Mẹ nên bổ sung DHA hay Omega 3 cho bé? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, DHA và Omega 3 đều được xếp vào top những dưỡng chất cần có để con yêu phát triển ổn định. Thế nhưng, việc ưu tiên nên bổ sung DHA hay Omega 3 cho bé hơn sẽ tùy thuộc vào mong muốn ba mẹ và hiện trạng sức khỏe của con. Cụ thể:
- Nếu phụ huynh muốn tập trung thúc đẩy não bộ bé hoàn thiện, phát triển nhận thức tốt, thị lực sáng khỏe, việc bổ sung DHA sẽ nên ưu tiên.
- Trường hợp ba mẹ mong con yêu được phát triển toàn diện về sức khỏe tổng thể, lúc này ba mẹ nên cho con uống omega 3.
DHA và omega 3 có điểm gì giống và khác nhau? Sau đây là giải đáp chi tiết:
Omega 3 là axit béo không no, rất quan trọng cho sức khỏe con trẻ. Nhóm axit béo omega 3 sẽ gồm 3 vi chất điển hình: DHA, EPA, ALA. Theo các nghiên cứu khoa học, cơ thể trẻ sẽ không thể tự tổng hợp được omega 3. Do vậy, ba mẹ cần chủ động bổ sung qua khẩu phần ăn hàng ngày và thực phẩm chức năng. Một số tác dụng của omega 3 với trẻ em như:
- Omega 3 đóng vai trò như một hàng rào vững chắc giúp bảo vệ tế bào thần kinh và não bộ của trẻ.
- Axit béo omega 3 hỗ trợ ngăn ngừa chất oxy hóa, chống lại các tác nhân gây hại.
- Dưỡng chất omega 3 có tác dụng giảm viêm, đặc biệt tình trạng viêm da và viêm khớp.
- Omega 3 giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, thúc đẩy não bộ hoạt động hiệu quả.
- Omega 3 còn giúp nâng cao sức đề kháng, khả năng miễn dịch cho trẻ.
- Có khả năng điều hòa tâm lý, đặc biệt với những đối tượng mắc bệnh trầm cảm.
- Bổ sung omega 3 thường được phối hợp trong quá trình chữa trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch, bệnh máu nhiễm mỡ,...
Xem thêm:
Bổ sung omega 3 cho trẻ thế nào? Hướng dẫn từ A - Z cho mẹ
DHA là axit béo nằm trong nhóm omega 3. Tác dụng nổi bật nhất của DHA là hỗ trợ hệ thần kinh và thị lực con phát triển tối ưu.
- DHA là thành phần quan trọng cấu tạo nên các nơron thần kinh, chiếm tỷ lệ cao (15-20%) trong chất xám. Do vậy, việc bổ sung DHA ảnh hưởng rất nhiều đến trí tuệ của trẻ.
- Trong võng mạc của đôi mắt, DHA cũng chiếm tới 60% thành phần.
- DHA là hợp chất quan trọng hỗ trợ quá trình điều hòa tín hiệu thần kinh, tăng độ nhạy bén của các nơron thần kinh.
- Axit béo DHA giúp nâng cao tư duy và điều hòa cảm xúc, cả chỉ số IQ và EQ.
- DHA sẽ giữ cho đôi mắt con không bị khô, không bị mờ, hạn chế mỏi mắt và duy trì đôi mắt sáng khỏe.
- Thông thường, DHA được bổ sung kết hợp với các phác đồ điều trị bệnh lý ADHD, chứng trầm cảm ở trẻ,...
Tiêu chí |
Axit béo omega 3 (Gồm: ALA, EPA, DHA) |
DHA |
Ưu điểm |
- Nguồn tổng hợp các axit béo lành mạnh và thiết yếu cho trẻ, gồm ALA, EPA và DHA. - Omega 3 là thành phần hỗ trợ đắc lực cho hệ tim mạch, hệ miễn dịch và cả sức khỏe tổng thể cho con. - Việc bổ sung omega 3 phù hợp nhất cho người trưởng thành và người già, ưu tiên bảo vệ sức khỏe toàn diện. |
- DHA có thể truyền từ máu của mẹ sang thai nhi, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho bào thai. - Việc bổ sung DHA sẽ thúc đẩy trực tiếp hoạt động của não bộ, tăng cường trí nhớ và sức khỏe thị lực. - DHA đặc biệt quan trọng với thai nhi và bé yêu dưới 2 tuổi. |
Nhược điểm |
- Cơ thể không có khả năng chuyển toàn bộ các axit béo omega 3 qua nhau thai. - Hiệu quả phát triển não bộ của bé sẽ không cao nếu như hàm lượng DHA trong Omega 3 mẹ bổ sung với tỉ lệ thấp. - Khả năng chuyển hóa từ ALA trong omega 3 sang DHA thường không cao. - Nếu mẹ cho con uống Omega 3 có nguồn gốc thực vật thường bị thiếu mất dưỡng chất DHA. |
- Việc bổ sung DHA riêng biệt thường bị thiếu hụt các vi chất quan trọng khác cùng trong nhóm axit béo omega 3. - Thực phẩm chức năng chứa DHA khá dễ bị oxy hóa nếu không bảo quản đúng cách. |
Bổ sung đủ liều lượng và đúng cách là hai tiêu chí nhất định phải tuân thủ, nếu mẹ muốn hiệu quả bổ sung DHA và Omega 3 cho bé được tối ưu.
Dưới đây là tỉ lệ DHA và Omega 3 tiêu chuẩn theo nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Độ tuổi |
Liều lượng DHA/ngày |
Liều lượng Omega 3/ngày |
Bé dưới 6 tháng tuổi |
Chiếm 0,1 - 0,18% tổng năng lượng tiêu thụ. Lượng DHA cần bổ sung khoảng 17mg trong mỗi 100 Kcal từ sữa. |
Cần bổ sung khoảng 500 mg mỗi ngày |
Trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi |
10 - 12 mg DHA/ 1kg cân nặng |
Khoảng 600mg omega 3 |
Trẻ từ 2 - 4 tuổi |
100 - 150mg DHA |
700mg omega 3 |
Con từ 4 - 6 tuổi |
Bổ sung 200 - 250mg DHA hàng ngày |
800mg mỗi ngày |
Con từ 6 - 10 tuổi |
> 250mg DHA |
Trung bình 800 - 1000mg mỗi ngày |
Gợi ý các loại thực phẩm giàu omega 3 và DHA, mẹ nên thêm vào khẩu phần ăn cho con:
- Dầu cá được tinh chế từ cá nước lạnh như: Cá hồi, cá trích, cá ngừ,....
- Các món ngon từ thủy hải sản (Tôm, cua, cá,...) chứa rất nhiều axit béo lành mạnh. Mẹ có thể rang, luộc, hấp, nấu cháo hoặc xay bột tùy theo độ tuổi và sở trường ăn uống của trẻ.
- Các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa tươi, sữa chua, sữa non, váng sữa,.... cũng là nguồn cung cấp DHA và omega 3 rất dồi dào.
- Các loại ngũ cốc và hạt khô (đậu phộng, hạnh nhân, óc chó,...) cũng là gợi ý tuyệt vời. Mẹ có thể chế biến thành sữa hạt, trộn cùng sữa chua cho con ăn vào bữa phụ trong ngày.
Ngoài ra, còn rất nhiều thực phẩm giàu DHA và omega-3 khác mẹ nên tham khảo như: Lòng đỏ trứng, đậu hũ, thịt gà, rau xanh,...
Bên cạnh việc bổ sung axit béo từ các món ăn hàng ngày, chuyên gia sức khỏe khuyến khích dung nạp thêm từ các sản phẩm phụ trợ. Dưới đây là các tiêu chí mẹ cần xem xét kỹ lưỡng khi bổ sung và lựa chọn thực phẩm chức năng “chân ái” cho con:
- Thị trường có vô vàn sản phẩm bổ sung Omega 3 và DHA, mẹ cần chú ý chọn sản phẩm chuyên biệt, phù hợp nhất với độ tuổi bé yêu.
- Đảm bảo dùng đúng liều lượng theo chỉ định và hướng dẫn từ y bác sĩ.
- Mẹ nên ưu tiên chọn các sản phẩm chứa thành phần tự nhiên, tinh khiết. Điều này giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng từ tạp chất và kim loại nặng tồn dư trong sản phẩm.
Việc bổ sung DHA và Omega 3 sẽ vô cùng đơn giản và đạt được hiệu quả tối ưu, nếu ba mẹ nắm được các lưu ý sau:
- Cho con dùng DHA, omega 3 trong bữa ăn chứa nhiều chất béo để thúc đẩy khả năng hấp thụ.
- Bổ sung đủ liều lượng phù hợp với độ tuổi, trọng lượng cơ thể, và tình trạng sức khỏe của bé. Mẹ không tự ý cho con uống quá liều, trừ khi có chỉ định đặc biệt từ y bác sĩ.
- Lựa chọn sản phẩm phụ trợ có nguồn gốc rõ ràng, có kiểm định chất lượng và nguồn gốc tự nhiên lành tính.
- Nếu thấy bé có bất cứ biểu hiện khác lạ nào trong hoặc sau khi uống DHA hoặc omega 3, ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Xem thêm:
Liều lượng omega 3 cho trẻ em theo từng độ tuổi: Bổ sung bao nhiêu là đủ?
Lượng DHA cần thiết cho trẻ là bao nhiêu - Nhu cầu dha cho trẻ
Tóm lại, nên bổ sung DHA hay omega 3 cho bé? Chắc chắn mẹ đã có câu trả lời qua bài viết trên. Đừng quên liên hệ với Avisure theo hotline 1800 0016 để được tư vấn về dinh dưỡng cho trẻ.