Những triệu chứng của ốm nghén thường gây mệt mỏi, mất sức do đó không ít những mẹ bầu sử dụng truyền nước như một cách phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, liệu ốm nghén có truyền nước được không? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời nhé!
Ốm nghén khi mang thai là tình trạng phổ biến, có đến 90% bà bầu gặp phải tình trạng này trong thai kỳ với các biểu hiện như buồn nôn, nôn, chướng bụng, khó tiêu, nhạy cảm với mùi vị thức ăn. Mặc dù ốm nghén không gây hại đến sự phát triển của thai nhi tuy nhiên nó gây cho mẹ bầu không ít những khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những cơn nôn ói kéo dài khiến mẹ bầu thường xuyên ăn không ngon, mệt mỏi, mất sức, thậm chí không thể lao động, làm việc.
Tình trạng ốm nghén thường bắt đầu xảy ra vào khoảng tuần thai thứ 6-8 và biến mất sau khoảng tuần thai thứ 14 tuy nhiên, đối với một số thai phụ tình trạng này có thể kéo dài đến vài tháng thậm chí đến hết thai kỳ.
Đa số các mẹ bầu gặp tình trạng ốm nghén nhẹ, tức là các triệu chứng ốm nghén chỉ hiện thoáng qua 1-2 lần trong ngày và hầu như không gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nặng, các vấn đề này thực sự khiến mẹ bầu mệt mỏi, các cơn ốm nghén xuất hiện nhiều lần, có khi đến vài giờ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lí và sức khỏe của mẹ bầu.
Những cơn nôn ói kéo dài kèm ăn uống không ngon miệng khiến mẹ bầu vô cùng mệt mỏi, mất sức và mất nước. Tình trạng này khiến mẹ bầu thường lựa chọn truyền nước như một biện pháp cải thiện sức lực nhanh và hiệu quả bởi theo tư tưởng của chúng ta luôn nghĩ rằng thuốc uống không tốt bằng thuốc tiêm/truyền. Tuy nhiên bất kì hoạt chất nào khi đưa vào cơ thể cũng có mặt lợi và mặt hại, nếu không đúng chỉ định được đưa ra sẽ gây nên những nguy hiểm đối với sức khỏe và truyền nước cũng không ngoại lệ.
Để hiểu được truyền nước có thực sự tốt khi ốm nghén hay không trước tiên chúng ta phải hiểu được bản chất của dịch truyền. Dung dịch truyền tĩnh mạch theo y khoa được phân loại thành các nhóm:
Cũng như tất cả những loại thuốc khác, dịch truyền khi đưa vào cơ thể cần đúng chỉ định. Đối với cơ thể nhạy cảm như mẹ bầu thì điều này càng cần lưu ý bởi bất kì sai sót nhỏ nào cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như phù phổi cấp, suy tim, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Như vậy, nếu mẹ bầu không nằm trong các nhóm bệnh cần truyền nước kể trên thì việc truyền nước khi ốm nghén là không cần thiết và không nên. Chỉ trong một số trường hợp ốm nghén nặng, nôn ói liên tục kéo dài khiến người mẹ không thể ăn uống, bác sĩ cho thể chỉ định truyền dung dịch điện giải hay một số chất dinh dưỡng để phục hồi mất nước, rối loạn điện giải hay thiếu hụt dinh dưỡng tạm thời cho người mẹ. Còn những trường hợp ốm nghén khác tuyệt đối không được lạm dụng truyền nước.
Truyền nước cho mẹ bầu cần hết sức thận trọng. Để quá trình truyền nước được đảm bảo an toàn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nếu mẹ bầu bị ốm nghén nặng mà muốn cải thiện sức khoẻ thì nên tham khảo 1 số cách khắc phục dưới đây. Các biện pháp này phần nào giúp mẹ bầu khoẻ hơn, hạn chế số lần truyền nước cũng như giúp mẹ trải qua tam cá nguyệt thứ nhất dễ dàng hơn.
Trên đây là những thông tin giúp chúng ta có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc Ốm nghén có truyền nước được không? Hi vọng bạn đã có được những kiến thức hữu ích xung quanh vấn đề này. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!