Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Thai 16 tuần phát triển thế nào? Cơ thể mẹ thay đổi những gì khi mang bầu?

11:28 | 14/02/2025
631 lượt xem
DS. Nguyễn Phương Thanh
DS. Nguyễn Phương Thanh
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyễn Phương Thanh tốt nghiệp loại Giỏi tại khoa Dược học - Trường Đại học Dược Hà Nội, ngôi trường đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo dược sĩ và nghiên cứu khoa học. Hiện tại, cô đang giữ vai trò là cố vấn chuyên môn tại công ty Cổ phần Dược phẩm Bảo Minh 
Xem thêm thông tin

Tại thời điểm thai 16 tuần tuổi, thai nhi đã bắt đầu phát triển một cách rõ rệt về thính giác, mắt, bộ phận sinh dục và cũng cử động nhiều hơn. Đồng thời, cơ thể mẹ cũng xuất hiện một số thay đổi về bầu ngực, cảm thấy khó thở, rạn da khiến mẹ không khỏi lo lắng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Avisure khám phá chi tiết hơn về sự biến đổi của bé và mẹ trong giai đoạn này nhé!

1. Thai 16 tuần phát triển thế nào?

Tại tuần 16, thai nhi đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn so với các giai đoạn trước thông qua một số đặc điểm về mắt, nhịp tim, thính giác, bộ phận sinh dục.

1.1. Thai 16 tuần là mấy tháng?

Thai 16 tuần tương đương với khoảng 4 tháng thai kỳ. Đây là thời điểm mà thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn về cả thể chất lẫn các chức năng cơ bản của cơ thể. 

thai 16 tuần là mấy tháng
Thai 16 tuần là mấy tháng? Mẹ đang ở tháng thứ 4 của thai kỳ

Sau khi vượt qua giai đoạn ba tháng đầu đầy nhạy cảm và nhiều rủi ro, thai nhi ở tuần thứ 16 đã ổn định hơn, đồng thời bắt đầu hình thành rõ rệt hơn về hình dáng, đặc biệt là sự phát triển của xương, cơ và các bộ phận cơ thể khác. 

1.2. Dấu hiệu thai 16 tuần khỏe mạnh

Một số dấu hiệu cho thấy thai 16 tuần đang phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ gồm:

- Thính giác phát triển: 

Tai thai nhi tuần 16 bắt đầu hoạt động do các cấu trúc trong tai giữa và tai trong dần hoàn thiện, giúp bé bắt đầu có khả năng cảm nhận âm thanh từ môi trường bên ngoài tử cung. 

Âm thanh đầu tiên mà thai nhi có thể nghe được thường là nhịp tim đều đặn của mẹ. Ngoài ra, bé cũng có thể nghe thấy giọng nói của mẹ, bố hoặc những âm thanh từ cuộc trò chuyện xung quanh, mặc dù âm thanh này vẫn còn mờ nhạt và bị lọc qua nước ối. 

- Chuyển động mắt: 

Mắt của thai 16 tuần tuổi đã bắt đầu có thể di chuyển chậm, mặc dù vẫn nhắm kín, đây là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của hệ thần kinh trung ương. Quá trình hình thành và kết nối các dây thần kinh phức tạp trong não bộ giúp bé có khả năng điều khiển những cử động tinh tế này.

mắt thai 16 tuần
Thai 16 tuần đã có thể chuyển động mắt dù đôi mắt bé vẫn nhắm chặt

- Nhịp tim của bé 16 tuần: 

Tim thai tuần 16 đập với tần suất từ 120-160 nhịp/phút, đây là một chỉ số thai nhi 16 tuần vô cùng quan trọng, thể hiện sự phát triển khỏe mạnh và ổn định của hệ tim mạch. Nhịp tim này được coi là bình thường và phản ánh hoạt động tuần hoàn máu hiệu quả, cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết cho toàn bộ cơ thể thai nhi. 

- Bộ phận sinh dục phát triển rõ ràng: 

Khi thai 16 tuần tuổi , bộ phận sinh dục của thai nhi đã phát triển đủ rõ ràng để có thể xác định giới tính thông qua siêu âm. Các cơ quan sinh dục bắt đầu hoàn thiện về hình dạng và kích thước, đánh dấu sự khác biệt rõ rệt giữa bé trai và bé gái. 

Tuy nhiên, việc xác định giới tính còn phụ thuộc vào tư thế của bé trong bụng mẹ. Nếu bé nằm ở tư thế không thuận lợi, việc quan sát qua siêu âm có thể gặp khó khăn, dẫn đến kết quả không chính xác. 

thai 16 tuần phát triển bộ phận sinh dục
Thai 16 tuần mẹ đã có thể biết trai hay gái

- Cử động nhiều hơn: 

Ở tuần 16, thai nhi biết đá chân và thường xuyên thực hiện các chuyển động nhỏ như vươn tay, lăn mình, nắm kéo dây rốn. Những hoạt động này phản ánh sự phát triển tốt của hệ thần kinh và cơ xương. 

Mặc dù mẹ bầu có thể chưa cảm nhận rõ những cú đá hay cử động này, nhưng đây là những tín hiệu tích cực chứng tỏ bé đang khỏe mạnh và phát triển đúng tiến trình. 

1.3. Hình ảnh và kích thước thai 16 tuần

Theo các chuyên gia đến từ khoa sản, kích thước thai nhi ở tuần 16 trong bụng mẹ tương đương một quả cam vàng. Cân nặng thai nhi 16 tuần tuổi nằm ở khoảng 113 – 181g, chiều dài của bé tính từ đầu đến xương cụt vào khoảng 11.6cm. 

- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): Dao động từ 29 đến 38mm..

- Chu vi vòng đầu (HC): Nằm trong khoảng 108 đến 137mm.

- Chiều dài xương đùi (FL): Đạt từ 15 đến 23mm.

- Vòng bụng (AC): Có kích thước khoảng 89 đến 118mm.

hình ảnh thai 16 tuần trong bụng mẹ
Hình ảnh thai nhi 16 tuần trong bụng mẹ

2. Những thay đổi ở cơ thể mẹ khi mang thai 16 tuần

Trong hành trình mang thai, khi thai 16 tuần tuổi thì những biến đổi trong cơ thể mẹ là điều không thể tránh khỏi, vì đó là những dấu hiệu thường gặp của các bà bầu.

2.1. Bầu ngực phát triển

Trong giai đoạn thai 16 tuần tuổi, bầu ngực của mẹ to lên, căng cứng hơn do tuyến sữa bắt đầu hình thành. Điều này thường đi kèm với cảm giác đau hoặc nhạy cảm, nhưng đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang chuẩn bị tốt cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này.

2.2. Khó thở

Mẹ bầu có thể bắt đầu cảm thấy khó thở khi thai 16 tuần, nguyên nhân chính đến từ sự thay đổi hormone thai kỳ làm giãn cơ hoành và áp lực ngày càng tăng từ việc tử cung đang phát triển. Cảm giác khó thở thường xảy ra khi mẹ vận động nhiều hoặc ngồi, nằm ở tư thế không thoải mái. 

mẹ bàu 16 tuần khó thở
Tình trạng khó thở thường xuyên khiến bà bầu 16 tuần mệt mỏi

Tình trạng này diễn ra khá phổ biến với những ai đang mang thai và thường sẽ không nguy hiểm, nhưng có thể gây mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nhận thấy các triệu chứng mình gặp phải trở nên ngày càng nghiêm trọng, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

2.3. Ra nhiều dịch âm đạo

Khi bầu 16 tuần, lượng dịch âm đạo thường xuất hiện nhiều hơn, đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm bảo vệ mẹ khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Dịch âm đạo lúc này thường có màu trắng hoặc trong suốt, không gây ra mùi khó chịu. 

Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy dịch có màu sắc bất thường như vàng, xanh hoặc nâu, kèm theo mùi hôi hoặc ngứa ngáy, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo hoặc các vấn đề sức khỏe khác và mẹ nên đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị. 

2.4. Rạn da

Ở tuần thai 16, mẹ bầu có thể bắt đầu nhận thấy các vết rạn da xuất hiện chủ yếu ở vùng bụng, hông, đùi và đôi khi cả ở ngực. Đây là kết quả của việc da bị kéo căng quá mức do sự tăng trưởng nhanh chóng của thai nhi và sự tăng cân trong thai kỳ của mẹ. Ngoài yếu tố căng da, sự giảm đàn hồi của da do thay đổi hormone cũng góp phần hình thành rạn da. 

mẹ bầu 16 tuần rạn da
Ở tuần thai 16, mẹ đã bắt đầu thấy những vết rạn xuất hiện trên da

2.5. Táo bón

Sự thay đổi hormone progesterone trong thai kỳ khiến các cơ trơn của đường tiêu hóa giãn ra, làm chậm quá trình tiêu hóa và dẫn đến tình trạng táo bón ở nhiều mẹ bầu. Bên cạnh đó, áp lực từ tử cung lớn dần cũng góp phần cản trở sự lưu thông trong ruột. 

2.6. Đau lưng

Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến mà mẹ bầu thường gặp khi thai 16 tuần, do trọng lượng của thai nhi ngày càng tăng gây áp lực lớn lên cột sống và các cơ vùng lưng. 

Sự thay đổi tư thế cơ thể để cân bằng trọng tâm cũng khiến các cơ và dây chằng vùng lưng bị căng giãn nhiều hơn, dẫn đến đau nhức. Để giảm đau, mẹ có thể thực hiện các bài kéo giãn cơ hoặc bài tập thể dục nhẹ nhàng cho thai phụ.

2.7. Suy tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch là tình trạng phổ biến ở mẹ bầu, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ hai, khi áp lực từ tử cung ngày càng tăng đè lên các tĩnh mạch vùng chậu và cản trở sự lưu thông máu trở về tim. 

mẹ bầu 16 tuần suy tĩnh mạch
Thai 16 tuần có thể gặp các triệu chứng của suy tĩnh mạch

Tình trạng này thường xuất hiện rõ ở chân, gây cảm giác nặng nề, đau nhức hoặc sưng phù, và trong một số trường hợp có thể làm nổi rõ các tĩnh mạch dưới da. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ nên tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, đồng thời nên thường xuyên nâng chân cao khi nghỉ ngơi để cải thiện lưu thông máu.

2.8. Stress

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ, cùng với những lo lắng về sức khỏe của bản thân và thai nhi, có thể khiến mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc stress. Những cảm xúc này không chỉ có tác động xấu đến tinh thần mà còn có thể gây mệt mỏi và làm suy giảm sức khỏe tổng thể. 

3. Lời khuyên cho mẹ khi mang thai 16 tuần

Một số lời khuyên hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe bà bầu:

- Chế độ dinh dưỡng:

Bổ sung thực phẩm giàu sắt, canxi, protein và các loại vitamin để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Tránh các loại thực phẩm có nguy cơ cao như đồ sống, hải sản chứa nhiều thủy ngân.

- Bổ sung vitamin:

Uống thêm vitamin tổng hợp theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, mẹ nên chú ý đảm bảo cung cấp axit folic để phòng ngừa các dị tật ống thần kinh cho bé.

vitamin tổng hợp avisure mama cho bà bầu 16 tuần
Vitamin tổng hợp thế hệ mới cho bà bầu Avisure mama 

- Tập thể dục nhẹ nhàng:

Các bài tập như yoga hoặc đi bộ giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe. Mẹ nên tham gia các lớp yoga được thiết kế riêng cho bà bầu để nhận được sự hướng dẫn bài bản.

- Khám thai định kỳ tuần 16:

Thường xuyên đi khám thai để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé. Đây cũng là cơ hội để mẹ trao đổi với bác sĩ về những thay đổi bất thường.

- Giữ tâm lý thoải mái:

Mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với các nguồn thông tin tiêu cực. Thay vào đó, hãy tìm hiểu những kiến thức hữu ích về thai kỳ qua các nguồn tin đáng tin cậy.

Thai 16 tuần là thời điểm mẹ cần quan tâm đến sức khỏe tinh thần và khám thai định kỳ để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. 

Để biết thêm thông tin về vi chất cho bà bầu hoặc những cẩm nang hữu ích trong thai kỳ, các mẹ hãy ghé thăm Avisure hoặc gọi đến hotline 1800 0016 nhé!

Tổng hợp 24 dấu hiệu mang thai 1 tuần đầu dễ thấy nhất cho mẹ

Tổng hợp 24 dấu hiệu mang thai 1 tuần đầu dễ thấy nhất cho mẹ

Dấu hiệu mang thai tuần 1 thường bị nhầm với những biểu hiện mệt mỏi thông ...
Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có sao không?

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có sao không?

Mang thai tuần đầu các mẹ nên được chăm sóc đặc biệt, nếu xuất hiện những ...
Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

 Bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn con mình sinh ra được đủ ngày, đủ tháng ...
Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Sinh sớm hay muộn có sao không?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Sinh sớm hay muộn có sao không?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh là thắc mắc thường gặp ở các ...
Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Mẹ bầu gặp những nguy hiểm gì?

Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Mẹ bầu gặp những nguy hiểm gì?

Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Nếu mẹ bầu mang thai lần 3 ...
Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Bật mí TOP 9 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Bật mí TOP 9 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mẹ cần ...
Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ

Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ

Thai 8 tuần tuổi chỉ có kích thước tương đương quả mâm xôi. Bé bắt đầu ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Lưu ý cho mẹ
27/03/2025
411 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Lưu ý cho mẹ

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không luôn là câu hỏi được rất nhiều gia đình quan tâm, đặc ...
Tất tần tật thông tin về chồng nghén hộ vợ không thể bỏ qua
27/03/2025
3 lượt xem

Tất tần tật thông tin về chồng nghén hộ vợ không thể bỏ qua

Khi biết mình sắp làm bố, đa số người đàn ông đều thấy rất hạnh phúc xen lẫn với cảm xúc ...
Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo mẹ có biết?
22/03/2025
17 lượt xem

Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo mẹ có biết?

Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không, luôn là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang trong ...
Que thử thai 1 vạch là có thai hay không có thai
22/03/2025
11 lượt xem

Que thử thai 1 vạch là có thai hay không có thai

Dùng que thử là một trong những cách để chị em xác định có thai hay không sau khi quan hệ ...
1001 các kiểu nghén khi mang thai
21/03/2025
22 lượt xem

1001 các kiểu nghén khi mang thai

Nghén khi mang thai là hiện tượng thông thường mà bất cứ mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải. Sẵn sàng ...
Trẻ sinh non 33 tuần và những vấn đề cần biết
21/03/2025
19 lượt xem

Trẻ sinh non 33 tuần và những vấn đề cần biết

Trẻ sinh non 33 tuần phải làm sao? Sinh non 33 tuần có nuôi được không và làm thế nào để ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure