Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không? Theo chuyên gia, bà bầu 3 tháng cuối có thể ăn được rau ngót nhưng cần nấu chín kỹ, tránh rau ngót tươi và ăn với lượng vừa phải. Nếu ăn không đúng cách, rau ngót có thể gây tăng co bóp tử cung và sảy thai. Cụ thể thế nào, mời mẹ theo dõi bài viết sau của Avisure.
Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ vẫn có thể ăn được rau ngót nhưng cần ăn với lượng hợp lý, nấu chín kỹ và tránh ăn nước ép rau ngót tươi. Mẹ chỉ được ăn canh rau ngót đã được nấu kỹ, tuyệt đối không được uống nước ép rau ngót hoặc rau ngót xay nhuyễn.
Bởi vì, trong thành phần rau ngót chứa papaverin, là chất gây tăng co bóp tử cung mạnh. Nếu mẹ bầu 3 tháng cuối sử dụng nhiều papaverin có thể gây sảy thai hoặc sinh non. Dược thư Quốc gia Việt Nam đã khuyến cáo rằng, không dùng papaverin cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết.
Tuy nhiên, papaverin chỉ xuất hiện nhiều trong nước ép rau ngót tươi, đậm đặc. Khi nấu chín kỹ, lượng papaverin trong rau ngót giảm đáng kể. Nếu mẹ bầu tháng cuối ăn rau ngót với lượng hợp lý, không ăn quá nhiều thì hoàn toàn an toàn đối với thai kỳ. Mẹ có thể ăn canh rau ngót khoảng 2 - 3 lần mỗi tuần để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe.
Hơn nữa, canh rau ngót còn là món ăn thân thuộc và giàu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối. Rau ngót chứa nhiều chất xơ, canxi, sắt, vitamin C,... giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa cho mẹ, tránh táo bón và tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.
Trong 100g rau ngót sẽ có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng phổ biến như:
● 5,3g đạm.
● 3,4g tinh bột.
● 169mg canxi.
● 2,7mg sắt.
● 64,5mg phốt pho.
● 6mcg carotin.
● 185mg vitamin C.
● 2,2g vitamin PP.
● 100mcg vitamin B1.
● 400mcg vitamin B2.
Do đó, các món ngon từ rau ngót rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi ở những tháng cuối này. Chẳng hạn, canxi giúp giảm nguy cơ loãng xương, hỗ trợ ngừa đau lưng, chuột rút. Sắt trong rau ngót giúp bổ máu giảm nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt. Vitamin C, vitamin nhóm B giúp tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi….Do vậy, ở những tháng cuối thai kỳ, đặc biệt ở những tuần cuối mẹ bầu nên thêm các món ăn từ rau ngót vào thực đơn ăn uống của mình nhé.
Rau ngót rất ngon lại giàu dinh dưỡng. Những lợi ích nổi bật của rau ngót đối với bà bầu ở 3 tháng cuối gồm có:
Trong rau ngót có hàm lượng sắt và vitamin C khá cao. Sự kết hợp hài hoà giữa vitamin giúp cơ thể tăng cường hấp thu sắt tốt hơn. Do vậy, ăn rau ngót ở 3 tháng cuối giúp hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ thiếu máu hiệu quả cho mẹ.
Canxi và photpho tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành và phát triển xương răng của thai nhi cũng như sức khỏe xương khớp của mẹ. Do vậy, bổ sung rau ngót giúp cung cấp lượng canxi tốt giúp mẹ giảm đau nhức xương, chuột rút, thai nhi chân dài, khoẻ mạnh.
Trong rau ngót có hàm lượng chất xơ dồi dào. Do đó, nó giúp hỗ trợ tiêu hoá, ngừa táo bón thai kỳ hiệu quả cho mẹ bầu
Mẹ bầu có biết rằng, rau ngót chính là món ngon lợi sữa giúp kích thích tăng tiết sữa rất hiệu quả. Chính vì thế, ở tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên ăn rau ngon để chuẩn bị cho thời kỳ hậu sản và kích thích sữa non sau sinh hiệu quả.
Rau ngót là một trong những thực phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, từ tháng thứ 4 của thai kỳ mẹ bầu có thể tham rau ngót vào thực đơn ăn uống tuy nhiên cần ăn với lượng vừa phải. Bởi nếu ăn quá nhiều thì có thể xảy ra một số nguy cơ như sau:
Rau ngót có chứa hợp chất gây co thắt tử cung. Do đó, những mẹ bầu có tiền sử sinh non hoặc dọa sinh non không nên sử dụng. Đặc biệt 3 tháng đầu mẹ bầu không nên ăn.
Trong rau ngót có hợp chất glucocorticoid - Hợp chất này gây cản trở quá trình hấp thụ phốt pho và canxi từ thực phẩm. Chính vì thế, mẹ bầu nên ăn lượng vừa phải, tránh trường hợp ăn nhiều làm cơ thể thiếu hụt canxi.
Việc mẹ bầu ăn quá nhiều rau ngót có thể khiến mẹ bầu khó ngủ. Đặc biệt những mẹ bầu khó ngủ không nên ăn rau ngót vào buổi tối để tránh việc khó vào giấc, khó ngủ dẫn đến mệt mỏi mẹ bầu nhé.
Tình trạng đầy bụng, khó tiêu khi mẹ bầu 3 tháng cuối ăn quá nhiều rau ngót cũng khá thường gặp. Do rau ngót có hàm lượng chất xơ cao, vì thế khi ăn quá nhiều rau ngót dễ sinh khó tiêu, đầy bụng.
Rau ngót mặc dù chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, dù ở 3 tháng cuối mẹ bầu vẫn cần ăn lượng vừa đủ mà thôi. Ngoài ra, một số loại rau củ quả tốt khác mà mẹ bầu nên bổ sung. Bao gồm:
- Bông cải xanh (Súp lơ): Loại rau này chứa hàm lượng acid folic, photpho, magie, vitamin K, A... rất dồi dào. Chính vì thế, loại rau này giúp bổ máu, ngừa loãng xương, táo bón, chuột rút hiệu quả.
- Rau cải bó xôi: Là loại rau giàu sắt, canxi, magie và lượng lớn các vitamin nhóm A,c,e,k... Nhóm thực phẩm này rất tốt cho sự phát triển của cả mẹ bầu và thai nhi.
- Các loại rau lá xanh giàu canxi và các vitamin khoáng chất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé
- Các loại củ quả khác: Cà rốt, bí đỏ, củ cải, ớt chuông... là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của mẹ bầu 3 tháng cuối. Do vậy, mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm này trong thực đơn để mang lại những giá trị dinh dưỡng tốt nhất.
Bà bầu có thể ăn rau ngót trong thai kỳ, tuy nhiên chỉ nên ăn với lượng vừa phải và tránh uống rau ngót tươi để tránh nguy cơ co bóp tử cung. Bà bầu ăn canh rau ngót giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng và phòng ngừa thiếu máu thai kỳ.
Theo báo Tiền Phong, uống nước rau ngót quá 30mg/ lần sẽ dễ gây sảy thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu.
Nếu bà bầu lỡ ăn rau ngót 1 chút thì không có hại gì cho sức khỏe. Rau ngót hoàn toàn an toàn với thai kỳ nếu được nấu chín kỹ và ăn với lượng vừa phải.
Trên đây chính là nội dung giúp mẹ giải đáp băn khoăn “bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?” đúng không nào? Avisure tin rằng nội dung này giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong thai kỳ. Chúc mẹ bầu và em bé có một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm:
Cách nấu chè vừng đen cho bà bầu sắp sinh – ăn mè đen 3 tháng cuối sao cho an toàn & hiệu quả
Thực hư chuyện kiêng uống nước dừa khi mang thai 3 tháng cuối