Khi thai nhi 5 tuần tuổi, hệ thần kinh, tim mạch và nhiều cơ quan khác của bé đều đang phát triển và từ từ hoàn thiện. Cơ thể người mẹ mang thai tuần thứ 5 cũng có nhiều thay đổi về cảm xúc hay khẩu vị hàng ngày. Mẹ và gia đình hãy cùng Avisure khám phá những thay đổi ở mẹ và bé yêu tại giai đoạn này nhé.
Khi thai nhi 5 tuần tuổi, hệ thần kinh, tim mạch của phôi thai luôn mẫn cảm và dễ bị tổn thương nhất, làm dễ gây ra dị tật bẩm sinh. Đa số trẻ em bị dị tật bẩm sinh đều xảy ra ở thời kỳ này, vì thế thai phụ cần đặc biệt chú ý.
1.1. Kích thước thai 5 tuần
Mẹ biết không, thai nhi 5 tuần tuổi bé xíu của mẹ đã lớn 1,25 mm! Đây là khoảng cách được tính từ đầu đến mông bé và cách đo này sẽ được các bác sĩ duy trì đến hết 3 tháng đầu, tức là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Lí do là vì bé vẫn đang cuộn tròn và còn rất rất nhỏ, việc đo chiều dài của bé đến chân giống như người lớn chỉ có ý nghĩa khi bé đến những tam cá nguyệt sau thôi.
1.2. Các cơ quan của bào thai 5 tuần tuổi đều đang phát triển
Mặc dù còn rất nhỏ nhưng khi được 5 tuần tuổi, phôi thai không còn giống như một quả bóng nữa. Ở trong bụng mẹ, thai nhi 5 tuần đang diễn ra sự phát triển mạnh mẽ không ngừng.
Tim, não, tủy sống và hệ thần kinh trung ương của bé đang phát triển từ ống thần kinh. Còn ống xương sống và não bộ kéo dài theo ống thần kinh từ đỉnh cho đến đuôi của phôi thai. Phần đầu của ống cũng sẽ trãi phẳng ra và hình thành nên não trước. Còn lại là tim được hình thành từ chỗ phồng ra lớn nhất ở phía trước lồng ngực phôi. Tim thai nhi 5 tuần tuổi tuy còn thô sơ nhưng đã có thể có những nhịp đập đầu tiên nhằm tống máu đi nuôi khắp cơ thể nhỏ bé. Bố mẹ sẽ có thể nhìn thấy nó nếu đi siêu âm ở tuần này. Vào cuối tuần, những mạch máu đầu tiên cho bé cũng bắt đầu được tạo nên.
1.3. Dây rốn và nhau thai chưa phát triển đầy đủ
Nhau thai vẫn chưa hoạt động đầy đủ, như vậy con bạn sẽ nhận được hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết từ các túi noãn hoàng được hình thành sau khi làm tổ trong tử cung. Nhau thai sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho bé sau khi đã phát triển hoàn thiện trong vài tuần tới.
1.4. Thai nhi 5 tuần tuổi dễ bị dị tật bẩm sinh
Khi thai nhi 5 tuần tuổi, hệ thần kinh, tim mạch của phôi thai luôn mẫn cảm và dễ bị tổn thương nhất. Đa số trẻ em bị dị tật bẩm sinh đều xảy ra ở thời kỳ này, vì thế thai phụ cần đặc biệt chú ý: không tự ý sử dụng thuốc, không nên tiếp xúc với các tia phóng xạ như tia X quang, tránh bị cảm cúm, cảm lạnh, không vận động mạnh, bồi bổ quá nhiều chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, đây lại là khoảng thời gian mà đa số các bà mẹ chưa biết được mình đang mang thai nên chưa để tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. Bạn cần đặc biệt lưu ý rằng, nếu bạn bị chậm kinh sau khi quan hệ, hãy nghĩ ngay đến việc mình có thể đã mang thai. Que thử thai được bán rất nhiều tại các nhà thuốc, kết quả ở tuần này cũng đã khá chính xác, vì thế nên sử dụng que thử thai tại nhà để kiểm soát việc mang thai của bạn. Hãy thử thai bằng nước tiểu buổi sáng sớm sẽ cho kết quả chính xác hơn.
2. Sự thay đổi cơ thể mẹ khi mang thai 5 tuần tuổi
Mang thai tuần 5 tức là trứng đã được thụ tinh khoảng 3 tuần, phôi thai đang phát triển mạnh mẽ trong tử cung bạn, nồng độ hormone thai kỳ tăng cao khiến sức khoẻ của mẹ có nhiều biến đổi. Khi đó, mẹ có thể xuất hiện một số triệu chứng như ốm nghén, tăng cảm xúc, đôi khi thấy choáng váng, tăng nhu cầu đi tiểu, đau tức ngực…
2.1. Mẹ ốm nghén, buồn nôn khi thai nhi được 5 tuần tuổi
Có trên 80% phụ nữ sẽ xuất hiện triệu chứng ốm nghén với các hiện tượng như là nôn và buồn nôn trong thời kì đầu của thai kì, đặc biệt giai đoạn thai nhi 5 tuần tuổi. Nguyên nhân là do sự gia tăng nồng độ hóc-môn trong thai kì. Triệu chứng này xuất hiện do sự làm tổ của phôi thai tại tử cung, làm thay đổi nội tiết tố cơ thể tại giai đoạn đầu của quá trình mang thai.
Có một quan niệm sai lầm rằng ốm nghén chỉ xuất hiện vào buổi sáng. Trên thực tế nó có thể tấn công bất kì lúc nào cả ngày và đêm. Không phải chỉ là trong giai đoạn thai nhi 5 tuần tuổi mà ốm nghén thường kéo dài hết 2-3 tháng đầu tiên, có thể bạn sẽ gặp những bà mẹ ốm nghén cả trong những tháng tiếp theo hoặc kéo dài hết thai kì.
Nếu bạn xuất hiện triệu chứng này, một lát gừng có thể giúp bạn giảm triệu chứng tạm thời. Về lâu dài hơn, hãy tránh xa những đồ ăn khiến bạn cảm thấy buồn nôn, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để ăn ít và thường xuyên, tránh đồ ăn dầu mỡ, cay nóng thay vào đó là các thực phẩm dễ tiêu hóa, ít chất béo. Đặc biệt bạn nên uống nước đầy đủ, ít nhất 2 lít mỗi ngày. Trên thị trường hiện nay có bán một số sản phẩm bổ sung có thể giúp bạn quản lí các triệu chứng này, bạn có thể tham khảo nếu thấy cần thiết.
2.2. Cảm xúc thay đổi thất thường
Lượng hóc-môn tăng cao cũng có thể làm cảm xúc của bạn thay đổi thường xuyên. Bạn thấy mình trở nên nóng tính, cảm xúc sáng nắng chiều mưa, khó ưa, khó chiều, dễ xúc động, dễ rơi nước mắt. Đừng lo lắng quá, đó là điều bình thường ở mỗi bà mẹ, cũng là dấu hiệu nhận biết về việc mang bầu của bạn. Hãy tinh tế để nhận ra điều này và nói với mọi người xung quanh để họ thông cảm và chia sẻ với bạn. Đôi khi bạn có thể thấy mình thật mệt mỏi, hay choáng váng đầu óc. Hãy nghỉ ngơi để giảm các triệu chứng này.
2.3. Đau tức ngực khi thai nhi 5 tuần tuổi
Nếu bạn bắt đầu thấy đau tức ngực khi mang thai tuần 5, tức là ngực bạn đang phát triển để chuẩn bị sữa nuôi bé sau khi ra đời. Bạn nên thay áo ngực hiện tại , mua những áo mới mềm mại và không có gọng, sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
2.4. Chảy máu âm đạo
Có một nỗi lo lắng thường trực cho thai phụ, đó là chảy máu khi đang có em bé. Cần biết rằng, khi thai nhi 5 tuần tuổi, người mẹ bị chảy máu nói riêng hay chảy máu trong thai kì nói chung không có nghĩa là chắc chắn bé đang gặp nguy hiểm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc này, có thể do mẹ hay bé thực sự có vấn đề, nhưng cũng có thể chỉ là thay đổi sinh lí bình thường của cơ thể.
Theo thống kê, trung bình cứ 10 thai phụ thì có 1 mẹ bầu có chảy máu âm đạo trong 9 tháng thai kì, và hầu hết các bà mẹ ấy đều sinh ra bé yêu hoàn toàn khỏe mạnh. Do đó, thay vì quá lo lắng, chị em nên tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng bằng việc gặp bác sĩ tư vấn.
3. Lưu ý khi chăm sóc thai nhi 5 tuần tuổi
Để đảm bảo thai nhi 5 tuần tuổi được phát triển khoẻ mạnh và mẹ cũng trải qua những tháng đầu của thai kỳ dễ dàng, mẹ và gia đình cần lưu ý một số điều sau: - Phòng tránh dị tật bẩm sinh
Khi mang thai tuần 5, hệ thần kinh, tim mạch của phôi thai luôn mẫn cảm và dễ bị tổn thương nhất, làm dễ gây ra dị tật bẩm sinh. Đa số trẻ em bị dị tật bẩm sinh đều xảy ra ở thời kỳ này, hãy đặt lịch ngay với bác sĩ để được khám và tư vấn về sức khỏe cũng như các vấn đề liên quan.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý
Cố gắng nghỉ ngơi khi có thể. Bạn đã bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của thai kì, do lượng hormone đang thay đổi, có thể sẽ làm bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi vào thời gian này, nếu được hãy thư giãn và ngủ một giấc thật ngon.
- Bổ sung kiến thức thai kỳ
Luôn cập nhật và trang bị kiến thức cho bản thân. Hiểu biết những kiến thức về thai kì sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn chính xác hơn khi cần thiết. - Dùng thêm các loại vitamin cần thiết
Mẹ cần uống vitamin bổ sung cho thai kỳ ngay từ những ngày đầu mang thai, đặc biệt là acid folic cho sự phát triển ống thần kinh. Các chất dinh dưỡng như sắt, canxi, i-ốt cũng luôn cần đầy đủ. Mẹ bầu ở giai đoạn thai nhi 5 tuần tuổi có thể tham khảo vitamin tổng hợp Avisure mama. Đây là loại vitamin tổng hợp gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh mà không cần lo lắng liệu con có bị thiếu chất hay không. Avisure mama bổ sung đầy đủ sắt, quatrefolic, canxi, DHA,... theo đúng nhu cầu cho mẹ bầu. Mẹ dùng Avisure mama là yên tâm không cần dùng thêm bất cứ loại vi chất nào khác. Mẹ hãy liên hệ ngay đến hotline 1800 0016 để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm Avisure mama cũng như các vi chất cần thiết cho từng giai đoạn thai kỳ.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho mẹ và gia đình các thông tin cần thiết về sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi. Việc chăm sóc sức khoẻ trong thai kỳ không phải là điều dễ dàng, đặc biệt với những mẹ mang thai lần đầu. Vì vậy, mẹ hãy trang bị thật kỹ lưỡng những kiến thức về thai kỳ cũng như lựa chọn các sản phẩm bổ sung đúng, chuẩn, hiệu quả. Mẹ có thể tham khảo thêm các bài viết trong chuyên mục 40 tuần thai của Avisure để tìm hiểu kỹ sự phát triển của thai nhi qua các tuần. Chúc mẹ và bé yêu luôn được an toàn, khoẻ mạnh và có quãng thời gian mang thai thật tuyệt vời.
► Xem tiếp: Thai nhi 6 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết