Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Thai nhi 12 tuần, sự phát triển của bé, những thay đổi của cơ thể mẹ và cách đối phó với các nguy cơ

05:48 | 10/08/2017
334 lượt xem

Thai nhi 12 tuần đã phát triển với đầy đủ các chức năng của một con người với các đặc điểm trên khuôn mặt, chân tay, đầu và tất cả các cơ quan cần thiết. Bé đang phát triển những phản xạ cần thiết cho sự sống còn của mình.

Bạn đang tới một cột mốc quan trọng khi thai nhi 12 tuần tuổi. Đây sẽ là tuần cuối cùng trong tam cá nguyệt đầu tiên của tời gian mang thai. Từ tuần sau, bạn sẽ bước vào giai đoạn mới - tam cá nguyệt thứ hai với ít sự căng thẳng hơn so với trước và được coi như là những tuần trăng mật của thai kỳ. 

Giờ thì bé gần như hoàn thành hầu hết những sự tăng trưởng quan trọng và đã có những bước lớn trong quá trình phát triển. Bạn không còn phải giấu giếm hay giữ bí mật với bạn bè và người thân về cái thai nữa bởi sự mang thai của ban không những là chắc chắn mà thai nhi lúc này cũng rất an toàn. Cơ hội sảy thai giảm đáng kể trong tam cá nguyệt thứ hai. Em bé của bạn đã phát triển gần như tất cả các cơ quan chính và nhau thai sẽ chăm sóc và đáp ứng tất cả các nhu cầu bé. Tất cả những gì bạn cần làm là tập thể dục, tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và giữ tinh thần thoải mái để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé.
 

Những thay đổi của cơ thể mẹ

• Vòng eo của bạn trở nên to hơn và bạn không thể mặc vừa những bộ quần áo bó sát và hợp mốt được nữa. Đã tới lúc ra ngoài và mua sắm những bộ quần áo mới dành riêng cho bà bầu cũng như là các đồ dùng cần thiết cho thời kỳ mang thai.
• Thời điểm thai nhi 12 tuần, tử cung của bạn đã phát triển và bây giờ bạn có thể cảm thấy rằng nó đang nằm ở trên xương mu.
• Mặc dù nhiều triệu chứng ốm nghén khủng khiếp của những tuần trước đó đã giảm đi đáng kể, nhưng bạn vẫn phải đối phó với chứng ợ nóng. Tình trạng này sẽ gây ra cảm giác nóng rát khó chịu ở trên cổ. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do sự thay đổi của các hormone. 
• Sự gia tăng của các hormone có gây ra các rối loạn cả về cảm xúc và thể chất, bạn cần bình tĩnh và đừng lo lắng gì cả.


 
• Khi bạn mang thai tuần 12, trong khi một số các triệu chứng đang giảm hẳn thì nhức đầu và chóng mặt đang có xu hướng xuất hiện với tần suất và cường độ cao hơn từ tuần này trở đi.
• Bên cạnh đó, sẽ có sự gia tăng tiết dịch âm đạo, đây cũng là phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng.

Các triệu chứng khác có thể có ở khi thai nhi 12 tuần tuổi:
• Mất nước
• Lo lắng và căng thẳng
• Lượng đường trong máu giảm
• Rối loạn về thị lực

Bây giờ bạn đã hiểu rõ các triệu chứng khi thai nhi 12 tuần tuổi rồi. Hãy tìm hiểu xem bạn sẽ cần phải làm gì nếu các triệu chứng mang thai ban đầu vẫn còn tồn tại hoặc bị ra máu, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để loại trừ các khả năng mang thai giả. Khi có vấn đề xảy ra trong quá trình thụ tinh, điều đó sẽ tạo ra các bất thường trong những tế bào phát triển ngoài nhau thai. Nếu không được điều trị thì hiện tượng mang thai giả, hay còn được biết đến như hiện tượng chửa trứng có thể đe dọa tính mạng của phụ nữ. Mặc dù chúng lành tính nhưng chúng có thể lan rộng ra ngoài tử cung.

Đừng hoảng sợ khi mà các dấu hiện vẫn còn tồn tại ở giai đoạn này. Hiện tượng mang thai giả là rất hiếm, mặc dù trường hợp đến giai đoạn này vẫn còn tồn tại các triệu chứng của giai đoạn trước thì không phải là ít. Mỗi phụ nữ có tần số, thời gian và cường độ diễn ra các triệu chứng mang thai đầu tiên là khác nhau. Đây cũng là lúc để cuộc thử nghiệm các yếu tố di truyền của bạn được thực hiện để xác định nguy cơ dị tật bẩm sinh. 

Kỹ thuật sinh thiết gai nhau (CVS) trong thai kỳ:
Sinh thiết gai nhau (CVS: Chorionic Villus Sampling) là thao tác lấy một mẫu màng đệm bao quanh phôi thai (gai nhau). Các bác sĩ sẽ sử dụng mẫu tế bào này để phân tích các bất thường nhiễm sắc thể như trường hợp thể ba nhiễm sắc thể 21 gây ra hội chứng Down hoặc một số bệnh di truyền khác của thai nhi.

So với phương pháp chọc dò nước ối được tiến hành khi thai được 16 tuần, kỹ thuật sinh thiết gai nhau được thực hiện sớm hơn, thường ở tuần thứ 10 trở đi. Thông thường, 2 loại xét nghiệm trên chỉ được bác sĩ chỉ định cho những thai phụ bị nghi ngờ có vấn đề về di truyền vì cả 2 xét nghiệm này đều gây ra nguy cơ sẩy thai khoảng 1%..

1. Xét nghiệm này rất quan trọng trong các trường hợp:
  • Tuổi của phụ nữ có thai là trên 35 tuổi.
  • Kết quả màn hình siêu âm hay chụp chiếu đã cho thấy một số dị dạng bất thường.
  • Có sự gia tăng về độ mờ da gáy.
  • Có các hiện tượng bất thường về nhiễm sắc thể hoặc rối loạn di truyền khác trong lịch sử gia đình.
  • Cha mẹ đã được xác định là người mang bệnh rối loạn di truyền.
CVS là cuộc kiểm tra cực kỳ quan trọng vì nó phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể và các rối loạn di truyền với độ chính xác cao gần 98-99%. Thật không may, nó không thể xác định mức độ nghiêm trọng của những rối loạn cũng như không xác định được các khuyết tật ống thần kinh.

2. Không được thực hiện các cuộc xét nghiệm CVS nếu:
  • Bạn bị các bệnh lây nhiễm (chẳng hạn STD)
  • Bạn đang mang cặp song sinh.
  • Bạn bị chảy máu âm đạo trong thời kỳ mang thai.
Liên hệ với cơ sở ý tế nơi bạn khám ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng, có máu báo hay chuột rút hoặc đau sau khi xét nghiệm CVS đã được thực hiện.

Phòng Ngừa và Điều Trị Viêm Đường Tiết Niệu khi thai nhi 12 tuần
Trong tuần 11, chúng ta đã nói về chứng viêm đường tiết niệu (UTI) trong thai kỳ. Tuần này chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về việc phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai của bạn. 


Phòng ngừa:
Chẳng có bất kỳ cách nào để bảo vệ đường tiết niệu của bạn 100% khỏi sự nhiễm trùng, nhưng có thể đảm bảo giảm nguy cơ ở mức cao hơn nếu bạn tuân thủ các hướng dẫn sau:
  • Cố gắng tránh thức ăn tinh chế, caffein, rượu và đường (dưới bất kỳ hình thức nào) trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
  • Uống nhiều nước để đào thải độc tố. Nước ép việt quất tươi và không cho thêm đường sẽ rất có lợi cho sức khoẻ của bạn cũng như việc phòng ngừa UTI.
  • Nếu bạn quan hệ tình dục, hãy đi tiểu trước và sau khi làm chuyện ấy.
  • Cố gắng làm trống bàng quang của bạn hoàn toàn khi đi tiểu.
  • Đừng bỏ quên bổ sung Vitamin C, Beta-carotene và kẽm.
  • Nếu bạn bị UTI nhẹ, hãy tránh các hoạt động tình dục vì nó có thể làm tình trạng này trở nên trầm trọng thêm.
  • Không sử dụng vòi sen, kem hay nước thơm để xịt vào âm đạo khi mang thai. Nó không chỉ có thể gây nhiễm trùng mà còn có nguy cơ gây hại cho em bé của bạn.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục của bạn và giữ chúng sạch sẽ.
  • Tránh chà sát bộ phận sinh dục để làm khô chúng mà hãy dùng khăn mềm.
  • Sử dụng quần lót chất liệu cotton mềm mại, sạch sẽ.
  • Mặc dù nước ấm trong bồn được thay liên tục nhưng bạn cũng không nên ngồi trong bồn tắm quá lâu và hãy ra khỏi chỗ đó trong vòng 30 phút.
Điều trị UTI:
Nếu phát hiện đúng kịp thời, UTI không gây hại gì cho bạn hoặc con bạn. Nó có thể được điều trị một cách an toàn bằng kháng sinh an toàn cho thai kỳ. Không nên tự ý uống các loại thuốc kháng sinh mà không có sự chỉ định của bác sỹ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và điều trị theo các đơn thuốc. Một liệu trình điều trị thường kéo dài trong 3-7 ngày.

Một số các triệu chứng bạn cần chú ý:
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Đau dai dẳng ở vùng bụng dưới.
  • Buồn nôn và nôn mửa (không liên quan đến ốm nghén).
  • Nhiễm trùng
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu

Thay đổi của Em Bé:

Chỉ một vài tuần trước, em bé của bạn là một cụm tế bào gọi là zygote. Giờ thì bé đã phát triển với đầy đủ các chức năng của một con người với các đặc điểm trên khuôn mặt, chân tay, đầu và tất cả các cơ quan cần thiết. Thai nhi 12 tuần tuổi đang phát triển những phản xạ cần thiết cho sự sống còn của bé. Tuy nhiên bạn chưa thể cảm nhận được cử động trong bụng. Hầu hết các cơ quan đã ở vị trí của chúng nhưng vẫn cần phải hoàn thiện hơn trước khi thực hiện được đầy đủ các chức năng một cách độc lập. Một số sự phát triển quan trọng của bé ở cuối tam cá nguyệt đầu tiên bao gồm:


 
  • Khuôn mặt trở nên giống con người hơn với đôi mắt và tai đã phát triển đúng vị trí. Các đặc điểm của bé như môi và lông mày đã xuất hiện.
  • Khi bạn mang thai tuần 12, trái tim của bé đã phát triển các ngăn và đưa máu vào cơ thể bé nhỏ cũng như chân tay. Nó đập nhanh gấp hai lần so với nhịp tim của bạn, nghĩa là khoảng 160 nhịp mỗi phút.
  • Ruột cần hoàn thiện hơn, hệ thống tiêu hóa của bé cũng chuẩn bị sẵn sàng cho việc hấp thụ thức ăn và thải các chất thải ra khỏi cơ thể bằng cách thực hiện các cử động co thắt trong bụng bé.
  • Các tế bào thần kinh của bé đã nhân lên nhanh chóng trong vài tuần hình thành các liên kết thần kinh thiết yếu trong não của bé.
  • Em bé phản ứng lại với sự kích thích từ bên ngoài.
  • Tế bào máu trắng được hình thành từ tủy để giúp bé miễn dịch với các bệnh lây nhiễm. Bé sẽ không được bảo vệ mãi trong cái bụng an toàn của bạn nên bé cũng cần có hệ thống phòng thủ riêng của mình.
  • Các hormone sinh sản đang được sản xuất bởi tuyến yên, mặc dù nó chẳng cần thiết trong một thời gian dài nữa.
  • Bé có thể nắm các ngón tay, cong các ngón chân và có thể chuyển động mắt, miệng có thể làm hành động mút.
  • Móng tay và móng ngón chân có thể nhìn thấy được.
  • Dây rốn và nhau thai được phát triển và hoạt động một cách hiệu quả.
  • Gan đã tiết mật.
  • Thận đã bắt đầu đào thải nước tiểu vào bàng quang
  • Bộ phận sinh dục đã bắt đầu phát triển nhưng vẫn còn quá sớm để phát hiện giới tính của bé.
Đang có một em bé nhỏ, mút và đá xung quanh trong dạ con của bạn. Cảm giác ấy sẽ khiến bạn cảm thấy tuyệt vời!

Kích thước của bé:
Thai nhi 12 tuần tuổi có kích thước bằng quả mận lớn và chiều dài đầu mông khoảng 5,2 - 5,6 cm (khoảng 2 inch) và nặng 12-16 gm.
 

Lời khuyên và cách chăm sóc cho thai kỳ 12 tuần

• Mang thai tuần 12, hãy chăm sóc lưng cũng như cơ thể của bạn bằng cách thích ứng với các tư thế thích hợp cho thai kỳ. Đừng ngần ngại sử dụng những chiếc gối giúp nâng đỡ lưng của bạn. Nếu do tính chất công việc bạn phải ngồi nhiều thì tìm một tư thế ngồi thoải mái nhất, tốt hơn hết, hãy sử dụng một chiếc ghế đem lại sự thoải mái một cách tối ưu nhất. Đi bộ xung quanh nơi làm việc hoặc nhà của bạn bất kỳ khi nào có thể và thư giãn cơ bắp của bạn. Hãy nhớ mặc quần áo và đi giày dép thoải mái.
• Đừng bao giờ cố gắng nâng những vật nặng, đặc biệt trong một tư thế không đúng, điều này có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về lưng của bạn. Nếu bạn buộc phải nhặt một cái gì đó rất quan trọng, hãy ngồi xổm xuống thay vì cúi xuống để làm điều đó. Bằng cách này, áp lực được cảm nhận ở chân chứ không phải ở lưng.
•  Khi thai nhi 12 tuần tuổi, nếu bạn cảm thấy hơi khó chịu hoặc mệt mỏi, hãy đi mát-xa và tắm thư giãn. Xoa bóp cổ và chân làm cho bạn cảm thấy được nuông chiều và sẽ làm dịu các dây thần kinh.
• Bắt đầu chế độ ăn uống lành mạnh, hãy xem xét các danh sách danh sách thực phẩm tốt cho em bé và bạn.
• Bạn có thể bị quấy rầy với các mảng đốm, tàn nhang và mụn trứng cá xuất hiện trên da của bạn. Trong điều kiện bình thường, bạn có thể điều trị tình trạng này với liều lượng lớn vitamin A. Mặc dù Vitamin A có vẻ tốt nhưng nó rất nguy hiểm trong thời kỳ mang thai của bạn. Hãy thử cách sử dụng các thảo mộc tự nhiên và luôn nghe theo lời khuyên của bác sĩ
• Không có gì là quá đáng khi một phụ nữ mang thai cần đến giúp đỡ. Nói cho cùng thì ưu tiên hàng đầu là sự an toàn của em bé.
 

Lời khuyên cho cha

Bố nên vui mừng rằng các dấu hiệu khó chịu về cảm xúc cũng như triệu chứng khác liên quan đến thai kỳ đang giảm xuống. Tam cá nguyệt thứ hai sẽ là một khoảng thời gian dễ dàng hơn nhiều cho bạn và người bạn đời. Một số người chồng đã mắc phải những lỗi sai đơn giản trong thời gian mang thai của người vợ. Hãy chú ý và đừng để bản thân mình là một trong số đó.
Tránh làm những điều không nên dưới đây để tránh xung đột:

  • Hối thúc cô ấy về bữa ăn sáng của bạn cho kịp giờ làm trong khi cô ấy đang có các nhu cầu cần giải quyết trong phòng tắm.
  • Phàn nàn về việc cô ấy thường xuyên vào vệ sinh làm quấy rầy giấc ngủ của bạn.
  • Ngăn không cho cô ấy ăn những thìa kem.
  • Thường xuyên nói về việc sẽ mất đi dáng vóc ngày nào của cô ấy sau khi sinh
  • Nhờ cô ấy tìm chìa khóa, các tập tài liệu hay các chiếc tất thất lạc
Hãy giữ khoảng cách khi tâm trạng cô ấy không được tốt. Cuối cùng, hãy tận hưởng những hương vị cảm xúc thăng trầm của giai đoạn này, và nhớ rằng khi điều này kết thúc, bạn sẽ được bế trên tay một thiên thần nhỏ xinh xắn.

► Xem tiếp: ​Thai nhi 13 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Lưu ý cho mẹ

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Lưu ý cho mẹ

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không luôn là câu hỏi được rất nhiều ...
Hiện tượng rỉ ối tuần 37 - Cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ

Hiện tượng rỉ ối tuần 37 - Cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ

Hiện tượng rỉ ối tuần 37 là dấu hiệu đặc trưng cho thấy mẹ bầu đang ...
Gợi ý thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong 1 tuần chuẩn khoa học

Gợi ý thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong 1 tuần chuẩn khoa học

Trong giai đoạn thai kỳ, dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng, đặc biệt với ...
Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, ăn chỉ vào con không vào mẹ

Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, ăn chỉ vào con không vào mẹ

Chế độ ăn uống trong thai kỳ luôn là mối quan tâm lớn của các mẹ ...
Ra máu báo thai có đau lưng không? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thai có đau lưng không? Chuyên gia giải đáp

“Ra máu báo thai có đau lưng không?” là thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? TOP 5 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? TOP 5 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý đến chế độ ăn uống để ...
Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi? Gợi ý top 10 thực phẩm cho mẹ

Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi? Gợi ý top 10 thực phẩm cho mẹ

Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi mà lại ngon lành, dễ kiếm? Mẹ có ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ
10/10/2024
0 lượt xem

Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Nước ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, nhưng tình trạng dư ối ...
Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ
10/10/2024
3 lượt xem

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư ối, thì "cách uống nước ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ
09/10/2024
9 lượt xem

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang trong thời gian ...
Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý
09/10/2024
12 lượt xem

Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý

Các chuyên gia phụ sản đã khẳng định, tình trạng thiểu ối 3 tháng đầu là vô cùng nguy hiểm cho ...
Máu báo thai như thế nào? Những vấn đề lưu ý khi ra máu báo thai
08/10/2024
20 lượt xem

Máu báo thai như thế nào? Những vấn đề lưu ý khi ra máu báo thai

Máu báo thai như thế nào là bình thường? Chị em cần lưu ý gì khi thấy xuất hiện máu báo ...
Máu báo thai có mùi tanh không? Giải đáp cho mẹ
08/10/2024
12 lượt xem

Máu báo thai có mùi tanh không? Giải đáp cho mẹ

Máu báo thai có mùi tanh không, màu sắc thế nào là câu hỏi nhiều chị em phụ nữ thắc mắc. ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure