Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Máu báo thai có dịch nhầy không? Mẹ hãy cẩn thận với tình trạng này

10:21 | 16/04/2025
719 lượt xem
Máu báo thai có dịch nhầy không là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Các bác sĩ chuyên khoa sản đã cho biết rằng, máu báo thai không kèm lẫn dịch nhầy. Nếu chị em thấy có dịch nhầy đi kèm với máu báo thai thì rất có thể đã xuất hiện tình trạng viêm. Cùng Avisure tìm hiểu chi tiết về vấn đề này tại bài viết sau đây:

1. Máu báo thai là gì?

Khi xảy ra quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử và phôi thai, phôi thai sẽ di chuyển đến tử cung và bám trên niêm mạc của bộ phận này để lấy chất dinh dưỡng và phát triển. Khi đó niêm mạc tử cung sẽ bị chảy máu, máu sẽ ra ở phần âm đạo. Đây được gọi hiện tượng máu báo thai.

Vậy máu báo thai như thế nào? Máu báo thai thường không có nhiều, đôi khi chỉ là vài giọt, chị em có thể quan sát thấy vài đốm máu loang trên quần lót.

Thông thường, ra máu báo thai chỉ xảy ra trong một vài lần, và chỉ kéo dài trong một vài giờ. Thế nhưng, trong trường hợp nghiêm trọng thì máu báo thai có thể xuất hiện kéo dài trong nhiều ngày với lượng máu lớn.

2. Máu báo thai có dịch nhầy hay không?

Các chuyên gia sản khoa cho biết rằng, máu báo thai thường KHÔNG KÈM LẪN dịch nhầy, nếu chị em quan sát thấy máu ra ở vùng âm đạo có lẫn dịch nhầy thì có thể là máu hành kinh.

máu báo thai có dịch nhầy ko
Máu báo thai có dịch nhầy không?

Các đặc điểm khác của máu báo thai mà mẹ bầu cần chú ý bao gồm:

- Lượng máu ra rất ít, thường là vài giọt, quan sát trên quần lót thì chị em sẽ thấy vài vệt máu hoặc lốm đốm máu.
- Máu báo thai thường có màu đỏ tươi, nâu nhạt hoặc màu hồng.
- Thời gian máu báo thai chảy ra ngoài thường chỉ là vài giờ, nhưng cũng có trường hợp chảy kéo dài khoảng 1-2 ngày.
- Máu không bị vón cục.
- Chị em sẽ có cảm giác căng tức vùng bụng dưới, nhưng không đau quá nghiêm trọng, không kèm các biểu hiện khác.

3. Máu báo thai có dịch nhầy là do đâu?

Trong trường hợp mẹ nhận thấy ra máu báo thai có kèm chất nhầy thì có thể do những nguyên nhân như sau:

- Nhầm lẫn máu báo thai và máu kinh nguyệt: Khi ra máu ở vùng âm đạo kèm theo chất nhầy thì rất có thể chị em đang trong những ngày hành kinh, nhưng nhiều chị em lại nhầm lẫn với máu báo thai. Khi đó chị em nên dựa trên những đặc điểm của máu báo thai như đã nêu trên để dễ dàng phân biệt nhé.

- Tổn thương âm đạo khi quan hệ tình dục: Trong quá trình sinh hoạt “chăn gối”, có thể quá trình cọ sát giữa dương vật và âm đạo quá mạnh. Từ đó có thể làm tổn thương niêm mạc âm đạo và dẫn đến chảy máu với lượng nhỏ ở vùng âm đạo.

- Mắc bệnh phụ khoa: Máu báo thai có kèm chất nhầy không? Ra máu có lẫn dịch nhầy có thể là dấu hiệu cho thấy các chị em đã mắc bệnh về phụ khoa. Có thể kể đến một số bệnh lý như viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung…

Ngoài triệu chứng này, chị em mắc bệnh phụ khoa còn có thêm biểu hiện như vùng kín có mùi hôi, đau bụng dữ dội, kinh nguyệt rối loạn…

máu báo thai có dịch nhầy k
Máu báo thai có dịch nhầy là do đâu?


Xem thêm:
Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần?

4. Máu báo thai có dịch nhầy có sao không?

Máu báo thai có chất dịch nhầy không? Máu báo thai có dịch nhầy có sao không? Chị em yên tâm rằng máu báo thai đi kèm dịch nhầy là hoàn toàn bình thường và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, ra máu báo thai chứa chất nhầy đi kèm các biểu hiện bất thường có thể là dấu hiệu của một căn bệnh mẹ chưa biết tới. 

Mẹ nên lưu ý nếu thấy ra máu âm đạo có chất nhầy kéo dài, đau bụng dữ dội, xuất hiện khí hư kèm mùi và màu sắc bất thường,... Khi đó, mẹ nên đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và tham khảo các ý kiến tư vấn về tình trạng bệnh của mình.
Xem thêm:
Máu báo thai có vón cục không? Chuyên gia giải đáp

Bật mí kinh nghiệm ra máu báo thai mà chị em nên biết

5. Mẹ bầu cần làm gì khi máu báo thai có dịch nhầy?

Khi ra máu báo thai có dịch nhầy, chị em cần chú ý nhìn kỹ để đánh giá màu sắc, số lượng, kết cấu của máu ra vùng âm đạo. Điều này sẽ giúp các chị em phân biệt được máu báo thai, máu kinh nguyệt và máu do bệnh lý phụ khoa gây ra.

Trong trường hợp ra máu báo thai có lẫn dịch nhầy, đi kèm với nhiều biểu hiện nặng nề thì các chị em nên đến ngay bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe, tìm nguyên nhân và khắc phục. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể đi kèm với ra máu đó là:

- Sốt cao, đau bụng dữ dội.
- Vùng kín có mùi hôi, tiết nhiều dịch.

Nếu trong trường hợp chị em nghi ngờ việc ra máu có lẫn dịch nhầy là do bệnh lý thì chị em cũng cần đến các bệnh viện uy tín để nhận được sự hỗ trợ y tế. Tránh để lâu ngày, bệnh có thể tiến triển nguy hiểm hơn. 

Mẹ cần đến cơ sở y tế để khám khi thấy máu báo thai lẫn dịch nhầy
Mẹ cần đến cơ sở y tế để khám khi thấy máu báo thai lẫn dịch nhầy

Ngoài ra, các chị em cũng cần chú ý vệ sinh vùng kín hàng ngày để giảm viêm nhiễm phụ khoa, phòng ngừa các bệnh lý phụ khoa. Trong quá trình vệ sinh, các chị em cần lưu ý đến những vấn đề như sau:

- Nếu tình trạng tiết dịch nhiều, chị em có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày và thay băng đều đặn. Điều này sẽ giữ cho vùng kín sạch sẽ, khô thoáng và hạn chế mầm bệnh phát triển.

- Hàng ngày, chị em có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ để làm sạch vùng kín.

- Thường xuyên thay quần lót và giặt chúng sạch sẽ, nên phơi nắng để giảm sự phát triển của vi khuẩn ở quần lót.

6. Lưu ý cho mẹ khi ra máu báo thai

Sau khi đã kết luận rằng mẹ đang mang thai, mẹ bầu cần chú ý chăm sóc sức khỏe thai kỳ và bổ sung dinh dưỡng để bắt đầu hành trình 9 tháng 10 ngày thiêng liêng và ý nghĩa sắp tới. Việc bổ sung vitamin thai kỳ là vô cùng cần thiết cho mẹ bầu, đặc biệt vào những tháng đầu thai kỳ để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. 

Gợi ý cho mẹ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Avisure mama bổ sung DHA, EPA, các vitamin và khoáng chất hỗ trợ tăng cường sức khỏe, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho phụ nữ trước khi mang thai, trong khi mang thai và trong thời kỳ cho con bú

Tham khảo sản phẩm ngay tại đây: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Avisure mama
Hoặc liên hệ: 1800 0016 để được chăm sóc sức khỏe miễn phí

Ngoài việc sử dụng vitamin mỗi ngày, mẹ cũng cần xây dựng chế độ ăn đầy đủ các chất, lên thực đơn chi tiết để đảm bảo dinh dưỡng cho thai kỳ. Kết hợp cùng các bài tập thể dục đều đặn như yoga, đi bộ hàng ngày cũng là “chìa khóa” để tăng cường sức khỏe, giúp mẹ có thai kỳ an toàn và nhẹ nhàng hơn.

7. Câu hỏi thường gặp về máu báo thai

Máu báo thai có dịch nhầy hay không? Mẹ thử que được chưa? Sau đây là lời giải đáp cho các thắc mắc thường gặp của chị em:

7.1. Ra máu báo thai thử que được chưa?

Theo lời khuyên từ các chuyên gia sản khoa, nếu chị em thấy ra máu báo thì có thể thử que để biết mình có mang bầu chưa. Nếu que thử chỉ lên 1 vạch thì chị em cũng đừng vội kết luận là mình chưa đậu thai. Hãy thử lại sau 5 - 7 ngày sau khi chậm kinh để biết chắc chắn. 

Bởi vì, khi mới xuất hiện máu báo thai, nồng độ hormone hCG (hormone thai kỳ) chưa đủ cao để xuất hiện vạch báo thai trên que thử. Chị em hãy kiên nhẫn đợi thêm vài ngày sau khi ra máu báo để thử que cho kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, chị em lưu ý rằng nên thử que bằng nước tiểu lúc sáng sớm để que thử cho kết quả đúng.

máu báo thai có chất dịch nhầy không
Ra máu báo thai thử que được chưa? 

7.2. Máu báo thai xuất hiện sau quan hệ mấy ngày?

Khi đã thụ tinh thành công, trứng cần 6-12 ngày để di chuyển và làm tổ tại niêm mạc tử cung. Vậy máu báo thai xuất hiện sau quan hệ mấy ngày? Thông thường chị em thấy máu báo thai xuất hiện sau quan hệ khoảng 7 - 10 ngày. Thời điểm đó gần với kỳ kinh tiếp theo của chị em nên thường dễ bị nhầm lẫn với máu kinh. Bạn nên quan sát và so sánh các đặc điểm của máu báo thai và máu kinh để nhận biết chính xác. Ngoài ra, nếu chị em nghi ngờ có thai, chị em nên đi khám hoặc dùng que thử thai để có kết luận đúng đắn.

7.3. Máu báo thai xuất hiện trước hay sau kinh nguyệt?

Theo các bác sĩ tại bệnh viện Thu Cúc, máu báo thai thường xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt tiếp theo khoảng 2-7 ngày. Nguyên nhân do trứng sau khi thụ tinh cần thời gian để di chuyển và bám vào tử cung để làm tổ. Tuy nhiên, nếu chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc lần đầu mang thai có thể bị nhầm lẫn và khó nhận biết nếu ra máu báo. Chị em cần lưu ý rằng, máu báo thai chỉ xuất hiện vài giọt đọng trên quần lót, màu hơi hồng hoặc nâu chứ không ra nhiều, màu đỏ sậm và lẫn chất nhầy như máu kinh.

Các thông tin trong bài viết trên đã giúp các chị em giải đáp được câu hỏi: máu báo thai có dịch nhầy không và những biện pháp xử lý khi máu báo thai lẫn dịch nhầy. Chúc các chị em phụ nữ sẽ luôn khỏe mạnh, và nếu đang mong ngóng có em bé thì sẽ sớm có “tin vui”. Nếu còn băn khoăn về những biểu hiện có thai hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan trong thai kỳ, hãy truy cập vào chuyên mục Đang mang thai của Avisure hoặc gọi đến hotline 1800 0016 để được giải đáp chi tiết.

Giải đáp thắc mắc: Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái?

Giải đáp thắc mắc: Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái?

Nghén mùi khi mang thai là một trong những hiện tượng phổ biến của các mẹ ...
Máu báo thai có dịch nhầy không? Mẹ hãy cẩn thận với tình trạng này

Máu báo thai có dịch nhầy không? Mẹ hãy cẩn thận với tình trạng này

Máu báo thai có dịch nhầy không là câu hỏi được rất nhiều chị em quan ...
Bí quyết sinh con đẹp như thiên thần và thông minh: Ba mẹ khám phá ngay!

Bí quyết sinh con đẹp như thiên thần và thông minh: Ba mẹ khám phá ngay!

Bí quyết sinh con đẹp như thiên thần và thông minh của các bà mẹ hiện đại ...
Hướng dẫn cách bổ sung sắt canxi tổng hợp cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Hướng dẫn cách bổ sung sắt canxi tổng hợp cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Bổ sung sắt, canxi tổng hợp cho bà bầu như thế nào hiệu quả? Theo các ...
15+ thực phẩm giàu sắt cho bà bầu: Mẹ yên tâm đủ máu, khỏe mạnh cả thai kỳ

15+ thực phẩm giàu sắt cho bà bầu: Mẹ yên tâm đủ máu, khỏe mạnh cả thai kỳ

Danh sách thực phẩm giàu sắt cho bà bầu bao gồm thịt bò, thịt đỏ, thịt ...
Canxi nước cho bà bầu loại nào tốt? Bật mí top 5 cho mẹ bầu

Canxi nước cho bà bầu loại nào tốt? Bật mí top 5 cho mẹ bầu

Canxi nước cho bà bầu là một trong những lựa chọn bổ sung canxi hiệu quả ...
Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Thay đổi ở mẹ khi thai 26 tuần

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Thay đổi ở mẹ khi thai 26 tuần

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Đây là thời điểm có nhiều sự biến ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi
52 lượt xem

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

Uống nước dừa cho bà bầu đúng cách như thế nào để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tất ...
Bà bầu nên ăn quả gì? Top 30 loại hoa quả mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ
24/04/2025
247 lượt xem

Bà bầu nên ăn quả gì? Top 30 loại hoa quả mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ

Bà bầu nên ăn quả gì luôn là câu hỏi được nhiều chị em mang thai quan tâm. Theo tổ chức ...
Tìm hiểu vai trò vitamin K cho bà bầu
24/04/2025
504 lượt xem

Tìm hiểu vai trò vitamin K cho bà bầu

Mẹ muốn thể trạng khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường thì việc bổ sung vitamin K cho bà bầu ...
Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?
23/04/2025
17 lượt xem

Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?

Sinh con là một hành trình đặc biệt, một trải nghiệm khó quên đối với các mẹ bầu. Đó cũng là ...
Sắt và canxi có nhiều trong thực phẩm nào? Danh sách chi tiết cho mẹ
18/04/2025
481 lượt xem

Sắt và canxi có nhiều trong thực phẩm nào? Danh sách chi tiết cho mẹ

Sắt và canxi có nhiều trong thực phẩm nào? Các loại thịt, cá, trứng, đậu và trái cây là một số ...
Mang thai tháng đầu mẹ cần chú ý những gì?
18/04/2025
27 lượt xem

Mang thai tháng đầu mẹ cần chú ý những gì?

Mang thai tháng đầu mẹ bầu cần chú ý những gì để thai khoẻ mạnh và phát triển tốt. Tất tần tật ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure