0
Đang mang thai

Bà bầu uống sữa đậu nành liệu có tốt không?

14:07 | 14/04/2017
588 lượt xem

Tại Việt Nam, nhiều người vẫn quan niệm bà bầu uống sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến sự hình thành giới tính của bé. Thực hư điều này ra sao hãy cùng bác sĩ Hoàng Thị Thúy Hà - Viện Dinh dưỡng Lâm sàng tìm hiểu nhé!

Một nghiên cứu trên những trẻ sơ sinh uống sữa đậu nành được công bố năm 2002 cho thấy rằng, hoàn toàn không có biểu hiện  có hại đến sức khỏe của các bé. Năm 2003, các nhà khoa học Anh cũng tiến hành nghiên cứu tác động của isoflavones, một chất thuộc nhóm Phytoestrogen được tìm thấy trong đậu nành, tác nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển giới tính thai nhi. Mặc dù vậy, vẫn không có một bằng chứng khoa học nào chứng minh tác hại của isoflavones đến sức khỏe của bé. Không những không gây hại, thành phần isoflavones trong sữa đậu nành còn được chứng minh có khả năng ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ. 


Vậy bà bầu uống sữa đậu nành được không?
Bác sĩ Hoàng Thị Thúy Hà khẳng định sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai. Sữa đậu nành cung cấp đầy đủ và cân đối các loại axit amin  thiết yếu , giàu  sắt, calci,  folat, vitamin A, PP, D và B12 … giúp thai nhi phát triển tốt; giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân, còi xương và hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ. 

Lợi ích của sữa đậu nành với bà bầu
  • Sữa đậu nành cung cấp cho phụ nữ mang thai một lượng protein đáng kể. Hơn nữa, hàm lượng protein trong sữa đậu nành không có nhiều cholesterol và chất béo như các nguồn protein động vật.
  • Mặc dù có nguồn gốc từ thực vật, nhưng hàm lượng protein, các loại vitamin như A, D, B12... mà sữa đậu nành cung cấp lại tương đương với sữa bò. Là một thức uống  thay thế tuyệt vời cho những phụ nữ mang thai bị dị ứng với lactose có trong sữa bò.
  • Hàm lượng canxi trong sữa đậu nành giúp làm giảm tình trạng loãng xương phụ nữ mang thai ngoài ra còn giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở thai nhi.
  • Chất xơ có trong sữa đậu nành giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ bị táo bón khi mang thai.
Tuy nhiên, để hấp thu tốt các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành và đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe trong thời kỳ mang thai, các bà bầu uống sữa đậu nành cần chú ý những điều sau:

Không nên uống quá nhiều: Không nên uống quá 500ml sữa đậu nành mỗi ngày, và không nên uống một lượng lớn cùng lúc. Khi  uống quá nhiều sữa đậu nành có thể gây khó tiêu, đầy hơi, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất khác.

Không nên uống khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào vì khi đó protein trong đậu nành sẽ dễ bị phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Đun sôi trước khi uống: Đậu nành chưa chín sẽ tồn tại một số chất độc hại cho cơ thể, có thể gây đau bụng, buồn nôn…

Không nên uống chung với trứng: Các loại protein có trong lòng trắng trứng kết hợp với chất trypsin trong sữa đậu nành sẽ tạo thành chất kết tủa gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của cơ thể.

Không nên uống cùng với các loại đường nâu: Protein trong đậu nành khi kết hợp với các acid hữu cơ có trong đường nâu sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa. Đồng thời, cũng làm ảnh hưởng khả năng tiêu hóa của bạn.


Không nên ăn cam, quýt trước hay sau khi uống sữa đậu nành vì acid hữu cơ có thể kết hợp với protein của đậu nành tạo kết tủa ở đường ruột, làm đầy bụng, khó tiêu hay tiêu chảy.

Không dùng bình giữ nhiệt để đựng sữa đậu nành vì sử dụng bình giữ nhiệt để bảo quản sữa đậu nành sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển, gây hại cho sức khỏe bà bầu.

Nên ăn kèm các thực phẩm tinh bột sẽ giúp chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong sữa tốt hơn.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không. Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, đừng ngần ngại nhấc máy gọi ngay đến tổng đài miễn cước 1800 0016 để được Avisure giúp đỡ trong thời gian sớm nhất nhé!
Tổng hợp 15 bài tập yoga cho bà bầu đơn giản, hiệu quả

Tổng hợp 15 bài tập yoga cho bà bầu đơn giản, hiệu quả

Yoga cho bà bầu nhẹ nhàng như tư thế Tadasana, chiến binh, cái bàn, cái cây ...
Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều hơn bình thường?

Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều hơn bình thường?

Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều? Khi mẹ nằm ngửa, thai nhi đạp nhiều ...
Bí quyết sinh con đẹp như thiên thần và thông minh theo dân gian, khoa học

Bí quyết sinh con đẹp như thiên thần và thông minh theo dân gian, khoa học

Bí quyết sinh con đẹp như thiên thần và thông minh là gì? Từ những mẹo ...
Thai 7 tuần có yolksac chưa có phôi là sao? Có nguy hiểm không?

Thai 7 tuần có yolksac chưa có phôi là sao? Có nguy hiểm không?

Thai 7 tuần có yolksac chưa có phôi là sao? Có nguy hiểm gì không? Đây ...
Uống omega-3 có giảm mỡ máu không? Góc nhìn khoa học

Uống omega-3 có giảm mỡ máu không? Góc nhìn khoa học

Uống omega-3 có giảm mỡ máu không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, uống omega-3 có ...
Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối như thế nào? Hướng dẫn cách nấu cho mẹ

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối như thế nào? Hướng dẫn cách nấu cho mẹ

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối như thế nào? Mẹ cần rửa sạch ...
Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu?

Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu?

Bà bầu bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu tiên là ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Các tin bài khác
Acid folic có nhiều trong thực phẩm nào? Top 27 thực phẩm bạn cần biết
28/06/2025
710 lượt xem

Acid folic có nhiều trong thực phẩm nào? Top 27 thực phẩm bạn cần biết

Acid folic có nhiều trong thực phẩm nào? Theo các chuyên gia sức khỏe, acid folic có nhiều trong các loại hạt, ...
Các bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối an toàn, đơn giản
28/06/2025
550 lượt xem

Các bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối an toàn, đơn giản

Tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối là chìa khóa giúp mẹ bầu khỏe mạnh, giảm căng thẳng và ...
Thai 33 tuần phát triển như thế nào? Mẹ có thay đổi gì?
27/06/2025
1130 lượt xem

Thai 33 tuần phát triển như thế nào? Mẹ có thay đổi gì?

Thai 33 tuần là giai đoạn bé sắp sửa chào đời. Lúc này, chiều dài của bé duy trì ổn định, ...
Chuột rút khi mang thai tuần đầu: Cảnh báo gì cho mẹ?
27/06/2025
9 lượt xem

Chuột rút khi mang thai tuần đầu: Cảnh báo gì cho mẹ?

Chuột rút khi mang thai tuần đầu là tình trạng co rút cơ đột ngột thường gặp ở đùi, bắp chân, ...
Thai 36 tuần là mấy tháng? Phát triển thế nào trong bụng mẹ?
27/06/2025
1016 lượt xem

Thai 36 tuần là mấy tháng? Phát triển thế nào trong bụng mẹ?

Thai 36 tuần là đánh dấu thời điểm mẹ bầu chính thức bước vào tháng cuối của thai kỳ. Lúc này, ...
Nhịp tim thai 9 tuần bao nhiêu là bình thường? Thai 9 tuần nhịp 182 là trai hay gái?
27/06/2025
748 lượt xem

Nhịp tim thai 9 tuần bao nhiêu là bình thường? Thai 9 tuần nhịp 182 là trai hay gái?

Việc đo nhịp tim thai 9 tuần tuổi là một phương pháp đơn giản và quan trọng trong chu kỳ mang ...