Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Thai nhi 11 tuần tuổi – Sự phát triển của thai nhi, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết

06:20 | 18/08/2017
606 lượt xem

Sự phát triển ấn tượng nhất khi thai nhi 11 tuần tuổi chính là sự nhân lên vượt trội của tế bào thần kinh. Trong não đã hình thành các khớp thần kinh. Ruột bé phát triển rất nhanh, bắt đầu được sắp xếp theo cách cuộn tròn vào trong khoang bụng. Thận cũng đã hoạt động để sản xuất nước tiểu rồi đưa vào bàng quang của bé.

Sự phát triển của thai nhi 11 tuần tuổi

Thai nhi 11 tuần tuổi có chiều dài cỡ 5 cm tính từ đỉnh đầu đến mông, cân nặng khoảng 15g, tăng gấp 2-3 lần so với tuần trước. Từ đây đến hết tuần thứ 20, thai nhi sẽ phát triển một cách nhanh chóng, để đáp ứng điều này, các mạch máu trong nhau thai hay lượng nước ối chứa trong tử cung hơn lúc nào hết cần gia tăng về số lượng, lớn lên về kích thước, hoàn thiện hơn về chức năng, đủ để cung cấp dinh dưỡng cho bé. 

Khuôn mặt của thai nhi dần hoàn thiện với các bộ phận trên mặt xuất hiện đầy đủ và trường thành hơn rất nhiều. Bằng chứng là trên hình ảnh thai nhi 11 tuần, phần đầu của bé chiếm gần một nửa chiều dài cơ thể, bạn có thể hình dung về hình dáng đôi mắt, đôi tai cũng như các đường nét khuôn mặt. Hai lỗ tai được định vị rõ ràng hai bên, hơi di chuyển về phía trước.


Trong tuần 11 này, đa số các bé bắt đầu hình thành chức năng phản xạ. Các cơ, khớp có thể cử động, điển hình như việc bé đã biết sử dụng bàn tay xòe ra, nắm lại, co các ngón chân hay nhắm chặt mắt, miệng. Khi bụng mẹ bị vật gì đó chèn ép, làm tử cung bị nén lại, bé cảm thấy chật chội và có thể cố gắng vặn mình để phản ứng. Thật tiếc rằng các mẹ chưa thể cảm nhận được điều này vì thai nhi  còn quá nhỏ.

Sự phát triển ấn tượng nhất khi thai nhi 11 tuần tuổi chính là sự nhân lên vượt trội của tế bào thần kinh. Trong não đã hình thành các khớp thần kinh.

Ruột bé phát triển rất nhanh, bắt đầu được sắp xếp theo cách cuộn tròn vào trong khoang bụng. Thận cũng đã hoạt động để sản xuất nước tiểu rồi đưa vào bàng quang của bé.

Cơ quan sinh dục ngoài tiếp tục phát triển, tuy nhiên các bé trai hay bé gái lại phát triển tương đối giống nhau ở tuần này. Để phân biệt chính xác, các mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn đến giai đoạn tuần 14 đến tuần 17 nhé.

Điều tuyệt vời là những giác quan của thai nhi 11 tuần bắt đầu phát triển. Hãy chờ xem tuần sau để biết thêm về nó nhé.
 

Sự thay đổi ở cơ thể mẹ

Mang thai tuần thứ 11 là khoảng thời gian nhạy cảm để bạn đang chuyển sang ba tháng thai kỳ tiếp theo. Cơ thể bạn đang có những chuyển biến rõ rệt hơn, người ngoài có thể nhận thấy bà bầu là bạn.

Khi thai nhi 11 tuần tuổi, tử cung của bạn đã lớn hơn nhiều, có thể cảm nhận được khi ấn nhẹ vào bụng dưới của bà bầu. Bạn có thể tăng khoảng 1kg trọng lượng trong tuần này, trừ khi sức khỏe của bạn quá yếu hay những triệu chứng ốm nghén vẫn tiếp tục làm bạn cảm thấy khó chịu.

Bạn có thể nhận thấy chân hoặc bàn chân bị chuột rút nhiều hơn bình thường khi thai nhi 11 tuần tuổi, đặc biệt là khi bạn đã đi ngủ. Chuột rút có thể được xoa dịu bằng cách nhẹ nhàng duỗi chân và bàn chân của bạn. Đi chân trần có thể giúp bạn giảm triệu chứng, hoặc bạn có thể để chồng mình massage chân cho bạn.

Tăng khối lượng máu để hỗ trợ thai kỳ có thể làm cho bàn tay và bàn chân của bạn cảm thấy nóng hơn so với bình thường.

Mẹ bầu 11 tuần sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn ợ nóng, ợ chua. Cảm giác nóng rát khó chịu thường kéo dài từ dưới cổ họng đến dưới xương ức, đặc biệt nếu mẹ đã từng bị ợ nóng trước đó, tình trạng này có thể nặng hơn bình thường. Nguyên nhân được cho rằng, nhau thai sản sinh rất nhiều nội tiết tố khác nhau, trong đó có hormon progesteron, nó có tác dụng làm giãn van thực quản-dạ dày, làm acid trong dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, gây hiện tượng khó chịu trên.

Lời khuyên để giải quyết việc này là các mẹ hãy cố gắng ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh việc quá tải cho hệ tiêu hóa. Tránh đồ ăn chiên, cay, hay đồ ăn giàu các chất gây kích ứng dạ dày của bạn. Uống ít nước trong bữa ăn để giảm đầy hơi. Thay vào đó hãy uống nhiều hơn vào giữa các bữa ăn nhẹ.

Nhiễm trùng đường tiết niệu (NTĐN)
Nhiễm trùng đường tiết niệu (NTĐN) không phải là một dấu hiệu hoặc triệu chứng trong thai kỳ, vì nó có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong cuộc đời của bạn. Bạn dễ bị NTĐN trong thai kỳ do vào thời gian này, tử cung của bạn nằm trực tiếp trên bàng quang. Khi tử cung phát triển, nó sẽ tác động lên bàng quang và niệu đạo, gây cản trở sự thoát nước tiểu khỏi bàng quang. Lượng nước tiểu còn lại đó sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng.


Một nguyên nhân nữa dẫn đến nguy cơ NTĐN cao trong thai kỳ là do các hormone thai kỳ tiết ra trong thời kỳ này đã gây nên những thay đổi trong đường tiết niệu, khiến nó dễ bị nhiễm trùng hơn. Nếu NTĐN không được chữa trị kịp thời, nó có thể lây lan sang thận của bạn. NTĐN là nguyên nhân gây sinh non và thiếu cân của trẻ nhỏ. Nếu phát hiện sớm khi tình trạng vẫn đang cục bộ ở bàng quang và được điều trị bằng một đợt uống thuốc kháng sinh đơn giản thì NTĐN sẽ không gây hại nhiều đến bạn hay em bé.

Sau đây là những dấu hiệu và triệu chứng của NTĐN:
  • Đi tiểu thường xuyên (không may đây cũng là một triệu chứng của thai kỳ nên sẽ khó để xác định)
  • Cảm giác buốt, rát khi đi tiểu
  • Đau hoặc chuột rút ở lưng hoặc bụng dưới
  • Mặc dù rất mắc tiểu và cần đi tiểu nhưng chỉ ra được rất ít nước tiểu
  • Nước tiểu có mùi khó chịu và bị đục hay hồng
Nên biết tử cung của bạn sẽ hơi lệch sang bên phải do đặc điểm sắp xếp giải phẫu tự nhiên của cơ thể người. Tình trạng này là nguyên nhân gây ra tình trạng áp lực cao và sự giãn nở hiệu quản.

Do đó, nguy cơ bạn bị nhiễm trùng thận ở phía bên phải sẽ cao hơn. Đừng bỏ qua các dấu hiệu nếu cơn đau vẫn tiếp tục ở vùng lưng dưới bên phải hoặc bụng dưới bên phải.
 

Lời khuyên cho mẹ vào tuần thai thứ 11

Từ tuần này, mẹ nên tạm biệt sở thích uống cà phê. Thay vào đó, hãy thử một tách sữa nóng, si-rô trái cây, sữa chua trái cây, nó vừa ngon vừa tốt cho sự phát triển của cả hai mẹ con. Hãy uống nhiều nước. Mang thai sẽ làm tăng nhu cầu của bạn về chất lỏng. Tuy nhiên, cà phê hay nước ngọt, nước có ga, có cồn không được khuyến khích.

Hãy thảo luận với bố về những khoản cần chuẩn bị cho bé và lập danh sách chi tiêu. Ví dụ như quần áo, tã giấy, đồ chơi, thực phẩm, những chi phí phát sinh khác. Hai vợ chồng bạn hãy tính toán thật kĩ để đảm bảo chuẩn bị cho bé những điều kiện vật chất tốt nhất.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh để kiểm tra sức khỏe và sự phát triển của em bé được thực hiện từ khi thai nhi 11 tuần tuổi. Tuy không phải là bắt buộc nhưng hãy nghĩ rằng nó là hữu ích, bạn có thể hỏi bác sỹ về mọi điều mà bạn quan tâm hay còn thắc mắc.

► Xem tiếp: ​Thai nhi 12 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu ăn gì để thai to, con đủ chất trong suốt thai kỳ? Theo các ...
Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì luôn là câu hỏi được nhiều chị em mang thai ...
Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết

Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh mắc phải ở mẹ bầu do rối loạn chuyển ...
Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Nguyên nhân dư ối có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, từ mẹ ...
Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Nước ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, ...
Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp
30/11/2024
20 lượt xem

Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp

Không có máu báo thai liệu có thai không đang là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ hiện ...
Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ
27/11/2024
30 lượt xem

Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa thường không rõ ràng và rất khó nhận biết. Điển hình nhất là hiện ...
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?
27/11/2024
29 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân luôn là chủ đề được bàn tán sôi nổi. Theo khuyến ...
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?
26/11/2024
36 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?

Trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Các bác sĩ cho biết rằng, mẹ ...
Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết
25/11/2024
38 lượt xem

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết

Rỉ ối 3 tháng đầu có thể khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, nhưng nếu nắm rõ dấu hiệu và cách ...
Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp
25/11/2024
38 lượt xem

Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thường là dấu hiệu cho thấy trứng đã thụ tinh và quá trình làm tổ bắt đầu. Vậy, ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure