Giấc ngủ là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai, đặc biệt trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Đối với mẹ bầu, giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể hồi phục năng lượng mà còn hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch và điều hòa đường huyết.
Tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ và các biến chứng nguy hiểm khác. Ngoài ra, tư thế ngủ an toàn cho mẹ bầu cũng giúp thai nhi phát triển ổn định hơn, từ đó làm giảm áp lực lên tử cung, cột sống và mạch máu mang lại cảm giác dễ chịu trong suốt thai kỳ.
Khi mẹ bầu bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, em bé đang lớn dần trong bụng mẹ khiến bụng mẹ to lên việc nằm ngủ vô cùng bất tiện khó khăn. Mỗi người chúng ta đều có một tư thế ngủ khác nhau để tạo nên sự thoải mái, tuy nhiên trong quá trình mang thai khi em bé đang dần phát triển trong bụng mẹ thì việc lựa chọn cho mẹ bầu một tư thế ngủ làm sao vừa thoải mái vừa đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi là vô cùng quan trọng.
Vậy tư thế nào là phù hợp nhất cho các mẹ ở giai đoạn tháng thứ 4,5,6? Thực ra không có một quy định cụ thể nào cho các mẹ về tư thế ngủ trong những tháng này nhưng theo nghiên cứu khoa học thì có một vài tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu và em bé được khuyến khích các mẹ nên thực hiện theo như sau:
- Nằm nghiêng sang trái:
Nằm nghiêng sang trái khiên lưu thông tốt nhất cho máu từ người mẹ vào buồng tử cung để nuôi thai nhi và các bé cũng không bị thiếu oxy do trong giai đoạn này các bé có xu hướng nằm nghiêng về bên phải nếu các mẹ cũng nằm nghiêng về bên phải sẽ gây ra vặn xoắn mạch máu và gây giảm lưu thông máu vào buồng tử cung nuôi thai nhi. Mặt khác, việc người mẹ nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp thai nhi sẽ được đẩy xa ra khỏi gan, giảm áp lực lên các cơ quan của mẹ khiến mẹ có một tư thế thoải mái, dễ chịu nhất khi ngủ.
- Nằm nghiêng bên phải:
Các mẹ hoàn toàn có thể đổi tư thế từ nằm nghiêng bên trái sang nằm nghiêng bên phải để cơ thể đỡ mỏi. Khi nằm nghiêng sang một bên các mẹ nên lót một cái chăn nhỏ hoặc gối mỏng dưới bụng để có thể giảm áp lực của bụng khi mẹ nằm nghiêng sang một hướng.
Tư thế chuẩn của chân đó là nghiêng bên nào thì mẹ nên duỗi thẳng chân bên đó và chân bên còn lại co lên, nên kẹp một cái gối ở giữa hai chân sẽ giúp cho các mẹ thoải mái hơn rất nhiều. Đặc biệt khi ngủ ở tư thế này không chỉ giúp máu đưa oxy về tim tốt hơn mà còn giúp việc lưu thông máu ở toàn cơ thể khi chúng ta ngủ, giảm áp lực xuống chân hạn chế bị giãn tĩnh mạch, bị phù chân thai kỳ.
Sử dụng các gối chuyên dụng cho mẹ bầu, các mẹ nên sử dụng gối này kê ở phía trước và sau bụng bầu làm giảm trọng lượng của bụng giúp giữ cột sống thẳng cứng tránh bị mỏi người và mạng đến cho mẹ bầu một giấc ngủ bình yên, tránh ngủ ngáy và trào ngược dạ dày. Hơn nữa mẹ cũng nên kê cao gối ở đầu và lưng để dễ thở, giảm áp lực nên cơ hoành hỗ trợ hoạt động dạ dày tốt hơn.
Ngoài việc ngủ đúng tư thế thì các mẹ cần lưu ý một vấn đề để có một giấc ngủ tốt nhất đó là mẹ không nên bỏ qua những giấc ngủ trưa, lý do đó là đây là giai đoạn vàng để mẹ chuẩn bị cho mình một tinh thần thoải mái để có một cuộc vượt cạn thành công, các mẹ nên ngủ tầm 30-45 phút buổi trưa mỗi ngày để tránh việc mất ngủ buổi tối.
Bên cạnh việc nằm đúng tư thế thì các mẹ cũng lưu ý một vài tư thế sai cần tránh để không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Cụ thể:
- Tư thế nằm ngửa:
Bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không? Các mẹ không nên nằm ngửa vì khi ở những tháng giữa thai kỳ bụng các mẹ cũng bắt đầu lớn việc nằm ngửa sẽ gây áp lực lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu khiến cho các mẹ bị đau lưng hoặc mắc bệnh trĩ trong thai kỳ. Hơn nữa việc nằm ngửa khiến tử cung trọng lượng lớn sẽ chèn ép tĩnh mạch chủ dưới làm cản trở sự lưu thông máu gây nên tình trạng tụt huyết áp, giảm lượng máu đến thai nhi khiến thai nhi chậm nhịp tim. Ngoài ra ở tư thế nằm này khiến cho bụng của các mẹ căng cứng, khó chịu khó vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Tư thế nằm sấp:
Bên cạnh tư thế nằm ngửa nên tránh thì nằm sấp các mẹ cũng không nên thực hiện, thức tế trong giai đoạn mới cấn thai việc nằm sấp của mẹ không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé tuy nhiên ở giai đoạn tháng 4,5,6 việc người mẹ nằm sấp hoàn toàn không còn phù hợp vì kích thước thai nhi lúc này đã rất lớn ảnh hưởng đến dạ dày của mẹ, mặt khác khi mẹ nằm sấp sẽ ảnh hưởng đến việc trao đổi chất của thai nhi.
Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ thường xuyên gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc do những thay đổi về thể chất và tâm lý. Vậy làm thế nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách an toàn và hiệu quả? Ngay sau đây sẽ là các mẹo hay về tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa:
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo nghĩ nhiều về giấc ngủ. Lo lắng quá mức sẽ khiến tình trạng mất ngủ thêm nghiêm trọng.
- Không tự ý dùng thuốc ngủ hay thảo dược nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.
- Tâm sự với chồng hoặc người thân khi gặp các vấn đề về cảm xúc, giảm bớt căng thẳng.
- Ăn tối đúng giờ, không ăn quá trễ. Thời điểm lý tưởng nhất là mẹ nên ăn trước 19h và cách giờ ngủ tối thiểu 2 – 3 tiếng. Ngoài ra cũng có thể uống một ly sữa ấm trước khi ngủ để tránh đói.
- Tập vận động nhẹ nhàng mỗi ngày như yoga, đi bộ, bơi lội đều giúp mẹ dẻo dai, ngủ sâu hơn.
- Tắm nước ấm và vệ sinh sạch sẽ trước khi ngủ. Đồng thời mẹ cũng nên massage nhẹ nhàng giúp giảm căng cơ, thư giãn đầu óc.
- Đọc sách giấy hoặc nghe nhạc nhẹ trước khi ngủ. Tránh dùng điện thoại, máy tính vì ánh sáng xanh gây rối loạn giấc ngủ.
- Đi vệ sinh trước khi ngủ. Tránh uống nhiều nước buổi tối để hạn chế thức dậy giữa đêm.
- Mẹ nên sử dụng gối đỡ lưng và bụng để giảm đau lưng tạo tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa thoải mái nhất.
- Ngoài ra, mẹ cũng nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung DHA cho mẹ để vừa giúp phát triển trí não và thị giác thai nhi, vừa cải thiện giấc ngủ cho mẹ.
Nếu vẫn còn nhiều băn khoăn xung quanh tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa thì bạn hãy cùng tìm hiểu qua các câu hỏi thường gặp sau đây:
Có nhiều quan niệm dân gian cho rằng bà bầu nằm nghiêng bên phải thì khả năng mang thai bé trai cao hơn. Tuy nhiên, việc này không có cơ sở khoa học và hoàn toàn không đáng tin. Giới tính thai nhi được quyết định bởi nhiễm sắc thể từ tinh trùng và không liên quan đến tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa hay bất kỳ tư thế nào khác.
Để duy trì sức khỏe ổn định và tạo điều kiện lý tưởng cho thai nhi phát triển, mẹ bầu nên duy trì thời lượng ngủ khoảng 8 tiếng mỗi ngày. Việc thiết lập thói quen đi ngủ trước 23h mỗi đêm sẽ giúp điều hòa đồng hồ sinh học và mang lại giấc ngủ sâu hơn.
Ngoài ra, một giấc ngủ trưa ngắn khoảng 30 phút với tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa phù hợp sẽ giúp cơ thể tái tạo năng lượng hiệu quả. Trong suốt thai kỳ, cơ thể mẹ thường có xu hướng mệt mỏi nhanh hơn nên việc ngủ nhiều hơn một chút so với bình thường là điều hoàn toàn tự nhiên và cần thiết để nuôi dưỡng bé yêu một cách tốt nhất.
Tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa theo kiểu ngồi không chỉ an toàn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, đặc biệt là khi gặp tình trạng ợ nóng hoặc khó chịu ở dạ dày. Để nghỉ ngơi trong tư thế này thoải mái hơn, mẹ nên kê một chiếc gối mềm ở lưng ghế hoặc sofa làm điểm tựa sau đó nhẹ nhàng ngả lưng để thư giãn.
Việc thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc trong thời gian mang thai có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe cả mẹ và bé. Ngủ muộn làm rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến tâm trạng và sức đề kháng của mẹ bầu đồng thời cản trở sự phát triển ổn định của thai nhi.
Đặc biệt, ở tam cá nguyệt cuối thì thai nhi gây áp lực lớn lên tĩnh mạch vùng thân dưới, khiến mẹ dễ bị sưng phù nếu không được nghỉ ngơi hợp lý. Vì thế, việc đi ngủ sớm, đúng tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa và ngủ đủ giấc là điều cần được ưu tiên hàng đầu trong suốt thai kỳ.
Tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa đóng vai trò thiết yếu trong việc chăm sóc sức khỏe mẹ và thai nhi. Việc lựa chọn tư thế nằm ngủ cho bà bầu 3 tháng giữa đúng cách, đặc biệt là nằm nghiêng bên trái sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn, hạn chế các nguy cơ cho cả mẹ lẫn con. Để tìm hiểu thêm về cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ, mẹ hãy liên hệ tới hotline 1800 0016 hoặc truy cập website Avisure để được tư vấn nhiệt tình nhất nhé!
Xem thêm:
Tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ – đâu là tư thế lý tưởng nhất?