Theo BS.CKI Đào Thị Yến Thủy - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như: Protein, vitamin, khoáng chất và axit béo omega-3
Dưới đây là 10 loại thực phẩm hàng đầu được các chuyên gia Sản Phụ khoa và Dinh dưỡng khuyến nghị mẹ bầu nên đưa vào thực đơn hàng ngày để cải thiện sức khỏe cho cả mẹ và bé yêu trong suốt thai kỳ.
Giai đoạn mang thai là lúc mẹ cần nhiều năng lượng và dưỡng chất hơn bao giờ hết, tăng hơn 18g protein/ngày. Do đó, việc bổ sung các loại thịt nạc như: Thịt heo, thịt bò, thịt gà,... không chỉ giúp mẹ nạp đầy đủ protein mà còn bổ sung cả sắt và vitamin B. Mẹ biết không, nếu vitamin B6 giúp cải thiện tình trạng ốm nghén, thì vitamin B12 sẽ ổn định hệ thần kinh của cả mẹ và bé. Vậy nên, mẹ hãy mạnh dạn thêm vài lát thịt vào thực đơn hàng ngày và thay đổi linh hoạt các loại thịt để hấp thu được tối đa dưỡng chất.
Khi nhắc đến: “Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi?”, mẹ hãy nghĩ ngay đến sữa và các chế phẩm từ sữa! Sữa, cũng như sữa chua, phô mai chính là nguồn cung cấp canxi và protein dồi dào, hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển của xương, răng và cơ bắp của bé yêu.
Theo đó, chỉ 1 ly sữa 237ml đã cung cấp đến 352mg canxi và 8g đạm là những dưỡng chất vô cùng quan trọng cho quá trình hình thành não bộ của bé. Để thay đổi khẩu vị, mẹ có thể thay đổi linh hoạt nhiều sản phẩm như: Sữa bột, sữa tách béo, sữa bò, sữa dê,...
Nếu muốn tăng cường lượng đạm mỗi ngày, mẹ đừng bỏ qua trứng. Trong trứng có chứa hàm lượng lớn chất sắt, kẽm, choline, folate,... giúp trẻ phát triển trí não toàn diện, ngăn ngừa hiệu quả dị tật ống thần kinh và tật nứt đốt sống. Đối với sức khỏe của mẹ bầu, ăn nhiều trứng sẽ giúp hạn chế nguy cơ tiền sản giật. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mẹ bầu nên ăn 3 - 4 quả trứng mỗi tuần để cung cấp đủ protein, choline và các dưỡng chất cần thiết.
Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi? Câu trả lời là cá hồi. Cá hồi với lượng omega-3 dồi dào là “siêu thực phẩm” giúp bé thông minh ngay từ trong bụng mẹ! Không những vậy, việc bổ sung cá hồi thường xuyên trong chế độ ăn không chỉ tốt cho hệ thần kinh của trẻ, mà còn giúp tăng cường thị lực cho cả mẹ và bé. Nếu mẹ băn khoăn về thủy ngân thì đừng lo, Tổ chức y tế thế giới WHO đã kiểm chứng rằng lượng thủy ngân trong cá hồi là rất thấp và an toàn cho mẹ bầu.
Mang thai khiến mẹ dễ gặp phải tình trạng táo bón, vậy thì khoai lang chính là “vị cứu tinh” dành cho mẹ bầu. Khoai lang cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như: Chất xơ, kali, vitamin B6, vitamin C, sắt,... giúp cải thiện hệ tiêu hóa và bổ sung lượng sắt bị thiếu hụt. Đặc biệt, beta-carotene có trong khoai lang khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, là một chất rất quan trọng đối với sự phát triển xương, da và mắt của trẻ.
Với hương vị thơm ngon, ngọt bùi, mẹ có thể chế biến khoai lang thành nhiều món ngon như: Hấp, nướng hay làm bánh đều được.
Các loại hạt như: Hạnh nhân, óc chó, macca, hạt lanh, hạt bí,… tuy nhỏ nhưng chứa hàm lượng chất omega-3 dồi dào, cùng với protein, vitamin, photpho,... Đây đều là những dưỡng chất quan trọng giúp bé phát triển não bộ và tăng cường trí thông minh. Mẹ bầu có thể nhâm nhi hạt như món ăn vặt trong những lúc rảnh rỗi, vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng.
Theo WHO Tổ chức y tế thế giới, hàu không chỉ ngon miệng mà còn chứa rất nhiều omega-3 và các khoáng chất thiết yếu. Các dưỡng chất này góp phần kích thích khả năng phát triển trí thông minh của trẻ, hạn chế hội chứng viêm não và cải thiện sức khỏe tim mạch cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên ăn hàu đã được nấu chín kỹ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Đậu chứa nhiều chất xơ, sắt, folate, protein và canxi, là những chất dinh dưỡng rất cần thiết trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra rằng, bổ sung đầy đủ folate có trong đậu sẽ làm giảm tỷ lệ trẻ bị dị tật ống thần kinh hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân, thể trạng yếu. Vì vậy, mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn các loại đậu như: Đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng,... để bổ sung đa dạng dưỡng chất.
Vậy bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi khi ốm nghén? Trong những ngày ốm nghén, chán ăn, ngũ cốc chính là sự lựa chọn lý tưởng dành cho mẹ. Ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, ít chất béo và calo nhưng vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Ngoài những bữa ăn chính, mẹ cũng có thể sử dụng ngũ cốc như một món ăn vặt lành mạnh. Hương vị thơm ngon, dễ ăn của ngũ cốc sẽ làm dịu lại vị giác “nhạy cảm” của mẹ ngay lập tức. Hơn nữa, ăn nhiều ngũ cốc còn giúp phòng chống bệnh đái tháo đường thai kỳ, co thắt tim mạch và nguy cơ đột quỵ.
Để tăng cường sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, việc bổ sung rau xanh và trái cây vào chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. Các loại rau xanh như: Bông cải xanh, rau ngót, rau bina,... không chỉ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất mà còn giàu chất chống oxy hóa, hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé.
Đặc biệt, hợp chất sulforaphane có trong rau lá xanh rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp mẹ bầu tránh được tình trạng táo bón thường gặp. Mẹ có thể kết hợp rau xanh vào các món ăn chính hoặc biến tấu thành những món salad, sinh tố tươi mát để bữa ăn trở nên phong phú và hấp dẫn hơn.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi?”. Chắc hẳn qua bài viết này, mẹ đã có thêm kiến thức để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.