Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Thai nhi 24 tuần - sự phát triển của bé, những thay đổi của cơ thể mẹ và cách đối phó với các nguy cơ

06:07 | 17/06/2017
271 lượt xem

Ở giai đoạn thai nhi 24 tuần tuổi, tử cung của bạn đang to dần và bạn đang hy vọng sớm được bế bé yêu của mình trên tay. Mang thai và làm mẹ là những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc đời của bạn và cho dù bạn có kế hoạch mang thai hay không, bạn luôn xứng đáng được hạnh phúc và tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời này. 

Đương nhiên những trải nghiệm tuyệt vời cũng có thể sẽ là những thử thách với những thay đổi về thể chất, tinh thần và cảm xúc của hành trình làm Mẹ. Không cần phải lo lắng bạn đủ mạnh mẽ để vượt qua tất cả các thử thách đó.
 

Thay đổi trong cơ thể bạn

Tất cả những thay đổi về tâm lý, cảm xúc và thể chất sẽ là khác nhau giữa mỗi một phụ nữ. Vì vậy, đừng lo lắng quá nhiều về những thay đổi có phần tiêu cực mà cơ thể bạn phải chịu đựng - như những vết rạn da, hay mẩn ngứa trên bụng, hay là trĩ,.…vv. biết đâu bạn sẽ là người may mắn thoát khỏi chúng. Và phải thừa nhận rằng cái bụng bầu tròn trĩnh luôn là một thay đổi đẹp mà ai cũng yêu thích.

Dưới đây là một số thay đổi chính mà bạn sẽ được nhìn thấy khi trải qua mang thai tuần 24 của thai kỳ:

1. Mang thai và khả năng thị lực:
Không có nhiều bà mẹ biết về những thay đổi xảy ra đối với đôi mắt và thị lực trong thời kỳ mang thai.  
  • Trong thời kỳ mang thai, thị lực của bạn bị ảnh hưởng bởi những thay đổi thể chất và hormone đang diễn ra trong cơ thể bạn.
  • Tích nước là một đặc điểm phổ biến của thai kỳ, ảnh hưởng tới độ dày và độ cong của giác mạc.
  • Bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này, trừ khi bạn thấy rằng đôi mắt kính của bạn chẳng giúp ích được gì nhiều.
  • Mắt khô là một vấn đề mà bạn gặp phải trong mang thai. 
  • Thường thì thay đổi này là không đáng kể và nó sẽ tự trở lại như ban đầu sau khi bé chào đời.
  • Nếu sự thay đổi về thị lực gây nhiều phiền phức cho bạn thì hãy thông báo cho bác sĩ hoặc các chuyên viên chăm sóc sức khoẻ để giúp bạn đưa ra hướng giải quyết đúng đắn và kịp thời, bởi đôi khi nó cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc đái tháo đường thai kỳ.
2. Bệnh Trĩ 
Mắc bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai là một trong những thay đổi không mong muốn của bất cứ người phụ nữ nào. Mang thai tuần 24, mẹ hãy cùng tìm hiểu về chứng bệnh đáng ghét này nhé!

Nếu bạn đã từng bị bệnh trĩ trước đó thì trong quá trình mang thai bệnh trĩ sẽ tái phát nặng hơn và ngược lại nếu bạn chưa từng mắc chứng bệnh này thì có thể đây sẽ là lần đâu tiên.
  • Chứng bệnh này cũng có thể mắc phải khi bạn cố gắng sinh em bé ra bằng việc rặn đẻ.
  • Trĩ cũng có thể xảy ra khi bạn bị táo bón trong thời gian cho con bú bởi sự mất nước.
  • Thiếu chất xơ và nước trong chế độ ăn uống của bạn có thể dẫn tới táo bón và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Sự phát triển của thai nhi gây ra áp lực đè lên các tĩnh mạch bên dưới tử cung là một trong những nguyên nhân chính của trĩ.
  • Một tin tốt là vấn đề về bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai thường tự biến mất sau khi sinh.
  • Tỷ lệ bạn sẽ có thể phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng do bệnh trĩ gây ra chỉ là 1:40
  • Nếu bệnh trĩ trở nên trầm trọng, phân có thể lẫn máu, lúc này cần sự can thiệp của y khoa.
3. Những thử thách về tâm lý và cảm xúc:
Giai đoạn thai nhi 24 tuần tuổi và nói chung cả quá trình mang thai, bạn có thể trải qua những căng thẳng mệt mỏi và bắt đầu lo lắng về những điều sẽ xảy ra như là:
  • Liệu rằng mình có thể giảm được số cân đã tăng lên trong khi mang thai hay không.
  • Những thay đổi trên cơ thể có làm cho mình kém hấp dẫn hơn không.
  • Cơn đau đẻ sẽ khủng khiếp như thế nào.
  • Không biết là việc sinh nở có mẹ tròn con vuông hay không
  • Liệu rằng có cần phải sinh mổ hay không
  • Phải giải quyết những vấn đề trong việc nuôi dạy con cái mà không phạm phải sai lầm.
  • Bạn và bạn đời của bạn có thể phải đối mặt với nhu cầu tài chính khi cố gắng nuôi dưỡng con của bạn một cách hoàn hảo nhất.
Mang thai tuần 24, bạn hãy nói chuyện với người bạn đời hay người nào đó thân thiết với bạn về những lo lắng đang làm bạn mất ngủ. Bên cạnh đó bạn cũng nên thử ngồi thiền hoặc tập Yoga để giải toả những căng thẳng.

4. Những thay đổi trong cơ thể bạn
Cơ thể của bạn sẽ trải qua những thay đổi dưới đây khi thai nhi 24 tuần:
  • Bạn có thể phải đối phó với sự ngứa ngáy trên ngực và bụng do sự căng da.
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Chứng phù nề nếu có hiện tượng tích nước trong cơ thể.
  • Thay đổi về khả năng thị lực
  • Táo bón, đặc biệt là khi bạn không uống đủ nước và chế độ ăn uống thiếu chất xơ.
  • Những vết rạn da trên bụng ngực và hông.
  • Chứng ợ nóng

Sự phát triển của thai nhi 24 tuần tuổi

Giờ thì chắc hẳn bạn sẽ hài lòng với những gì được nhìn thấy trên màn hình máy siêu âm khi thai nhi 24 tuần.
  • Có sự phát triển vượt bậc trong não bộ của bé.
  • Phổi đang dần hoàn thiện khi mà những nhánh của phổi chính bắt đầu hình thành.
  • Bé bắt đầu hít thở bằng việc nuốt dịch ối vào trong phổi
  • Da của em bé bị mất độ trong suốt và trở nên đục hơn.
  • Mao mạch máu nhỏ bắt đầu được hình thành.
  • Đến thời điểm mang thai tuần 24, bạn nhận thấy những hoạt động của bé trong bụng sẽ gia tăng cả về cường độ và tần suất. Các cú đấm và đá không còn nhẹ như trước nữa.
  • Chất béo bắt đầu lắng đọng dưới da, để giúp bé có thể giữ nhiệt và thích nghi với nhiệt độ bên ngoài tử cung sau khi sinh.
  • Mỗi tuần bé đạt được gần 90 gram trọng lượng.
  • Mí mắt của bé đã trở nên khá rõ ràng và tất cả các nét, đặc điểm của khuôn mặt đã hình thành.
  • Cơ, xương và các cơ quan khác tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Bạn cũng có thể thấy những nếp nhăn trên gan bàn tay của bé.
Kích thước của thai nhi 24 tuần tuổi:
Bé có có kích thước bằng quả bưởi cỡ lớn và nặng khoảng 600 gram. Bé có chiều dài khoảng 30 cm từ đầu cho đến gót chân.

Các cách chăm sóc
A. Nếu bạn là một người phụ nữ thiên về sự nghiệp, hãy lên kế hoạch nghỉ thai sản của bạn một cách cụ thể. Tìm hiểu các chính sách của công ty về vấn đề này để đảm bảo các quyền lợi.

B. Nếu bạn đang bị chứng ợ nóng hoặc ợ chua, hãy thử các mẹo sau để giảm bớt hoặc xử lý các vấn đề này:
  • Thay vì ăn ba bữa chính một ngày thì hãy chia thành nhiều bữa nhỏ, bạn nên ăn 6-7 bữa nhỏ một ngày
  • Hãy ăn từ từ và nhai kỹ.
  • Đừng lên giường ngay sau khi bạn ăn xong.
  • Nước và các chất lỏng cũng như các đồ ăn chứa nhiều nước sẽ tốt cho sức khoẻ của bạn nhưng không nên uống quá nhiều trong bữa ăn. Uống nhiều chất lỏng trong khi ăn sẽ làm tăng nguy cơ ợ nóng và ợ chua.
  • Để tâm trí của bạn thoải mái khi ngủ.
  • Tránh mặc những loại quần áo ôm sát cơ thể 
  • Hãy báo cho các cơ sở y tế khi thấy các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của bạn.
  • Hạn chế tối đa các đồ ăn cay nóng hoặc chiên nhiều dầu mỡ.

Lời khuyên cho cha

Lo lắng và căng thẳng là điều không thể tránh khỏi mặc dù bạn không mang em bé trong bụng.
  • Khi thai nhi 24 tuần tuổi, bé bắt đầu hình thành tính cách vì vậy hãy tìm cách để giúp bạn và người bạn đời giảm stress, trở nên vui vẻ.
  • Đừng để mọi cuộc trò chuyện đều liên quan đến con bạn. Hãy trò chuyện và quan tâm đến vợ bạn nhiều hơn
  • Mang thai là quãng thời gian khó khăn, nhưng nó cũng là một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất! Vì thế hãy tận hưởng và trân trọng hành trình kỳ diệu này.

► Xem tiếp: ​Thai nhi 25 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu ăn gì để thai to, con đủ chất trong suốt thai kỳ? Theo các ...
Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì luôn là câu hỏi được nhiều chị em mang thai ...
Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết

Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh mắc phải ở mẹ bầu do rối loạn chuyển ...
Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Nguyên nhân dư ối có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, từ mẹ ...
Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Nước ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, ...
Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp
30/11/2024
20 lượt xem

Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp

Không có máu báo thai liệu có thai không đang là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ hiện ...
Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ
27/11/2024
31 lượt xem

Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa thường không rõ ràng và rất khó nhận biết. Điển hình nhất là hiện ...
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?
27/11/2024
29 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân luôn là chủ đề được bàn tán sôi nổi. Theo khuyến ...
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?
26/11/2024
36 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?

Trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Các bác sĩ cho biết rằng, mẹ ...
Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết
25/11/2024
38 lượt xem

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết

Rỉ ối 3 tháng đầu có thể khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, nhưng nếu nắm rõ dấu hiệu và cách ...
Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp
25/11/2024
38 lượt xem

Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thường là dấu hiệu cho thấy trứng đã thụ tinh và quá trình làm tổ bắt đầu. Vậy, ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure