân của tình trạng ra máu bất thường có thể bao gồm dọa sảy thai, viêm nhiễm cổ tử cung, polyp cổ tử cung, nhau tiền đạo hoặc bong nhau nhẹ,...
Dù là nguyên nhân gì thì cũng đều nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, nếu mẹ mang thai 26 tuần bị ra máu, bất kể có đau bụng hay không đều cần đi khám bác sĩ để được siêu âm, kiểm tra cổ tử cung và theo dõi tình trạng của thai nhi. Mẹ tuyệt đối không được chủ quan nếu thấy xuất hiện tình trạng này.
Tóm lại, có nhiều thay đổi ở cả mẹ và con khi bước vào giai đoạn thai nhi 26 tuần tuổi. Nhưng dù có bất cứ thay đổi nào diễn ra, mẹ cũng cần nhớ rằng những khó khăn rồi sẽ qua và niềm hạnh phúc khi được ôm con vào lòng đang chờ mẹ ở cuối hành trình này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về các giai đoạn khi mang thai, mẹ và gia đình hãy tham khảo chuyên mục 40 tuần thai của Avisure hoặc gọi đến hotline 1800 0016 để được tư vấn.