Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã nhấn mạnh rằng, có đến 7% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Căn bệnh tưởng chừng như quen thuộc này lại mang đến hàng loạt những biến chứng khôn lường như: Tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh non,... thậm chí gây dị tật bẩm sinh.
Mặc dù vậy, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng bệnh lý này có thể được phòng ngừa hiệu quả thông qua thay đổi chế độ ăn uống. Dưới đây là 5 loại thực phẩm mà mẹ cần tránh xa để tránh bị tiểu đường thai kỳ:
Khi nhắc đến chủ đề: “Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?”, chắc chắn phải kể đến những thực phẩm chứa nhiều đường như: Bánh, kẹo, kem, chè, mứt, trái cây sấy, nước ngọt, đường trắng,... Những món ăn vặt hấp dẫn này chính là nguyên nhân hàng đầu khiến đường huyết của mẹ bầu tăng đột biến.
Bên cạnh đó, với những loại trái cây nhiều đường, bao gồm: Mít, sầu riêng, xoài, nhãn,... mẹ cũng cần hạn chế! Thay vì ăn cả quả, mẹ có thể ăn mỗi lần 1 miếng nhỏ. Đồng thời, tránh uống nước ép trái cây nguyên chất mà hãy pha loãng với nước lọc theo tỷ lệ 1:1 để đảm bảo an toàn.
Nước mía, nước dừa tuy ngon và giải khát tốt nhưng lại chứa hàm lượng đường và calo khá cao. Cụ thể, trong một ly nước mía 240ml đã cung cấp đến 183 calo và 50g đường - tương đương với 12 muỗng cà phê. Trong khi đó, các bác sĩ chuyên khoa đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ nên nạp vào cơ thể lượng đường tối đa khoảng 6 - 9 muỗng cà phê/ngày.
Đặc biệt, nếu có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, uống nước mía có thể khiến đường huyết của mẹ tăng cao đột ngột. Từ đó, dẫn đến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm trong và sau thai kỳ cho cả mẹ và bé. Do đó, nếu muốn đa dạng hóa chế độ ăn uống, mẹ chỉ nên uống tối đa 1 ly nước mía/tuần.
Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều thì sẽ khiến đường huyết tăng nhanh. Cũng bởi những loại thực phẩm này có chứa một lượng lớn carbohydrate. Hợp chất này khi đi vào cơ thể sẽ kích thích làm tăng lượng hormone chuyển hóa glucose. Lúc này, chỉ số đường huyết ở mẹ bầu sẽ tăng lên nhanh chóng.
Vì vậy, để giải đáp thắc mắc: “Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?”, các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định rằng, cách tốt nhất để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ là hạn chế ăn quá nhiều tinh bột. Điển hình như: cơm trắng, khoai tây, bánh mì trắng hay mỡ heo, da động vật, nội tạng, kem tươi,... Là những thực phẩm chứa một lượng lớn chất béo bão hòa. Thay vào đó, mẹ có thể chọn gạo lứt, khoai lang hoặc bánh mì nguyên cám để cung cấp năng lượng mà không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Sự tiện lợi và hương vị thơm ngon, hấp dẫn của hamburger, khoai tây chiên, pizza, xúc xích, nước ngọt và đồ uống có gas khiến nhiều mẹ bầu không thể chối từ. Tuy nhiên, đồ ăn nhanh lại chứa nhiều chất béo bão hòa, nghèo dưỡng chất, ít chất xơ, không tốt cho cả mẹ và bé. Thậm chí, một số loại thực phẩm còn được tẩm ướp với phẩm màu hoặc chất phụ gia, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Một lon nước ngọt, soda có chứa đến 40g carbohydrate, trong khi chỉ số GI thuộc nhóm trung bình! GI chính là thang đo phản ánh tốc độ thực phẩm làm tăng đường huyết, và soda, với GI trung bình, có thể khiến lượng đường huyết trong cơ thể tăng lên nhanh chóng.
Hơn nữa, chỉ cần uống một lon soda, mẹ đã dung nạp vào cơ thể đến 150 calo. Việc lạm dụng nước ngọt, nước có gas thường xuyên còn làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì. Điều này không chỉ khiến các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ trở nên nghiêm trọng hơn, mà còn gây ra nhiều bất lợi trong quá trình điều trị bệnh.
Qua bài viết này, các mẹ bầu đã có cái nhìn rõ hơn về chủ đề: “Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?”. Để duy trì sức khỏe tốt trong suốt thời gian mang thai, ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, mẹ cũng đừng quên bổ sung đủ nước và duy trì hoạt động thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Những thay đổi nhỏ này sẽ giúp mẹ kiểm soát tình trạng tiểu đường thai kỳ hiệu quả, mang đến một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn cho cả mẹ và bé.